Danh sách câu hỏi
Có 24,951 câu hỏi trên 500 trang
Đọc doạn tư liệu dưới dây, chọn dúng hoặc sai ở mỗi ý A, B, C, D.
“Chiến sự xảy ra ác liệt ở xã Thanh Thuỷ, Minh Tân, Thanh Đức, ... thuộc huyện Vị Xuyên; xã Bạch Đích, Phú Lũng thuộc huyện Yên Minh. Tại mặt trận Vị Xuyên đã có hơn một chục sư đoàn bộ bình luân phiên tham gia chiến đấu. Các đơn vị bộ đội chủ lực của Bộ và Quân khu cùng với bộ đội địa phương, dân quân tự vệ của tỉnh và nhân dân đã quyết tâm chiến đấu giành giật với địch từng chiến hào, từng điểm cao để giữ vững chủ quyền biên giới quốc gia ... gần chục năm ròng, chưa khi nào Vị Xuyên ngớt
tiếng phảo, đạn súng cổi từ bên kia biên giới rót sang".
(Nguyễn Đức Huy, Hồi ức chiến tranh Vị Xuyên, NXB Thông tin và Truyền thông, Hà Nội, 2019, tr.67 - 68)
A. Vị Xuyên (Hà Giang) là chiến trường duy nhất giữa Trung Quốc và Việt Nam (1979 - 1989).
B. Thể hiện tinh thần chiến đấu, quyết tâm bảo vệ Tổ quốc của quân dân tại Hà Giang.
C. Là bằng chứng về tội ác của quân Trung Quốc đối với các dân tộc vùng biên giới phía Bắc.
D. Cuộc chiến tại mặt trận Vị Xuyên (Hà Giang) chỉ diễn ra từ năm 1984 đến năm 1989.
Đọc đoạn tư liệu dưới đây, chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý A, B, C, D.
“Tôi đã đến thăm Trường trung học Tuol Seng từ nay trở nên nổi tiếng, và ở ngoại ô Phnôm Pênh trên khu đất rộng có những hồ chôn người chung. Một số hổ vẫn còn chưa đào hẳn, nhưng bị lún, tạo thành vùng trũng lớn. Những hồ khác đã bị bật lên, ... Việc Việt Nam đã chẩm dứt được những hành động man rợ này là một trong những điều quan trọng mà thế giới phải thể hiện sự biết ơn đổi với Việt Nam”.
(Sác-lơ Phốc-ni-ô, Việt Nam như tôi đã thấy (1960 - 2000), NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2007, tr.264)
A. Mục tiêu duy nhất quân Pôn Pốt tấn công là các trường học ở Cam-pu-chia.
B. Phản ánh tội ác của tập đoàn Pôn Pốt đối với người dân Cam-pu-chia.
C. Khẳng định vai trò của Việt Nam trong việc giúp Cam-pu-chia thoát khỏi hoạ diệt chúng.
D. Là minh chứng phơi bày tội ác của tập đoàn Pôn Pốt - lêng Xa-ri – Khiêu Xăm-phon.
Đọc đoạn tư liệu dưới đây, chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý A, B, C, D.
“Năm tháng sẽ trôi qua, nhưng thắng lợi của nhân dân ta trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta như một trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người, và đi vào lịch sử thể giới như một chiến công vĩ đại của thể kỉ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc”.
(Đảng Cộng sản Việt Nam, Bảo cảo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV (1976), trích trong: Văn kiện Đảng, Toàn tập, Tập 37, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004, tr.457)
A. Nhận định của Đảng Cộng sản Việt Nam phản ánh mối quan hệ gắn bó giữa cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới.
B. Đoạn tư liệu phản ánh ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 -1975) đối với dân tộc Việt Nam.
C. Đoạn tư liệu phản ánh ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975) đối với thế giới.
D. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam đã tác động đến tất cả các quốc gia trên thế giới.
Đọc đoạn tư liệu dưới đây, chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý A, B, C, D.
“Chúng ta đã đảnh giả thấp sức mạnh của chủ nghĩa dân tộc thúc đẩy một dân tộc (trong trường hợp này là Bắc Việt Nam và Việt Cộng) đấu tranh và hi sinh cho li tưởng và các giá trị của nó".
(Rô-bớt Mắc-na-ma-ra, Nhìn lại quả khứ - Tấn thăm kịch và bài học về Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr.88)
A. Đoạn tư liệu là nhận định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ về một trong những nguyên nhân dẫn đến thất bại của Mỹ trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam.
B. Đoạn tư liệu thể hiện quan điểm đánh giá khách quan về sự thất bại của Mỹ và thắng lợi của Việt Nam trong cuộc chiến kéo dài 21 năm (1954 - 1975) ở Việt Nam.
C. Đoạn tư liệu phản ánh sức mạnh của khối đoàn kết dân tộc Việt Nam trong cuộc đấu tranh để giành và bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia.
D. Đoạn tư liệu nhấn mạnh nguyên nhân duy nhất dẫn đến thất bại của người Mỹ ở Việt Nam là do sức mạnh của miền Bắc xã hội chủ nghĩa.
Đọc đoạn tư liệu dưới đây, chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý A, B, C, D.
“Nhiều đồng chi Việt Nam đã hi sinh trên chiến trường Sầm Nưa, cánh đồng Chum, ... Nhiều cản bộ Việt Nam sang Lào hoạt động từ khi cách mạng mới bắt đầu cho đến khi tóc bạc, coi nhân dân Lào như nhân dân mình, coi sự nghiệp cách mạng Lào như sự nghiệp cách mạng Việt Nam".
(Cay-xỏn Phôm-vi-hẳn, Về cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ ở Lào, NXB Sự thật, Hà Nội, 1985, tr.22)
A. Nhận định của Cay-xon Phôm-vi-hẳn chứng tỏ Việt Nam đóng vai trò quyết định đối với sự phát triển của cách mạng Lào.
B. Đoạn tư liệu thể hiện tỉnh đoàn kết chiến đấu của nhân dân Việt Nam – Lào trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
C. Đoạn tư liệu phản ánh đóng góp quan trọng của nhân dân Việt Nam đối với sự nghiệp cách mạng của nhân dân Lào.
D. Nhận định của Cay-xón Phôm-vi-hẳn thể hiện sự biết ơn đối với nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ (1954 - 1975).
Đọc đoạn tư liệu dưới đây, chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý A, B, C, D.
“Vào 2 giờ 45 sảng ngày 30-1-1968, một đơn vị đặc công Việt Cộng đã dùng mìn nổ sập một mảng lớn tường bao quanh Đại sử quản Mỹ tại Sài Gòn và tần công vào sân sau toà đại sử. Trong sáu giờ tiếp theo, một trong những biểu tượng quan trọng nhất về sự hiện diện của người Mỹ tại Việt Nam đã trở thành sân khấu của một trong những màn trình diễn kịch tinh nhất trong cuộc chiến tranh, ... Trận đánh vào Đại sứ quản Mỹ chỉ là một phần nhỏ của cuộc Tổng tấn công Tết Mậu Thân 1968, một cuộc tấn công đồng loại
có hiệp đồng của Quân Giải phỏng và các khu vực đô thị quan trọng của miền Nam Việt Nam".
(Gio-giơ Hơ-ring, Cuộc chiến dài ngày của nước Mỹ và Việt Nam (1950- 1975), NXB Công an nhân dân, Hà Nội, 2004, tr.312)
A. Đoạn tư liệu phản ánh sự kiện Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam tấn công Đại sứ quán Mỹ tại Sài Gòn đêm 30-1-1968.
B. Đoạn tư liệu phản ánh tổn thất to lớn của Mỹ khi bị Quân Giải phóng tấn công vào Đại sứ quản tại Sài Gòn.
C. Đoạn tư liệu khẳng định thắng lợi hoàn toàn của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968 của quân dân Việt Nam.
D. Đoạn tư liệu thể hiện nghệ thuật quân sự của quân dân miền Nam trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968.
Đọc đoạn tư liệu dưới đây, chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý A, B, C, D.
“ ... Con đường phát triển cơ bản của cách mạng Việt Nam ở miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân ... Con đường đó là lấy sức mạnh của quần chúng, dựa vào lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu, kết hợp với lực lượng vũ trang để đánh đổ chính quyền thống trị của để quốc và phong kiến, dựng lên chính quyền cách mạng của nhân dân”.
(Đảng Lao động Việt Nam, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (1959), trích trong: Văn kiện Đảng, Toàn tập, Tập 36, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004, tr.82)
A. Nghị quyết phản ánh sự chủ động, linh hoạt điều chỉnh sách lược của Đảng Lao động Việt Nam đối với cách mạng miền Nam.
B. Nghị quyết khẳng định sử dụng bạo lực cách mạng để giành chính quyền về tay nhân dân.
C. Nghị quyết của Đảng Lao động Việt Nam (năm 1959) mở ra bước ngoặt của cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Nam.
D. Con đường duy nhất lật đổ chính quyền Mỹ - Diệm ở miền Nam là sử dụng lực lượng vũ trang.
Đọc đoạn tư liệu dưới đây, chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý A, B, C, D.
“Các đảng viên Cộng sản (Pháp) ngay từ lúc này đã tích cực bênh vực Việt Minh. Cuộc chiến tranh xâm lược của Pháp đối với họ là một "cuộc chiến tranh bẩn thiu", Còn đổi với những người khác, đây là một “cuộc chiến tranh nhục nhã", "cuộc chiến tranh không dám xưng tên", ... ".
(Hen-ri Na-va, Đông Dương hấp hổi, NXB Công an nhân dân, Hà Nội, 2004, tr. 15)
A. Đoạn tư liệu phản ánh nguyên nhân thất bại của Pháp trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam.
B. Nhận định của Hen-ri Na-va thể hiện tính chất phi nghĩa của cuộc chiến tranh mà thực dân Pháp tiến hành ở Việt Nam.
C. Đoạn tư liệu phản ánh ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954) của Việt Nam.
D. Đoạn tư liệu phản ánh nhận thức đa chiều về cuộc chiến tranh của Pháp ở Việt Nam.
Đọc đoạn tư liệu dưới đây, chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý A, B, C, D.
“ ... Chiều ngày 7-5 ở Điện Biên trời rất đẹp, khi kết thúc trận đánh nắng vàng vẫn còn chiếu sảng trên khắp thung lũng. Linh Pháp, linh lê dương, và nhất là linh da đen An-giê-ri, Ma-rốc, Xê-nê-gan, ... ra hàng với thái độ rất vui mừng vì sống sót. Họ vừa reo to, vừa vấy mạnh những mảnh vải trắng trên tay. Khoảng mấy trăm linh Pháp, linh thuộc địa hàng tháng nay đào ngũ bằng cách trồn trại, ... nay thấy chiến tranh đã kết thúc, cũng chạy ủa ra, reo mừng, hô lớn “Phi-ni-la ghe!" (Chiến tranh hết rồi!)".
(Lê Kim, Trận Điện Biên Phủ nhìn từ hai phia, NXB Thanh niên, Hà Nội, 1994, tr.128 - 129)
A. Đoạn tư liệu miêu tả cảnh quân Pháp đầu hàng tại chiến trường Điện Biên Phủ.
B. Đoạn tư liệu thể hiện thái độ vui mừng của lính Pháp khi chiến tranh kết thúc.
C. Đoạn tư liệu là minh chứng khẳng định sự toàn thắng của chiến dịch Điện Biên Phủ.
D. Đoạn tư liệu phản ánh thái độ hèn nhát của quân đội Pháp và đồng minh của Pháp.
Đọc đoạn tư liệu dưới đây, chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý A, B, C, D.
“ ... Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lần tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa!
Không! Chúng ta thà hì sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ".
(Hồ Chí Minh, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (19-12-1946), trích trong: Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 4, NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, tr.534)
A. Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi toàn dân đứng lên kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược để bảo vệ nền độc lập dân tộc.
B. Đoạn tư liệu thể hiện khát vọng hoà bình và sự nhân nhượng đến giới hạn cuối cùng của Việt Nam đối với thực dân Pháp.
C. Đoạn tư liệu phản ánh nguyên nhân cơ bản dẫn đến bùng nổ cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược (19-12-1946).
D. Đoạn tư liệu là văn bản quan trọng duy nhất xác định đường lối kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược.