Câu hỏi:

11/07/2024 3,957

Cho hình lăng trụ đứng tứ giác ABCD.MNPQ có đáy là hình thang ABCD vuông tại B (AD song song với BC) với AB = 20 cm, AD = 11 cm, BC = 15 cm (Hình 21).

Media VietJack

Tính tỉ số giữa thể tích của hình lăng trụ đứng tam giác ABC.MNP và thể tích của hình lăng trụ đứng tứ giác ABCD.MNPQ.

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

Lời giải

• Diện tích đáy tam giác ABC vuông tại B là:

SABC = \(\frac{1}{2}\)AB.BC = \(\frac{1}{2}\).20.15 = 150 (cm2).

Thể tích của hình lăng trụ đứng tam giác ABC.MNP là:

SABC.BN (cm3).

• Diện tích đáy hình thang ABCD vuông tại B là:

SABCD = \(\frac{1}{2}\)(AD + BC).AB = \(\frac{1}{2}\).(11 + 15).20 = 260 (cm2).

Thể tích của hình lăng trụ đứng tứ giác ABCD.MNPQ là:

SABCD.BN (cm3).

Tỉ số giữa thể tích của hình lăng trụ đứng tam giác ABC.MNP và thể tích của hình lăng trụ đứng tứ giác ABCD.MNPQ là:

\(\frac{{{V_{ABC.MNP}}}}{{{V_{ABCD.MNPQ}}}} = \frac{{{S_{ABC}}.BN}}{{{S_{ABCD}}.BN}} = \frac{{{S_{ABC}}}}{{{S_{ABCD}}}} = \frac{{150}}{{260}} = \frac{{15}}{{26}}.\)

Vậy tỉ số cần tìm bằng \(\frac{{15}}{{26}}.\)

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Lời giải

Lời giải

Diện tích đáy ABC của hình lăng trụ là:

25 : 5 = 5 (cm2).

Công thức tính diện tích đáy là tam giác ABC vuông tại B là:

SABC = \(\frac{1}{2}.\)AB.BC

Do đó độ dài cạnh BC là:

BC = \(\frac{{2{S_{ABC}}}}{{AB}} = \frac{{2.5}}{2}\) = 5 (cm).

Vậy độ dài cạnh BC là 5 cm.

Lời giải

Lời giải

a) Hình lăng trụ đứng tam giác có 4 cạnh, 6 đỉnh là phát biểu sai vì hình lăng trụ đứng tam giác có 9 cạnh, 6 đỉnh.

b) Hình lăng trụ đứng tam giác có 5 mặt, 5 đỉnh là phát biểu sai vì hình lăng trụ đứng tam giác có 5 mặt, 6 đỉnh.

c) Hình lăng trụ đứng tam giác có 4 mặt, 5 đỉnh là phát biểu sai vì hình lăng trụ đứng tam giác có 5 mặt, 6 đỉnh.

d) Hình lăng trụ đứng tam giác có 5 mặt, 6 đỉnh là phát biểu đúng.

Vậy trong các phát biểu trên, phát biểu a, b, c là phát biểu sai; phát biểu d là phát biểu đúng.