Câu hỏi:
12/07/2024 4,827Em hãy sưu tầm các câu chuyện hoặc hình ảnh về Trái Đất và nguồn gốc hình thành Trái Đất.
Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
- Học sinh tìm kiếm thông tin qua sách, báo hoặc internet.
- Ví dụ: Một đoạn thông tin về sự hình thành Trái Đất
Sự hình thành Trái Đất bắt nguồn từ gần 4,6 tỷ năm trước đây
Địa cầu được cho là hình thành cùng với Mặt trời. Ban đầu, Trái Đất tồn tại như một đám mây bụi và khí lớn. Đám mây này quay tròn và có dạng đĩa do Mặt trời tạo ra. Nó được tạo ra bởi hydro và heli từ một Big Bang (một vụ nổ lớn). Bên cạnh đó, nó còn chứa các nguyên tố hóa học từ các ngôi sao đã chết khác.
Đám mây đó quay và khiến cho phần khối lượng tập trung ở giữa bắt đầu nóng lên. Nó làm cho vật chất xung quanh các hạt bụi bị cô đặc lại. Những mảnh nằm trong vòng khoảng 150 triệu kilomet từ trung tâm đám mây tạo thành Trái Đất của chúng ta.
Trước đây, người ta cho rằng Trái Đất là một mặt phẳng
Quá trình hình thành Trái Đất được tính toán là khoảng từ 10 đến 20 triệu năm. Ban đầu, địa cầu là dạng nóng chảy. Sau đó, phần vỏ ngoài nguội và trở thành chất rắn. Cùng với quá trình đó là sự hình thành nước trong khí quyển.
Các nhà khoa học cũng chỉ ra rằng Mặt Trăng cũng là “đứa con” được tách ra từ Trái Đất sau một va chạm của địa cầu với một tiểu hành tinh khác. Mặt trăng được hình thành khoảng 4,53 tỷ năm trước. Nó có các thành phần hóa học gần tương tự như ở Trái Đất.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Dựa vào hình 4.4, hình 4.5 và thông tin trong bài, em hãy:
- Cho biết các mảng kiến tạo gần nhau sẽ có các cách tiếp xúc như thế nào. Cho ví dụ minh họa kết quả của các tiếp xúc vừa nêu.
- Giải thích sự hình thành dãy núi Hi-ma-lay-a (Himalaya) và vành đai lửa Thái Bình Dương.
Câu 3:
Dựa vào hình 4.3, thông tin trong bài và hiểu biết của bản thân, em hãy:
- Kể tên các vật liệu cấu tạo vỏ Trái Đất.
- Trình bày đặc điểm các loại khoáng vật và đá cấu tạo nên vỏ Trái Đất.
Câu 4:
Dựa vào hình 4.4 và thông tin trong bài, em hãy:
- Trình bày khái quát nội dung thuyết kiến tạo mảng.
- Kể tên các mảng kiến tạo lớn của thạch quyển.
- Cho biết vì sao các mảng kiến tạo có thể di chuyển.
Hình 4.4. Các mảng kiến tạo lớn của thạch quyển
Câu 5:
Lập bảng thể hiện sự khác nhau về cấu tạo giữa vỏ lục địa và vỏ đại dương.
Câu 6:
Dựa vào hình 4.2 và thông tin trong bài, em hãy:
- Mô tả cấu tạo vỏ Trái Đất.
- Cho biết sự khác nhau giữa vỏ lục địa và vỏ đại dương.
15 câu Trắc nghiệm Cánh diều Ôn tập chuyên đề khí quyển có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Địa lí 10 Kết nối tri thức Bài 9 có đáp án (Phần 1)
15 câu Trắc nghiệm Địa lí 10 Cánh diều Bài 8 có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Địa lí 10 Cánh diều Bài 11 có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Địa lí 10 Kết nối tri thức Bài 15 có đáp án (Phần 1)
32 câu Trắc nghiệm Địa lí 10 Kết nối tri thức Bài 9 có đáp án (Phần 2)
15 câu Trắc nghiệm Địa lí 10 Cánh diều Bài 10 có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Địa lí 10 Kết nối tri thức Bài 11 có đáp án (Phần 1)
về câu hỏi!