Danh sách câu hỏi

Có 19,418 câu hỏi trên 389 trang
SỰ TÍCH CON RỒNG CHẦU TIÊN Ngày xưa, ở miền đất Lạc Việt có một vị thần tên là Lạc Long Quân. Thần mình rồng, thường ở dưới nước, thỉnh thoảng lên sống trên cạn, sức khoẻ vô địch, có nhiều phép lạ. Bấy giờ, ở vùng núi cao có nàng Âu Cơ xinh đẹp tuyệt trần, nghe vùng đất Lạc Việt có nhiều hoa thơm cỏ lạ bèn tìm đến thăm. Hai người gặp nhau, kết thành vợ chồng. Ít lâu sau, Âu Cơ có mang. Đến kì sinh, chuyện thật lạ, nàng sinh ra cái bọc trăm trứng. Trăm trứng nở ra một trăm người con hồng hào, đẹp đẽ lạ thường. Đàn con lớn nhanh như thổi, mặt mũi khôi ngô, khoẻ mạnh như thần. Sống với nhau được ít lâu, Lạc Long Quân bàn với vợ: – Ta vốn nòi rồng ở miền nước thẳm, nàng là dòng tiên ở chốn non cao. Kẻ trên cạn, người dưới nước, tập quán khác nhau, khó mà ở cùng nhau lâu dài được. Nay ta đem năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương, khi có việc thì giúp đỡ lẫn nhau, đừng quên lời hẹn. Một trăm người con của Lạc Long Quân và Âu Cơ sau này trở thành tổ tiên của người Việt. Người con trưởng theo Âu Cơ được tôn lên làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, đóng đô ở đất Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang. Con trai vua gọi là Lang, con gái vua gọi là Mị Nương; khi cha mất thì ngôi được truyền cho con trưởng, mười mấy đời truyền nối ngôi vua đều lấy hiệu là Hùng Vương, không hề thay đổi. Cũng bởi sự tích này mà về sau, người Việt ta thường tự hào xưng là con Rồng cháu Tiên và thân mật gọi nhau là đồng bào. (Theo Nguyễn Đổng Chi) Từ ngữ - Miền đất Lạc Việt: miền đất mà người Lạc Việt sinh sống, chủ yếu thuộc Bắc Bộ nước ta ngày nay. - Phong Châu: tên gọi một vùng đất cổ, nay thuộc tỉnh Phú Thọ. - Đồng bào (cùng một bọc): những người cùng giống nòi, cùng đất nước. (Sử dụng từ điển để tìm nghĩa của các từ: khôi ngô, tập quán.) Lạc Long Quân và Âu Cơ được giới thiệu như thế nào?
Diện mạo mới của Ea Lâm Xã Ea Lâm (huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên) từng được biết đến là xã không có điện, đường, trường, trạm y tế, nước sạch, công trình công cộng. Nhưng gần đây, Ea Lâm đã thay đổi nhiều. Trước kia, người dân đi từ quốc lộ vào bản trên lối mòn tự mở. Nay, họ có thể chạy xe trên đường nhựa và những cây cầu kiên cố. Ngày mới thành lập, xã không có trụ sở. Bây giờ, người dân có thể tới Uỷ ban xã để giải quyết công việc. Trẻ em có trường trong xã để học. Người ốm có thầy thuốc ở trạm y tế xã tận tình chăm sóc. Đã từ lâu, đất ruộng Ea Lâm bị bỏ hoang vi khô cần, nhiều nhà phải lo ăn từng bữa. Từ ngày có công trình thuỷ lợi, nước về tận ruộng, nhà nhà đẩy lúa. Ở Ea Lâm bây giờ, nhà nào cũng có ti vi, xe máy, nhà của khang trang, nước sạch đến tận nhà. Ea Lâm giờ đây đã trở thành vùng quê no ấm. Theo Hoàng Hà Thế - Ngọc Ánh Trước kia, đời sống của người dân Ea Lâm khó khăn như thế nào? Tìm các ý đúng: a, Trụ sở xã và trường học được xây dựng sơ sài, đơn giản. b, Người dân phải đi từ quốc lộ vào bản trên lối mòn tự mở. c, Đất ruộng bị bỏ hoang vì thiếu nước, nhiều gia đình không đủ ăn. d, Không có trụ sở điện, đường, trường, trạm y tế, nước sạch, công trình công cộng.