Trắc nghiệm Sử 10 Bài 4. Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại có đáp án

  • 2695 lượt thi

  • 15 câu hỏi

  • 30 phút

Câu 1:

Yếu tố cốt lõi trong hoạt động bảo tồn di sản là gì?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Yếu tố cốt lõi trong hoạt động bảo tồn di sản là phải đảm bảo tính nguyên trạng của di sản, phải giữ cho được “yếu tố gốc cấu thành di tích”, hay phải đảm bảo “tính xác thực”, “tính toàn vẹn”, “giá trị nổi bật” của di sản, dựa trên cơ sở các cứ liệu và phương pháp khoa học. (SGK - Trang 26)


Câu 2:

Nội dung nào sau đây phản ánh đúng vai trò của Sử học đối với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Giá trị của một di sản thường thể hiện ở nhiều khía cạnh: lịch sử, văn hóa, kiến trúc, mĩ thuật,... Vì vậy, việc sử dụng những phương pháp nghiên cứu của Sử học với tư cách là một khoa học có tính liên ngành đóng vai trò quan trọng. Kết quả nghiên cứu của Sử học sẽ là cơ sở khoa học cho công tác xác định giá trị, bảo tồn và phát huy giá trị đích thực của di sản vì sự phát triển bền vững trong bối cảnh của đời sống hiện tại. (SGK - Trang 27)


Câu 3:

Nội dung nào sau đây là vai trò của công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Di sản văn hóa vật thể gồm nhiều loại hình (thành quách, lăng tẩm, đình, đền, tháp, cung điện, nhà cổ,...) được xây dựng bằng nhiều chất liệu khác nhau (đất, đá, gạch, gỗ, tre, nứa, lá,...) nên có thể bị biến dạng, xuống cấp, hư hỏng theo thời gian,... Công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản góp phần quan trọng nhất trong việc hạn chế cũng như khắc phục có hiệu quả những tác động tiêu cực của điều kiện tự nhiên vả của con người đến di sản. (SGK - Trang 28)


Câu 4:

Một trong những vai trò của công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Hiện nay, loại hình di sản văn hóa phi vật thể (điệu hát, tín ngưỡng, phong tục,...) cũng đối mặt với nhiều thách thức và nguy cơ mai một. Nhờ công tác bảo tồn và phát huy di sản, thông qua một số biện pháp khác nhau như sưu tầm, lưu giữ, truyền nghề, trình diễn,... mà những di sản đó được tái tạo, giữ gìn và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. (SGK - Trang 28)


Câu 5:

Nội dung nào sau đây là một trong những vai trò của công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản thiên nhiên?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Đối với di sản thiên nhiên, công tác bảo tồn và phát huy giá trị của di sản góp phần phát triển đa dạng sinh học, làm tăng giá trị khoa học của di sản. (SGK - Trang 28)


0

Đánh giá trung bình

0%

0%

0%

0%

0%

Bình luận


Bình luận