Đăng nhập
Đăng ký
498 lượt thi 25 câu hỏi 60 phút
289 lượt thi
Thi ngay
209 lượt thi
Câu 1:
Địa hình chủ yếu trong cấu trúc địa hình của phần đất liền Việt Nam là
A. đồi núi.
B. đồng bằng.
C. hải đảo.
D. trung du.
Câu 2:
Địa hình nước ta có hướng nghiêng chung nào sau đây?
A. Tây - Đông.
B. Bắc - Nam.
C. Tây Bắc - Đông Nam.
D. Đông Bắc - Tây Nam.
Câu 3:
Địa hình nước ta được nâng cao và phân thành nhiều bậc kế tiếp nhau trong giai đoạn nào dưới đây?
A. Trung sinh.
B. Tiền Cambri.
C. Cổ sinh.
D. Tân kiến tạo.
Câu 4:
Ở Việt Nam, đồng bằng chiếm
A. 2/3 diện tích đất liền.
B. 1/2 diện tích đất liền.
C. 3/4 diện tích đất liền.
D. 1/4 diện tích đất liền.
Câu 5:
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng đặc điểm chung của địa hình nước ta?
A. Địa hình đồi núi cao chiếm phần lớn.
B. Địa hình chịu tác động của con người.
C. Địa hình có tính phân bậc khá rõ rệt.
D. Chịu tác động của khí hậu nhiệt đới ẩm.
Câu 6:
Địa hình nước ta có tính chất phân bậc khá rõ rệt. Điều này được thể hiện thông qua việc
A. đồi núi chiếm 3/4 diện tích đất liền, nhưng chủ yếu là đồi núi thấp.
B. địa hình có hai hướng chính là tây bắc - đông nam và vòng cung.
C. trải qua quá trình địa chất lâu dài; phân thành các bậc kế tiếp nhau.
D. bị phong hóa mạnh mẽ; nhiều nơi bị xâm thực và xuất hiện đê, đập.
Câu 7:
Nước mưa hòa tan với đá vôi tạo nên dạng địa hình đặc trưng nào sau đây?
A. Cac-xtơ.
B. Hầm mỏ.
C. Thềm biển.
D. Đê, đập.
Câu 8:
Quá trình xâm thực, xói mòn ở nước ta diễn ra mạnh mẽ do
A. lượng mưa lớn và tập trung theo mùa.
B. đá dễ phong hóa, tác động từ con người.
C. bề mặt đệm yếu, tác động của nội lực.
D. quá trình hình thành lâu, lượng mưa lớn.
Câu 9:
Ở nước ta, dãy núi nào sau đây chạy theo hướng vòng cung?
A. Con Voi.
B. Hoàng Liên Sơn.
C. Trường Sơn Bắc.
D. Ngân Sơn.
Câu 10:
Ở Việt Nam, các cao nguyên badan phân bố ở vùng nào dưới đây?
A. Đông Bắc.
B. Tây Bắc.
C. Bắc Trung Bộ.
D. Tây Nguyên.
Câu 11:
Nhận định nào sau đây đúng với đặc điểm vùng núi Trường Sơn Bắc?
A. Là vùng đồi núi thấp, độ cao phổ biến dưới 1000m.
B. Địa hình cao nhất nước ta, các cao nguyên hiểm trở.
C. Ít núi trên 2000m, có nhiều nhánh núi đâm ra biển.
D. Chủ yếu là núi, cao nguyên và có hướng vòng cung.
Câu 12:
Khu vực có bờ biển bồi tụ thích phát triển
A. khai thác khoáng sản.
B. nuôi trồng thủy sản.
C. phát triển đường biển.
D. xây dựng cảng biển.
Câu 13:
Các đồng bằng duyên hải ít màu mỡ hơn là do
A. phù sa sông và biển hình thành.
B. phù sa biển và địa hình ven biển.
C. vật liệu bồi đắp đồng bằng rất ít.
D. nhiều dãy núi lan sát với bờ biển.
Câu 14:
Vai trò chủ yếu của hệ thống kênh rạch ở đồng bằng sông Cửu Long là
A. tiêu nước, thau chua, rửa mặn.
B. điều tiết nước, chống lũ quét.
C. hạn chế triều cường, rửa phèn.
D. chống ngập úng, thoát nước.
Câu 15:
“Cao nguyên badan xếp tầng” phân bố chủ yếu ở vùng đồi núi nào của nước ta?
A. Tây Bắc.
B. Đông Bắc.
D. Trường Sơn Nam.
Câu 16:
Tính nhiệt đới của thiên nhiên nước ta được bảo toàn trên phần lớn diện tích lãnh thổ do địa hình nước ta chủ yếu là
A. đồi núi cao.
B. đồi núi thấp.
C. đồng bằng.
D. cao nguyên.
Câu 17:
Đai nhiệt đới gió mùa có loại đất chủ yếu nào sau đây?
A. Phù sa.
B. Feralit.
C. Mùn thô.
D. Cát biển.
Câu 18:
Ở vùng Tây Bắc có mùa đông ngắn và ấm hơn vùng Đông Bắc do ảnh hưởng của dãy núi nào sau đây?
A. Ngân Sơn.
B. Pu Đen Đinh.
C. Đông Triều.
D. Hoàng Liên Sơn.
Câu 19:
Ở đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi không phổ biến loại rừng nào sau đây?
A. Rừng cận nhiệt lá rộng.
B. Rừng lá kim.
C. Rừng nhiệt đới gió mùa.
D. Rừng hỗn giao.
Câu 20:
Ở vùng đồi núi nước ta có địa hình chia cắt phức tạp nên gây khó khăn cho
A. giao thông vận tải.
B. tài chính ngân hàng.
C. cải tạo môi trường.
D. phát triển thủy điện.
Câu 21:
Hoạt động kinh tế nào sau đây là thế mạnh ở khu vực đồi núi?
A. Chăn nuôi gia súc nhỏ, gia cầm.
B. Làm muối và khai thác thủy sản.
C. Trồng cây lương thực, thực phẩm.
D. Trồng cây công nghiệp lâu năm.
Câu 22:
Hoạt động kinh tế nào sau đây là thế mạnh ở vùng biển và thềm lục địa?
Câu 23:
Vùng biển và thềm lục địa ở nước ta có thế mạnh nào sau đây để phát triển giao thông vận tải biển?
A. Nhiều thủy sản có giá trị, giàu muối.
B. Có nhiều vũng và vịnh biển nước sâu.
C. Giàu tài nguyên dầu khí và thủy triều.
D. Nhiều bãi tắm, đảo có phong cảnh đẹp.
Câu 24:
Địa điểm nào sau đây ở vùng núi có điều kiện phát triển mạnh du lịch?
A. Tam Đảo.
B. Côn Đảo.
C. Kon Tum.
D. Mỹ Khê.
Câu 25:
Dọc ven biển nước ta có nhiều vũng vịnh, thuận lợi để
A. phát triển thủy sản.
B. xây dựng cảng biển.
C. phát triển du lịch.
D. chăn nuôi gia súc.
100 Đánh giá
50%
40%
0%
Hoặc
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập ngay
Bằng cách đăng ký, bạn đã đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
-- hoặc --
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Đăng nhập để bắt đầu sử dụng dịch vụ của chúng tôi.
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký
Bằng cách đăng ký, bạn đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
084 283 45 85
vietjackteam@gmail.com