Câu hỏi:
11/07/2024 2,261Em hãy tìm hiểu và đưa ra 3 thông tin về những tác động của giá xăng, dầu tăng lên đối với cuộc sống của người dân ở địa phương.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
- 3 thông tin về những tác động của giá xăng, dầu tăng lên đối với cuộc sống của người dân ở địa phương:
+ Xăng tăng giá tác động không nhỏ đến các dịch vụ vận tải, đặc biệt là những người thường xuyên sử dụng ô tô, xe máy để mưu sinh như các tài xế, xe ôm công nghệ. Anh Nguyễn Văn Cường, một lái xe ôm công nghệ cho biết, xăng tăng từ 22.000 đồng rồi lên 26.000 đồng giờ lên hơn 30.000/lít là cao quá. Trước đây giá xăng chỉ có hơn 20.000 đồng/lít, thu nhập một ngày được khoảng 150.000 – 200.000 đồng nhưng giờ giá xăng tăng nên thu nhập trừ chi phí chỉ còn từ 120.000-140.000 đồng. Nếu mọi khi thu nhập được khoảng 200.000 đồng có thể mua gạo, thịt, rau nhưng giờ tiền xăng chiếm mất 1/3 nên ăn uống cũng phải giảm đi.
+ Bác Phạm Thị Hoàn, tiểu thương chợ Nguyễn Công Trứ, ở quận Hai Bà Trưng - Hà Nội cha sẻ, mặt hàng nào cũng được điều chỉnh tăng giá nguyên nhân là do chi phí vận chuyển tăng cao. Nếu không tăng giá thì không có lãi nhưng nếu tăng nhiều quá thì lại không có khách mua. Vào thời điểm này, kinh doanh rất khó khăn, vì 2 năm qua đã bị ảnh hưởng của dịch COVID-19 rồi nay giá xăng lại tăng chóng mặt.
+ Qua khảo sát tại các chợ truyền thống như chợ Hôm Đức Viên, Mùng 8/3, Trại Găng, Kim Liên, Nguyễn Công Trứ, Thành Công, Hàng Bè... thấy giá các loại rau xanh, củ quả đều tăng giá mạnh, như bắp cải tăng từ 7.000 - 15.000 đồng/kg; cải xoong từ 10.000 - 15.000 đồng/mớ; khoai tây từ 10.000 -17.000 đồng/kg. Xăng tăng giá khiến thực phâm rhafng hóa cũng tăng. Giá cả tăng khiến các bà nội trợ cũng phải đau đầu tính toán chi li cho từng bữa ăn gia đình, vừa đảm bảo sức khỏe vừa hợp túi tiền.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Đâu không phải là chức năng của giá cả thị trường?
□ a. Chức năng thông tin
□ b. Chức năng lưu thông hàng hoá
□ c. Chức năng phân bổ các nguồn lực
□ d. Công cụ để Nhà nước thực hiện quản lý Nhà nước
Câu 2:
Hành vi của chủ thể kinh tế nào sau đây không đúng?
□ a. Doanh nghiệp T tăng giá bán gas vì nhà cung cấp tăng giá.
□ b. Khi giá hoa hồng tăng lên, nhiều hộ nông dân mở rộng quy mô trồng hoa
□ c. Cửa hàng B ngừng bán xăng và treo biển “Hết xăng" khi thấy thông tin xăng tăng giá.
□ d. Cửa hàng trà sữa I tính thêm chi phí vào giá hàng hoá đối với dịch vụ giao hàng tận nơi.
Câu 3:
Giá cả hàng hoá được hiểu là
□ a. biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá.
□ b. biểu hiện bằng tiền của giá trị sử dụng.
□ c. giá trị sử dụng của hàng hoá được biểu hiện bằng một lượng tiền
□ d. giá trị trao đổi được biểu hiện bằng tiền.
Câu 4:
Giá cả thị trường là
□ a. số tiền phải trả cho một hàng hoá để bù đắp chi phí sản xuất và lưu thông hàng hoá đó.
□ b. giá cả hàng hoá do người mua quyết định trên thị trường tại một thời điểm, địa điểm nhất định.
□ c. giá bán thực tế của hàng hoá do người bán quyết định tại một thời điểm, địa điểm nhất định.
□ d. giá bán thực tế của hàng hoá do tác động qua lại giữa các chủ thể kinh tế trên thị trường tại một thời điểm, địa điểm nhất định.
Câu 5:
Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây?Vì sao?
a. Trên thị trường, giá cả luôn cao hơn giá trị của hàng hoá.
b. Giá cả quyết định bởi giá trị hàng hoá, giá trị của tiền tệ và quan hệ cung cầu.
c. Khi giá cả của hàng hoá tăng lên sẽ kích thích nhu cầu của người tiêu dùng.
d. Sự biến động của giá cả sẽ điều tiết yếu tố sản xuất từ ngành này sang ngành khác.
Câu 6:
Điền các từ còn thiếu vào chỗ trống.
- Khi giá cả của một hàng hoá .................. sẽ kích thích xã hội sản xuất ra hàng hoá đó nhiều hơn nhưng lại làm nhu cầu của người tiêu dùng về hàng hoá đó ......................
- Khi giá cả của một hàng hoá .................., nhà sản xuất thu hẹp sản xuất nhưng nhu cầu của người tiêu dùng về hàng hoá đó có xu hướng ………….
Câu 7:
Chức năng của giá cả là
□ a. cung cấp thông tin nhằm tạo ra cơ chế phân bổ nguồn lực của nền kinh tế.
□ b. duy trì sự ổn định và phát triển kinh tế.
□ c. tạo ra nguồn của cải vật chất và tinh thần cho người tiêu dùng.
□ d. tạo lập nguồn vốn cho người sản xuất, góp phần tăng trưởng kinh tế.
25 câu Trắc nghiệm KTPL 10 Kết nối tri thức Bài 7 có đáp án
25 câu Trắc nghiệm KTPL 10 Kết nối tri thức Bài 6 có đáp án
25 câu Trắc nghiệm KTPL 10 Kết nối tri thức Bài 8 có đáp án
20 câu Trắc nghiệm KTPL 10 Kết nối tri thức Bài 5 có đáp án
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Kinh tế và Pháp luật 10 có đáp án - Đề 1
Đề kiểm tra giữa kì 1 KTPL 10 năm 2023 có đáp án (Đề 1)
25 câu Trắc nghiệm KTPL 10 Kết nối tri thức Bài 9 có đáp án
25 câu Trắc nghiệm KTPL 10 Kết nối tri thức Bài 1 có đáp án
về câu hỏi!