Câu hỏi:
11/07/2024 487
Trình bày bối cảnh lịch sử và diễn biến chính của phong trào dân tộc 1905 - 1908 ở Ấn Độ. Rút ra nhận xét về tính chất, đặc điểm và ý nghĩa của phong trào đó.
Trình bày bối cảnh lịch sử và diễn biến chính của phong trào dân tộc 1905 - 1908 ở Ấn Độ. Rút ra nhận xét về tính chất, đặc điểm và ý nghĩa của phong trào đó.
Quảng cáo
Trả lời:
* Bối cảnh lịch sử:
- Nền thống trị của thực dân Anh ở Ấn Độ làm cho mâu thuẫn dân tộc và giai cấp ngày càng trở nên gay gắt.
- Năm 1885, Đảng Quốc Đại - chính đảng của giai cấp tư sản Ấn Độ thành lập, đưa giai cấp tư sản Ấn Độ bước lên vũ đài chính trị. Phái dân chủ cấp tiến trong Đảng, do Ti-lắc đứng đầu, chủ trương phát động nhân dân đấu tranh lật đổ ách thống trị của Anh, giành độc lập dân tộc.
- Năm 1905, thực dân Anh thực hiện đạo luật chia đôi xứ Ben-gan trên cơ sở tôn giáo. Đạo luật đó gây bất bình trong nhân dân, châm ngòi cho một cao trào đấu tranh mới ở Ấn Độ.
* Diến biến chính:
+ Để phản đối đạo luật chia cắt Ben-gan, ngày 16-10 -1905, hơn 10 vạn nhân dân Ấn Độ kéo đến bờ sông Hằng làm lễ tuyên thệ tỏ rõ ý chí đoàn kết, thống nhất với khẩu hiệu “Ấn Độ của người Ấn Độ”.
+ Tháng 6/1908, thực dân Anh bắt và kết án Ti-lắc 6 năm tù. Phản đối bản án, hàng vạn công nhân ở Bom bay tổng bãi công chính trị trong 6 ngày, xây dựng chiến lũy, thành lập các đơn vị chiến đấu...Cuộc đấu tranh lan rộng ra các thành phố. Thực dân Anh phải thu hồi đạo luật chia cắt Ben-gan.
+ Năm 1908, chính sách chia rẽ của thực dân Anh và sự phân hóa trong Đảng Quốc đại làm cho phong trào tạm ngừng.
* Nhận xét:
- Tính chất: là phong trào cách mạng mang tính dân tộc đậm nét và tính quần chúng rộng rãi.
- Đặc điểm: là phong trào dân tộc do một bộ phận giai cấp tư sản lãnh đạo; thu hút đông đảo nhân dân tham gia, lần đầu tiên công nhân tham gia vào phong trào dân tộc; diễn ra dưới nhiều hình thức phong phú và quyết liệt.
- Ý nghĩa:
+ Thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí chống ngoại xâm bất khuất của nhân dân Ấn Độ
+ Đánh dấu sự thức tỉnh của nhân dân Ấn Độ, hòa chung vào trào lưu dân tộc dân chủ của nhiều nước châu Á trong những năm đầu thế kỉ XXHot: Học hè online Toán, Văn, Anh...lớp 1-12 tại Vietjack với hơn 1 triệu bài tập có đáp án. Học ngay
- Trọng tâm Hóa học 11 dùng cho cả 3 bộ sách Kết nối, Cánh diều, Chân trời sáng tạo VietJack - Sách 2025 ( 58.000₫ )
- Sách - Sổ tay kiến thức trọng tâm Vật lí 11 VietJack - Sách 2025 theo chương trình mới cho 2k8 ( 45.000₫ )
- Sách lớp 11 - Trọng tâm Toán, Lý, Hóa, Sử, Địa lớp 11 3 bộ sách KNTT, CTST, CD VietJack ( 52.000₫ )
- Sách lớp 10 - Combo Trọng tâm Toán, Văn, Anh và Lí, Hóa, Sinh cho cả 3 bộ KNTT, CD, CTST VietJack ( 75.000₫ )
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Lời giải
- Từ giữa thế kỉ XIX, nền độc lập của Xiêm bị đe dọa bởi sự xâm nhập của Anh và Pháp. Vua Ra-ma IV, đặc biệt là Ra-ma V (Chu-la-long-con, ở ngôi từ 1868 - 1910) đã thực hiện nhiều chính sách cải cách:
+ Kinh tế: khuyến khích nông nghiệp phát triển: xóa bỏ chế độ nô lệ vì nợ, giảm thuế ruộng...; khuyến khích tư nhân bỏ vốn kinh doanh công thương nghiệp, xây dựng nhà máy, mở hiệu buôn, ngân hàng...
+ Chính trị - xã hội: cải cách bộ máy hành chính, quân đội, giáo dục... theo khuôn mẫu phương Tây. Thành lập Hội đồng nhà nước hoạt động gần như nghị viện, bộ máy hành pháp triều đình thay bằng Hội đồng chính phủ có 12 Bộ trưởng. Quân đội được trang bị và huấn luyện theo phương pháp hiện đại...
+ Đối ngoại: thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo, khôn khéo (lợi dụng vị trí nước “đệm” giữa Anh và Pháp, cắt nhượng một số vùng đất phụ thuộc (vốn là lãnh thổ của Lào, Cam-pu-chia, Miến Điện) để giữ gìn chủ quyền.
- Ý nghĩa:
+ Đưa đất nước phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa và giữ được độc lập, mặc dù bị lệ thuộc nhiều vào Anh và Pháp về kinh tế, chính trị.
+ Là nước duy nhất ở Đông Nam Á không mất độc lập trước sự xâm nhập của chủ nghĩa thực dân.
Lời giải
* Nguyên nhân thực dân phương Tây đẩy mạnh xâm lược các nước Đông Nam Á từ giữa thế kỉ XIX:
- Từ giữa thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản chuyển mạnh sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, nhu cầu về nguyên liệu, nhân công, thị trường đặt ra ngày càng cấp thiết. Do đó, các nước tư bản phương Tây chạy đua sang phương Đông (trong đó có khu vực Đông Nam Á) để xâm lược thuộc địa.
- Đông Nam Á là một khu vực rộng lớn, giàu tài nguyên, đông dân, có vị trí chiến lược quan trọng. Từ nửa sau thế kỉ XVIII, chế độ phong kiến các nước khu vực này đang lâm vào khủng hoảng trầm trọng. Lợi dụng cơ hội đó, chủ nghĩa thực dân phương Tây đẩy mạnh xâm lược và xâm chiếm...
* Yêu cầu lịch sử đặt ra:
Nhanh chóng tiến hành duy tân, cải cách toàn diện để đưa đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng, lạc hậu và phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa. Từ đó, có đủ thế và lực để đương đầu với sự xâm nhập của chủ nghĩa thực dân, bảo vệ nền độc lập dân tộc.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.