Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
* Bài tham khảo: Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam qua 35 năm đổi mới đất nước (1986 - 2021)
- Giai đoạn đầu đổi mới (1986 - 1990), mức tăng trưởng GDP bình quân hằng năm của Việt Nam chỉ đạt 4,4% / năm.
- Giai đoạn 1991 - 1995, đất nước dần dần ra khỏi tình trạng trì trệ, suy thoái. Nền kinh tế tiếp tục đạt được những thành tựu quan trọng, trong đó: tốc độ tăng trưởng tương đối cao, GDP bình quân tăng 8,2%/năm.
- Giai đoạn 1996 - 2000: Đây là giai đoạn đánh dấu bước phát triển quan trọng của kinh tế thời kỳ mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Mặc dù cùng chịu tác động của khủng hoảng tài chính - kinh tế khu vực (giai đoạn 1997 - 1999) và thiên tai nghiêm trọng xảy ra liên tiếp, nhưng Việt Nam vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng khá. GDP bình quân của cả giai đoạn 1996 - 2000 đạt 7% / năm.
- Giai đoạn 2001 - 2005: Sự nghiệp đổi mới ở giai đoạn này đi vào chiều sâu, việc triển khai Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010 và Kế hoạch 5 năm 2001 - 2005 mà Đại hội IX của Đảng thông qua đã đạt được những kết quả nhất định. Nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng khá cao, theo hướng tích cực, GDP tăng bình quân 7,5%/năm, riêng năm 2005 đạt 8,4%.
- Giai đoạn 2006 - 2010: Nền kinh tế vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng khá, tiềm lực và quy mô nền kinh tế tăng lên, Việt Nam đã ra khỏi tình trạng kém phát triển, từ nhóm nước thu thập thấp đã trở thành nước có thu nhập trung bình (thấp). GDP bình quân 5 năm đạt 7%.
- Giai đoạn 2011 - 2015: Nền kinh tế vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng khá, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 6,68% / năm.
- Giai đoạn 2016 - 2020: với sự điều hành quyết liệt và quyết tâm cao của Chính phủ, Việt Nam đã từng bước đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, biểu hiện ở việc tốc độ tăng GDP bình quân đạt mức 6,8%. Năm 2020, mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19 nhưng nền kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng gần 3%, là một trong những nước hiếm hoi có tăng trưởng dương trong khu vực Đông Nam Á và trên thế giới.
(Nguồn khai thác thồng tin: trang web của Tổng cục thống kê; Cổng thông tin điện tử Quốc hội nước Cộng hòa xhcn Việt Nam…)
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Theo em, tại sao các sử gia phong kiến phải viết lịch sử vua chúa? Điều quan trọng nhất của sử quan ngày xưa và sử gia ngày nay khi chép sử là gì?
Câu 2:
Giao lưu với văn hóa phương Đông hay văn hóa phương Tây làm cho văn hoá Việt Nam phong phú hơn? Sự phong phú ấy được thể hiện ở những điểm nào?
Câu 3:
Tại sao bảo tàng lịch sử được coi là không gian chứa đựng dòng chảy lịch sử?
Câu 4:
Hãy trình bày đối tượng và phạm vi nghiên cứu lịch sử tư tưởng Việt Nam.
Câu 5:
Hãy lựa chọn một số sự kiện lịch sử và trình bày theo cách biên niên.
Câu 7:
Hãy trình bày đối tượng và phạm vi nghiên cứu lịch sử xã hội Việt Nam.
về câu hỏi!