Danh sách câu hỏi
Có 19,418 câu hỏi trên 389 trang
VƯỜN CỦA ÔNG TÔI
Tôi sinh ở thành phố. Bà nội tôi sống dưới quê. Lần đầu về quê, tôi được bà dẫn ra thăm vườn. Đến cạnh cái bề nước, bà chỉ vào cây mít
– Ông mất từ ngày nó chưa ra quả.
Tới giữa vườn, bà trỏ cây nhãn:
– Lúc ông đi, nó mới cao bằng cháu.
Ra bờ ao, đến bên cây sung cành lá xoà xuống gần mặt nước, bà kể:
– Cây này ông trồng, rồi ông uốn nó xuống để cho cá ăn sung.
Vườn của ông, theo lời chỉ dẫn của bà, có nhiều thứ cây. Chuối um tùm sau nhà. Trước sân là năm cây cau cao vút. Dưới gốc cây cau thứ nhất, đứng ở thềm nhìn ra là bể nước. Giữa quãng cách của những cây cau là hoa dành dành và hoa mẫu đơn. Bà kể thêm:
– Tất cả đều do ông trồng từ trước. Lụi cây nào, bà bảo các chú trồng lại cây ấy, đúng như khi ông còn sống.
Mảnh vườn nhỏ, lúc tôi đã đủ trí khôn để nhớ, có cả cam, mận, chanh, bưởi nữa. Riêng cây xoan, cây khế thì mọc tít ở ngoài ngõ, gần cổng. Trong vườn còn có lá lốt, lá mơ, ngải cứu, khoai sọ,...
Vào vườn, tôi nhớ đến ông và tự hình dung ra ông đã trồng cây, cặm cụi vun xới ra sao. Dù chỉ hoàn toàn là tưởng tượng nhưng bóng hình ông không thể phai nhạt khi vườn cây còn mãi xanh tươi.
Tết đến, hoa mận nở trắng. Sang xuân lại có hoa bưởi, hoa chanh, hoa nhãn. Mẫu đơn thì đơm bông cả bốn mùa. Đêm giao thừa nào bà tôi cũng làm một mâm cơm cúng đặt lên bể nước đề mời ông về vui với con cháu và để cho cây vườn đỡ nhớ.
(Theo Phong Thu)
Từ ngữ
– Lụi: (cây) dùng phát triển, héo úa dần rồi chết.
– Hình dung: làm hiện lên trong trí óc một cách khá rõ nét những gì không có ở
– Mẫu đơn: cây nhỏ, lá xẻ lông chim, hoa to nở vào dịp Tết, vỏ và rễ cây dùng làm thuốc.
– Dành dành: cây nhỏ, hoa trắng và thơm, quả chín có màu vàng da cam, dùng để nhuộm thực phẩm hoặc làm thuốc.
Lần đầu về quê, bạn nhỏ được bà nội giới thiệu cho biết về những cây nào trong vườn?
CHÀNG TRAI LÀNG PHÙ ỦNG
Phạm Ngũ Lão là một danh tướng đời nhà Trần. Ông sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo, ở làng Phù Ủng. Từ nhỏ, ông đã nổi tiếng thông minh, văn võ song toàn, chí khí khác thường.
Một hôm, Phạm Ngũ Lão ngồi bên vệ đường đan sọt. Không ngờ, Trần Hưng Đạo đưa quân đi tập trận ngang qua. Quân lính đi trước dẹp đường, chiêng, trống, loa, kèn huyền não, vậy mà chàng trai vẫn mải mê đan sọt không hề hay biết. Một người lính đi dẹp đường tức giận lấy giáo đâm vào đùi chàng trai, máu chảy, nhưng chàng vẫn ngồi yên. Đến lúc ngựa của Trần Hưng Đạo đi qua, chàng trai như mới sực tỉnh, vội đứng dậy vái chào. Trần Hưng Đạo hỏi:
– Nhà ngươi bị giáo đâm như thế mà không thấy đau sao?
Phạm Ngũ Lão kính cần thưa:"Thưa đức ông, thần mải nghĩ mấy câu trong binh thư nên không biết có quân của đức ông qua đây, xin ngài xá tội.”...
Trần Hưng Đạo hỏi mấy câu về binh thư thì thấy Phạm Ngũ Lão ứng đáp rất trôi chảy. Trần Hưng Đạo cảm mến, biết là hiền tài, sai người lấy thuốc đắp vết thương cho ông rồi mời ông về kinh đô.
Được khổ luyện ở kinh đô, tài năng của Phạm Ngũ Lão dẫn được bộc lộ. Ông trở thành một vị tướng kiệt xuất, lập được nhiều chiến công. Đặc biệt, ông chỉ huy binh sĩ hai lần đánh tan giặc Nguyên. Uy danh của ông khiến kẻ thù vô cùng khiếp sợ và khâm phục. Chúng gọi ông là “viên hổ tướng họ Phạm". Khi đó, ông mới ngoài 30 tuổi.
Về sau, ông còn được giao chỉ huy nhiều trận đánh. Trận đánh nào ông cũng giành chiến thắng nền được gọi là “vị tướng bách chiến bách thắng”.
(Phan Sơn tổng hợp)
Từ ngữ
- Phạm Ngũ Lão (1255 – 1320): người làng Phù Ủng, huyện Đường Hào, nay thuộc huyện Ấn Thi, tỉnh Hưng Yên.
- Trần Hưng Đạo (1231 – 1300): tên thật là Trần Quốc Tuấn, tước hiệu Hưng Đạo Đại Vương, nhà chính trị, nhà quân sự kiệt xuất thời Trần.
- Bình thư: sách viết về quân sự thời cổ.
- Hiền tài: người tài cao, học rộng và có đạo đức.
Câu văn nào nói về tài năng của Phạm Ngũ Lão khi còn nhỏ?