Danh sách câu hỏi
Có 24,951 câu hỏi trên 500 trang
Đọc đoạn tư liệu dưới đây, chọn dúng hoặc sai ở mỗi ý A, B, C, D.
“Bảo Đại đọc xong [Chiếu thoải vị] thì trên kì đài cờ vàng của nhà vua từ từ hạ xuống và lá cờ nền đỏ thắm tươi long lanh năm cảnh sao vàng được kéo lên giữa những tiếng vỗ tay, những tiếng hoan hô như sấm ... rồi ông Trần Huy Liệu đọc bản tuyên bố của Đoàn đại biểu Chinh phủ, nêu rõ thắng lợi của Cách mạng tháng Tám là kết quả của hàng mấy chục năm tranh đấu anh dũng, kiên cường, bền bỉ của nhân dân cả nước, tuyên bố chấm dứt vĩnh viễn chế độ quân chủ, ... ".
(Phạm Khắc Hoè, Từ triều đình Huế đến chiến khu Việt Bắc, NXB Thuận Hoa, Huế, 1987, tr.86)
A. Vua Bảo Đại thoái vị là mốc đánh dấu sự toàn thắng của Cách mạng tháng Tám năm 1945.
B. Đoạn tư liệu chứng tỏ cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đã hoàn thành trong phạm vi cả nước.
C. Nội dung đoạn tư liệu phản ánh sự kiện vua Bảo Đại thoái vị ngày 30-8-1945 tại Huế.
D. Đoạn tư liệu khẳng định chế độ quân chủ ở Việt Nam hoàn toàn sụp đổ.
Đọc đoạn tư liệu dưới đây, chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý A, B, C, D.
“Suốt dọc đường đi bộ về Hà Nội, [Võ Nguyên] Giáp và binh sĩ của ông đón nhận một sự ủng hộ rầm rộ của dân chúng địa phương. Những là cờ đỏ sao vàng bay trên mọi làng ông đi qua. Khi đến Gia Lâm, gần Hà Nội, những tiền đồn của quân Nhật đã chặn đường. Sau một hồi tranh cãi, quân Nhật đã để cho họ đi qua, ... Tình thần dân chúng đã thay đổi khi họ biết Việt Minh đã giành chính quyền ở Hà Nội, ... Các tội phạm đã biển mất. Ngay đến những vụ trộm và cướp giật cũng giảm hẳn”.
(Xe-xi Cơ-rây, "“Những người Mỹ ở Hà Nội năm 1945", in trong: Một số sự kiện lịch sử 200 năm quan hệ Việt - Mỹ 1820 - 2020, NXB Hồng Đức - Tạp chí Xưa và Nay, Hà Nội, 2020, tr.98)
A. Đoạn tư liệu phản ánh sự kiện Võ Nguyên Giáp cùng Giải phóng quân tiến về Hà Nội trong Cách mạng tháng Tám.
B. Đoạn tư liệu thể hiện sự ủng hộ to lớn của nhân dân đối với quân đội Việt Minh trong khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội.
C. Đoạn tư liệu khẳng định Cách mạng tháng Tám thành công ở Hà Nội đã xoá bỏ vĩnh viễn các tệ nạn xã hội.
D. Đoạn tư liệu phản ảnh thái độ ngoan cố, chống đối và quyết tâm duy trì chế độ thống trị của quân phiệt Nhật Bản.
Đọc đoạn tư liệu dưới đây, chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý A, B, C, D.
“Chúng tôi quyết tâm củng cố vững mạnh Cộng đồng của chúng ta, phát huy những kết quả đạt được và làm sâu sắc tiến trình liên kết để hiện thực hoa một Cộng đồng ASEAN dựa trên luật lệ, hướng tởi người dân và lấy người dân làm trung tâm, nơi người dân của chúng ta được hưởng các quyền con người và tự do cơ bản, với chất lượng cuộc sống cao hơn cùng các lợi ích mà tiền trình xây dựng cộng đồng mang lại, tăng cường sự gắn kết và bản sắc chung, trên cơ sở các mục tiêu và nguyên tắc của Hiến chương ASEAN".
(Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025, thông qua năm 2015)
A. Cộng đồng ASEAN hoạt động dựa trên các mục tiêu và nguyên tắc của Hiến chương ASEAN.
B. Cộng đồng ASEAN hướng tới xây dựng các quốc gia trong khu vực cùng có một bản sắc văn hoa.
C. Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025 hướng tới lấy người dân trong khu vực làm trung tâm.
D. Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025 hướng đến tăng cường sự đoàn kết gắn bó trong khu vực.
Đọc đoạn tư liệu dưới đây, chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý A, B, C, D.
“Trong thập niên 1990, các nước ASEAN đã xúc tiền việc thực hiện những mục tiêu của Tuyên bố ZOPFAN nhằm biến Đông Nam Á thành khu vực tự do, hoà bình và trung lập. Từ tháng 12-1987, Hội nghị cấp cao ASEAN-3 tại Ma-ni-la, các nước ASEAN đã khẳng định quyết tâm biển Đông Nam Á thành khu vực phi vũ khi hạt nhân. Sau đó, tại Hội nghị cấp cao ASEAN-5 ở Băng Cốc (12-1995), các nhà lãnh đạo ASEAN đã kí kết Hiệp ước Đông Nam Á không có vũ khi hạt nhân (SEANWFZ)".
(Lương Ninh (Chủ biên), Đông Nam Á: Lịch sử từ nguyên thuý đền nay, NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2018, tr.839)
A. Tuyên bố ZOPFAN có mục tiêu biến Đông Nam Á thành khu vực không có vũ khí hạt nhân.
B. SEANWFZ là tên viết tắt của Hiệp ước Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân.
C. SEANWFZ được kí kết vào tháng 12-1987 tại Ma-ni-la.
D. Nội dung đoạn tư liệu trên phản ánh quá trình hợp tác an ninh và ngăn chặn phổ biến vũ khí hạt nhân ở Đông Nam Á của ASEAN.
Năm nước gia nhập ASEAN từ năm 1984 đến năm 1999 là
A. Việt Nam, In-đô-nê-xi-a, Lào, Mi-an-ma, Cam-pu-chia.
B. Bru-nây, Việt Nam, Lào, Mi-an-ma, Cam-pu-chia.
C. Bru-nây, Phi-lip-pin, Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia.
D. Phi-lip-pin, Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Mi-an-ma.
Năm nước sáng lập ASEAN là
A. In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, Xin-ga-po, Thái Lan.
B. In-dô-nê-xi-a, Bru-nây, Phi-lip-pin, Xin-ga-po, Thái Lan.
C. In-đô-nê-xi-a, Lào, Phi-lip-pin, Xin-ga-po, Thái Lan.
D. In-đô-nê-xi-a, Cam-pu-chia, Phi-lip-pin, Xin-ga-po, Thái Lan.
Cho bảng dữ liệu dưới đây về một số trung tâm quyền lực thế giới, chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý A, B, C, D.
A. Sau Chiến tranh lạnh, Mỹ vẫn là cường quốc số một thế giới và chi phối toàn bộ quan hệ quốc tế.
B. Liên minh châu Âu vươn lên và trở thành trung tâm kinh tế lớn của thế giới.
C. Trung Quốc đã trỗi dậy mạnh mẽ trong thời kì sau Chiến tranh lạnh, có khả năng trở thành một cực trong xu thế đa cực của quan hệ quốc tế.
D. Mỹ, Trung Quốc, Liên bang Nga, ... trở thành các cường quốc hàng đầu thế giới dẫn đến tình trạng đối đầu căng thẳng, cạnh tranh khốc liệt trong quan hệ quốc tế.
Đọc đoạn tư liệu dưới đây, chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý A, B, C, D.
“Bài học của thời kì Chiến tranh lạnh đã chứng tỏ phương thức quan hệ quốc tế lấy đổi đầu chính trị - quân sự là chủ yếu không còn phù hợp, phải chịu nhiều tổn thất hoặc thất bại như hai nước Xô - Mỹ và một bị thương, một bị mất. Trong khi đỏ, phương thức lấy hợp tác và cạnh tranh về kinh tế - chính trị là chính lại thu được nhiều tiến bộ, kết quả như các nước Đức, Nhật và NICs. Sự hưng thịnh hay suy vong của một quốc gia quyết định bởi sức mạnh tổng hợp của quốc gia đó, mà chủ yếu là thực lực kinh tế và khoa học - kĩ thuật".
(Vũ Dương Ninh (Chủ biên), Một số chuyên để lịch sữ thế giới, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2001, tr.401)
A. Xu thế chính trong quan hệ giữa các nước sau Chiến tranh lạnh là hợp tác, đối thoại.
B. Sức mạnh tổng hợp quốc gia bao gồm hai nhân tố chính là kinh tế và khoa học - kĩ thuật.
C. Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của Liên Xô và sự suy yếu của Mỹ trong thời kì Chiến tranh lạnh là do việc chạy đua vũ trang, đối đầu về chính trị - quân sự kéo dài giữa hai cường quốc.
D. Sự vươn lên của Đức, Nhật và NICs (các nước công nghiệp mới) đã tác động đến xu thế đa cực trong quan hệ quốc tế sau Chiến tranh lạnh.
Đọc đoạn tư liệu dưới đây, chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý A, B, C, D.
“Những quyết định của Hội nghị cấp cao I-an-ta tháng 2-1945 đã trở thành những khuôn khổ của trật tự thể giới mới, từng bước được thiết lập trong những năm 1945 - 1947 sau khi chiến tranh kết thúc, thường được gọi là “Trật tự hai cực I-an-ta” (hai cực chỉ Mỹ và Liên Xô phân chia nhau phạm vi thế lực trên cơ sở thoả thuận của Hội nghị I-an-ta)".
(Nguyễn Anh Thái (Chủ biên), Lịch sử thể giới hiện đại, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2021, tr.224)
A. Những quyết định của Hội nghị I-an-ta đã xác lập cục diện hai cực, hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa trong quan hệ quốc tế.
B. Tác động quan trọng nhất của Hội nghị I-an-ta đến quan hệ quốc tế xuất phát từ sự phân chia phạm vi thế lực của Mỹ và Liên Xô.
C. Hội nghị cấp cao I-an-ta diễn ra sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.
D. Đoạn tư liệu đánh giá tác động của Hội nghị I-an-ta đến khuôn khổ trật tự thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai.