Kết nối tri thức
Cánh diều
Chân trời sáng tạo
Môn học
Chương trình khác
43 lượt thi 10 câu hỏi 45 phút
311 lượt thi
Thi ngay
181 lượt thi
159 lượt thi
171 lượt thi
201 lượt thi
186 lượt thi
237 lượt thi
158 lượt thi
246 lượt thi
270 lượt thi
Câu 1:
Tục ngữ là gì?
A. Là cách nói phóng đại mức độ, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả nhằm gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm
B. Là những cụm từ ngắn gọn, hàm súc, thường có vần điệu, có hình ảnh, giúp cho lời ăn tiếng nói thêm sâu sắc, sinh động, có tính biểu cảm cáo
C. Là những câu nói dân gian ngắn gọn, hàm súc, thường có vần điệu, có hình ảnh, nhằm đúc kết kinh nghiệm về thế giới tự nhiên và đời sống con người
D. Là dùng cách diễn đạt tế nhị, khéo léo nhằm tránh gây cảm giác quá đau buồn, nặng nề hoặc tránh sự thô tục, thiếu lịch sự
Câu 2:
Về nội dung, tục ngữ thể hiện điều gì?
A. Những kinh nghiệm của nhân dân về thiên nhiên, lao động sản xuất, con người và xã hội
B. Mượn chuyện về loài vật, đồ vật, cây cỏ,… làm ẩn dụ, hoặc chính chuyện con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện đời, chuyện người, nhằm nêu lên bài học luân lí
C. Những câu chuyện tưởng tượng xoay quanh một số nhân vật quen thuộc như nhân vật tài giỏi, nhân vật dũng sĩ người mồ côi, người em út… và cả những câu chuyện về các con vật nói năng và hoạt động như con người
D. Kể về sự kiện và nhân vật lịch sử (hoặc có liên quan đến lịch sử), phần lớn theo xu hướng lí tưởng hóa, qua đó thể hiện sự ngưỡng mộ và tôn vinh của nhân dân đối với những người có công với đất nước, dân tộc hoặc cộng đồng cư dân của một vùng
Câu 3:
Về hình thức, tục ngữ có các đặc điểm gì?
A. Thường ngắn gọn, có nhịp điệu, hình ảnh
B. Hầu hết đều có vần và thường có hai vế trở lên
C. Thường đa nghĩa nhờ sử dụng các biện pháp tu từ
D. Tất cả đáp án trên
Câu 4:
Ý nghĩa nào đúng nhất có trong câu tục ngữ “Không thầy đố mày làm nên”.
A. Ý nghĩa khuyên nhủ
B. Ý nghĩa phê phán
C. Ý nghĩa thách đố
D. Ý nghĩa ca ngợi
Câu 5:
Nội dung của hai câu tục ngữ “Không thầy đố mày làm nên” và “Học thầy không tày học bạn” có mối quan hệ như thế nào?
A. Hoàn toàn trái ngược nhau
B. Bổ sung ý nghĩa cho nhau
C. Hoàn toàn giống nhau
D. Gần nghĩa với nhau
Câu 6:
Câu nào không phải là tục ngữ?
A. Khoai ruộng lạ, mạ ruộng quen
B. Một nắng hai sương
C. Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa
D. Thân em như tấm lụa đào
Câu 7:
Câu tục ngữ: “Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt” diễn tả điều gì?
A. Tháng bảy kiến bò, là có nắng to
B. Tháng bảy có kiến bò thì hết lo lũ lụt
C. Người dân lo sợ mưa to lũ lụt
D. Tháng bảy (ở miền Bắc) hễ nhìn thấy kiến bò hàng đàn lên tường là dự báo sắp có mưa to, lũ lớn xảy ra
Câu 8:
Câu tục ngữ nào dưới đây có ý nghĩa khuyên người dân lao động dự đoán được thời tiết, để chủ động trong việc gieo trồng, gặt hái, cày bừa..?
A. Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa
B. Tấc đất tấc vàng
C. Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống
D. Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền
Câu 9:
Câu tục ngữ nào sau đây mang ý nghĩa coi trọng công ơn của thế hệ đi trước?
A. Được chim bẻ ná, được cá quên nơm
B. Ăn cây táo, rào cây sung
C. Ăn cháo đá bát
D. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Câu 10:
Câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm” khuyên con người điều gì?
A. Nếu cuộc sống đói rách cần giữ gìn bản thân luôn sạch sẽ
B. Cuộc sống nghèo khổ vẫn phải sống cho trong sạch, giữ gìn nhân cách tốt đẹp
C. Luôn cố gắng phấn đấu, nỗ lực học hành để vượt qua hoàn cảnh khó khăn
D. Luôn coi trọng đạo lí làm người, nhớ ơn những người có công ơn với mình
9 Đánh giá
50%
40%
0%
Hoặc
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập ngay
Bằng cách đăng ký, bạn đã đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
-- hoặc --
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Đăng nhập để bắt đầu sử dụng dịch vụ của chúng tôi.
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký
Bằng cách đăng ký, bạn đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
084 283 45 85
vietjackteam@gmail.com