Danh sách câu hỏi
Có 27,889 câu hỏi trên 558 trang
- Xác định được vấn đề cần thảo luận, tranh luận.
- Đưa ra được ý kiến, quan điểm của cá nhân khi tham gia thảo luận, tranh luận về vấn đề.
- Biết thảo luận, tranh luận với các ý kiến, quan điểm khác để bảo vệ ý kiến, quan điểm của mình.
- Tôn trọng người đối thoại, có tinh thần cầu thị, lắng nghe; biết chấp nhận những ý kiến, quan điểm hợp lí, xác đáng.
1. Chuẩn bị thảo luận, tranh luận
Lựa chọn đề tài
- Đề xuất một vấn đề trong đời sống mà mình quan tâm, nhóm hoặc lớp trao đổi để thống nhất vấn đề.
Tìm ý và sắp xếp ý
- Cần nêu một số câu hỏi và tự trả lời để từ đó tiến hành tìm ý, sắp xếp ý. Gợi ý:
+ Bản chất của vấn đề là gì? Vấn đề có những khía cạnh quan trọng nào?
+ Cần có quan điểm như thế nào về vấn đề? Quan điểm đó dựa trên lí lẽ và cơ sở thực tế nào?
+ Có thể xuất hiện ý kiến trái ngược nào về vấn đề? Ý kiến đó có thỏa đáng không? Cần trao đổi lại như thế nào?
2. Thảo luận, tranh luận
Cuộc thảo luận, tranh luận được tiến hành theo các bước:
- Người chủ trì nêu lại vấn đề đời sống đã được thống nhất trước để làm đề tài cho cuộc thảo luận, tranh luận.
- Căn cứ vào tín hiệu đăng kí phát biểu của các thành viên, người chủ trì lần lượt chỉ định từng người trình bày ý kiến.
- Người phát biểu đầu tiên phải thể hiện rõ quan điểm về vấn đề hoặc một khía cạnh nào đó của vấn đề.
- Những ý kiến tiếp sau có thể đi theo hướng:
+ Tán thành ý kiến vừa phát biểu.
+ Bổ sung cách hiểu của mình về vấn đề.
+ Tranh luận với ý kiến của người vừa phát biểu trước đó.
Các ý kiến tranh luận cần tập trung vào trọng tâm vấn đề, tránh lạc hướng, huy động lí lẽ, bằng chứng cụ thể, xác thực.
Yêu cầu đối với đối tượng tham gia:
+ Cần hình thành ý kiến trên cơ sở khai thác thông tin từ sự quan sát, trải nghiệm thực tế.
+ Cần cho thấy những bộ phận xã hội có cách nhìn nhận tương tự cách nhìn nhận của mình.
+ Cần sử dụng các phương tiện phi ngôn ngữ (tranh, ảnh, video clip,…) để minh họa khi trình bày về vấn đề.
- Người chủ trì căn cứ vào nội dung các ý kiến để tổng kết cuộc thảo luận, tranh luận.
- Chọn được một sự vật, hiện tượng trong đời sống xã hội đáng quan tâm.
- Tham khảo các tài liệu có liên quan, ghi chép các ví dụ, số liệu cần thiết,…
Tìm ý, lập dàn ý
a) Tìm ý
* Đề bài:
Để tìm ý, có thể dựa vào một số câu hỏi gợi ý sau:
- Thực chất của hiện tượng là gì?
- Hiện tượng có nguyên nhân từ đâu?
- Hiện tượng đó có tác động tích cực hay tiêu cực đối với đời sống? Biểu hiện của những tác động ấy là gì?
- Cần làm gì để phát huy tác động tích cực hoặc xóa bỏ tác động tiêu cực của hiện tượng đối với đời sống con người?
- Việc thuyết minh hiện tượng xã hội có ý nghĩa gì? Cần có những giải pháp nào để phát huy hoặc khắc phục hiện tượng?
b) Lập dàn ý
Mở bài: Giới thiệu sự vật, hiện tượng cần thuyết minh, nêu rõ sự tồn tại của sự vật, hiện tượng trong đời sống xã hội.
Thân bài:
- Nêu thực chất của sự vật, hiện tượng được thuyết minh.
- Lí giải rõ ràng nguyên nhân của hiện tượng.
- Trình bày tác động tích cực hoặc tiêu cực của hiện tượng đối với đời sống con người, có sử dụng các cứ liệu cụ thể.
- Nêu giải pháp phát huy hiện tượng tích cực hoặc hạn chế hiện tượng tiêu cực.
Kết bài: Nêu ý nghĩa của việc nhận thức đúng về sự vật, hiện tượng được thuyết minh.
* Dàn ý cho đề bài: “Thuyết minh về hiện tượng hâm mộ thần tượng thái quá ở giới trẻ”
a. Mở bài
- Giới thiệu chung về hiện tượng hâm mộ thần tượng thái quá của giới trẻ hiện nay.
- Dẫn dắt vào bài viết.
b. Thân bài
- Nêu khái niệm về thần tượng
+ Những người có nhan sắc ưa nhìn, làm diễn viên, người mẫu, ca sĩ, vận động viên... thường xuất hiện trước công chúng với vẻ ngoài bóng bẩy, hào nhoáng, thể hiện ra bên ngoài những biểu hiện tốt đẹp, chuẩn mực nhất.
- Nêu những biểu hiện về hâm mộ thái quá thần tượng
+ Coi thần tượng là hình mẫu lý tưởng, lý tưởng sống của mình và luôn muốn làm mọi thứ theo họ, từ quần áo, giày dép...
+ Ảo tưởng rằng thần tượng yêu mình, thường xuyên chú ý theo dõi, bám đuôi thần tượng của mình để xem họ làm gì, ăn gì.
+ Rơi vào tình trạng cuồng mà có những hành động sai trái về đạo đức như dọa dẫm tự tử, tuyệt thực, gào khóc đòi hỏi.
- Hậu quả của tình trạng
+ Ảnh hưởng đến cuộc sống: sinh hoạt, sức khỏe, học tập, gia đình.
+ Ảnh hưởng tới chính thần tượng.
- Giải pháp
+ Đặt cho mình một giới hạn nhất định.
+ Bớt xem những chương trình thần tượng.
+ Tiết kiệm tiền cho việc thiết thực.
c. Kết bài
- Nêu suy nghĩ cá nhân về vấn đề.
- Tuyên truyền và động viên mọi người hâm mộ thần tượng lành mạnh.
3. Viết
- Phần Mở bài, Kết bài và mỗi ý được nêu trong Thân bài cần được triển khai thành các đoạn văn.
- Cần bám sát cách triển khai đã được lựa chọn trong phần Tìm ý và Lập dàn ý để triển khai bài thuyết trình.
- Lời văn thuyết minh cần sáng sủa, mạch lạc; các cứ liệu phải chính xác, trung thực, có tác dụng làm rõ sự vật, hiện tượng.
- Sử dụng linh hoạt, phù hợp các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận,… nhằm tăng thêm hiệu quả thuyết minh.
- Từ ngữ trong sáng, đơn nghĩa, tránh lạm dụng hình thức tu từ dễ khiến người đọc hiểu sai về sự vật hiện tượng.