Bài tập Chuyên đề Các lĩnh vực của Sử học có đáp án
31 người thi tuần này 4.6 0.9 K lượt thi 12 câu hỏi
🔥 Đề thi HOT:
29 câu Trắc nghiệm Lịch sử 10 Cánh diều Bài 15 có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Lịch sử 10 Kết nối tri thức Bài 12 có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Lịch sử 10 Cánh diều Bài 14 có đáp án
20 câu Trắc nghiệm Lịch sử 10 Cánh diều Bài 13 có đáp án
20 câu Trắc nghiệm Lịch sử 10 Cánh diều Bài 16 có đáp án
20 câu Trắc nghiệm Lịch sử 10 Cánh diều Bài 12 có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo Bài 18 có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Lịch sử 10 Kết nối tri thức Bài 11 có đáp án
Nội dung liên quan:
Danh sách câu hỏi:
Lời giải
* Thông sử:
- Đối tượng nghiên cứu: các lĩnh vực của đời sống xã hội trong lịch sử, các nhân vật lịch sử, những chuyện xảy ra trong lịch sử,...
- Phạm vi nghiên cứu: lịch sử thế giới, dân tộc
- Cách tiếp cận: Tiếp cận một cách tổng quan, toàn diện, đầy đủ về quá trình lịch sử.
* Lịch sử văn hóa
- Đối tượng nghiên cứu: Toàn bộ đời sống văn hoá của dân tộc, quốc gia, khu vực, hoặc nhân loại.
- Phạm vi nghiên cứu: Quá trình hình thành, phát triển đời sống vật chất, đời sống tinh thần, di sản văn hoá vật thể và phi vật thể của cộng đồng các dân tộc.
- Cách tiếp cận: thường tiếp cận theo từng thời kì lịch sử, không gian lịch sử.
* Lịch sử xã hội
- Đối tượng nghiên cứu: Toàn bộ cấu trúc và đời sống xã hội.
- Phạm vi nghiên cứu: Quá trình hình thành, phát triển, thay đổi xã hội và những vấn đề về đời sống xã hội từ truyền thống đến hiện đại.
- Cách tiếp cận: thường tiếp cận theo từng thời kì lịch sử, không gian lịch sử.
* Lịch sử tư tưởng
- Đối tượng nghiên cứu: Toàn bộ đời sống tinh thần của dân tộc, quốc gia, khu vực, hoặc nhân loại.
- Phạm vi nghiên cứu: Quá trình phát sinh, phát triển, thay đổi, du nhập các bộ phận chủ yếu: tư tưởng triết học, tư tưởng chính trị; tư tưởng tôn giáo…
- Cách tiếp cận: thường tiếp cận theo từng thời kì lịch sử, không gian lịch sử.
* Lịch sử kinh tế
- Đối tượng nghiên cứu: Các phương thức sản xuất, gồm lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.
- Phạm vi nghiên cứu: Quá trình hình thành phát triển chuyển biến kinh tế qua các thời kì lịch sử.
- Cách tiếp cận: thường tiếp cận theo từng thời kì lịch sử, không gian lịch sử.
Lời giải
- Bảo tàng là nơi trưng bày các hiện vật có liên quan đến các sự kiện, hiện tượng lịch sử; lưu giữ: các giá trị di sản văn hóa - lịch sử của một quốc gia, một địa phương, một dân tộc (ví dụ: Bảo tàng Lịch sử quốc gia Việt Nam; Bản tàng Quảng Ninh, Bảo tàng dân tộc học Việt Nam…) hoặc của lịch sử phát triển một chuyên ngành nào đó (ví dụ: bảo tàng lịch sử Mĩ thuật Việt Nam; bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam…).
=> Thông qua các hiện vật được trưng bày, giới thiệu tại bảo tàng, du khách tham quan sẽ có được cái nhìn tổng thể về lịch sử, văn hóa của quốc gia, dân tộc, về địa phương hoặc về một chuyên ngành cụ thể nào đó. Vì vậy, bảo tàng lịch sử được coi là không gian chứa đựng dòng chảy lịch sử
Lời giải
- Các sử phong kiến phải viết lịch sử vua chúa vì nhiều lí do:
+ Thứ nhất, nhà vua là người chỉ đạo việc chép sử, mỗi ông vua đều muốn hậu thế biến đến những công đức, vai trò, việc làm của mình trong thời gian trị vì đất nước.
+ Thứ hai, dưới chế độ quân chủ, nhà vua là người đứng đầu đất nước, những chính sách và hoạt động của vua chúa có ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
- Điều quan trọng nhất của sử quan ngày xưa và sử gia ngày nay khi chép sử là luôn đảm bảo tính khách quan, trung thực và toàn diện của những sự kiện, hiện tượng được ghi chép.
Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân, bài làm trên mang tính tham khảo.
Lời giải
- Lịch sử được trình bày theo nhiều lĩnh vực (hay thể loại), trong đó có một số lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội loài người như: chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, tư tưởng,...
- Cần phải phân chia các lĩnh vực lịch sử, vì:
+ Mọi lĩnh vực đều có lịch sử hình thành và phát triển, mỗi lĩnh vực là một dòng chảy tri thức muôn màu, muôn vẻ hợp thành lịch sử.
+ Thông qua việc phân chia lịch sử theo lĩnh vực, người đọc có thể nhận thức sâu sắc, cụ thể về một lĩnh vực nào đó; đồng thời việc phân chia này sẽ là một cơ sở giúp con người hiểu biết đầy đủ hơn toàn bộ lịch sử của địa phương, quốc gia - dân tộc, khu vực hoặc thế giới.
Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân, bài làm trên mang tính tham khảo.
Lời giải
Yêu cầu số 1:
- Quá trình giao lưu với văn hóa phương Đông và văn hóa phương Tây đều làm cho văn hoá Việt Nam trở nên phong phú.
- Tuy nhiên, ở mỗi thời điểm lịch sử, và trong từng lĩnh vực cụ thể của văn hóa, mức độ ảnh hưởng của văn hóa phương Đông và văn hóa phương Tây lại có sự khác biệt. Ví dụ:
+ Thời kì cổ đại cho đến khoảng thế kỉ XV: văn hóa của các cộng đồng dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam có sự tiếp xúc chủ yếu với các nền văn hóa phương Đông, như: Trung Quốc, Ấn Độ, song vẫn mang đậm tính truyền thống.
+ Từ thế kỉ XVI trở đi, văn hóa Việt Nam có sự giao lưu mạnh mẽ với văn hóa phương Tây, mặc dù quá trình giao lưu với văn hóa phương Đông vẫn tiếp diễn và ngày càng phát triển. Những yếu tố mới về văn hóa như tôn giáo, tư tưởng, chữ viết, văn học,... du nhập vào Việt Nam, ban đầu tuy có xung đột với văn hóa truyền thống, song nhanh chóng được cải biên cho phù hợp với văn hóa dân tộc.
+ Ngày nay, với chủ trương mở rộng giao lưu và hội nhập văn hóa, nền văn hóa Việt Nam vẫn tiếp thu mạnh mẽ các tinh hóa văn hóa của nhân loại, trên cơ sở bảo tồn và phát huy nền văn hóa truyền thống.
Yêu cầu số 2: Biểu hiện: sự phong phú của văn hóa Việt Nam khi tiếp xúc với văn hóa phương Đông và văn hóa phương Tây:
- Trên lĩnh vực kinh tế, văn hóa Việt Nam tiếp thu:
+ Phương thức sản xuất phong kiến từ văn hóa phương Đông.
+ Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa từ văn hóa phương Tây.
- Trên lĩnh vực chính trị, văn hóa Việt Nam tiếp thu:
+ Mô hình tổ chức nhà nước quân chủ chuyên chế từ văn hóa phương Đông (ví dụ: tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê sơ ở Việt Nam có sự học hỏi mô hình nhà nước thời Minh ở Trung Quốc).
+ Thể chế dân chủ từ văn minh phương Tây.
- Trên lĩnh tư tưởng - tôn giáo, văn hóa Việt Nam tiếp thu:
+ Nho giáo; Phật giáo; Ấn Độ giáo; chủ nghĩa Tam dân… từ văn hóa phương Đông.
+ Thiên Chúa giáo, Đạo Tin lành; tư tưởng “Tự do - Bình Đẳng - Bác Ái” hoặc Chủ nghĩa Mác - Lênin… từ văn hóa phương Tây.
- Trên lĩnh vực ngôn ngữ, chữ viết, văn hóa Việt Nam tiếp thu:
+ Chữ Hán, chữ Phạn… từ văn hóa phương Đông.
+ Hệ chữ cái La-tinh; các ngôn ngữ: Anh, Pháp… từ văn hóa phương Tây.
- Trên lĩnh vực kiến trúc - điêu khắc, văn hóa Việt Nam tiếp thu:
+ Các phong cách xây dựng: đền, chùa, tháp, cung điện… từ văn hóa phương Đông (ví dụ: quần thể di tích cố đô Huế ở Việt Nam có sự học hỏi nghệ thuật kiến trúc của Tử Cấm Thành của Trung Quốc).
+ Phong cách xây dựng: cầu đường; nhà ở, nhà hát… từ văn hóa phương Tây (ví dụ: Nhà hát Lớn ở Hà Nội được xây dựng theo kiến trúc Pháp..).
- Ngoài ra, văn hóa Việt Nam còn có sự tiếp thu thành tựu văn hóa phương Đông, phương Tây trên nhiều lĩnh vực khác, như: văn học; pháp luật…
Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân, bài làm trên mang tính tham khảo.Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
185 Đánh giá
50%
40%
0%
0%
0%