Danh sách câu hỏi
Có 19,418 câu hỏi trên 389 trang
* Nội dung chính Nghìn thang thuốc bổ
Nghìn thang thuốc bổ
Một ngày cuối tháng 12 năm 1954, giữa lúc công việc khôi phục đất nước sau chiến tranh còn đang rất bộn bề, Bác Hồ đến thăm Bệnh viện Bạch Mai.
Bệnh viện đã chuẩn bị sẵn sàng phòng họp đón Bác. Nhưng Bác không tới phòng họp mà tôi thăm nhà bếp, phòng thí nghiệm trước. Qua các phòng bệnh nhân, Bác ân cần thăm hỏi, chúc mọi người yên tâm chữa bệnh cho mau khỏi.
Khi Bác bước vào phòng họp, những tiếng vỗ tay hoan hô vang dậy như sóng trào, hết đợt này đến đợt khác. Bác thay mặt Chính phủ khen ngợi cán bộ, nhân viên đã nỗ lực làm việc. Bác khuyên mọi người thi đua: “Com ngon, thuốc đúng, phục vụ tận tuỵ, nhất định bệnh nhân mau khỏi, nhà thương mau tiến.".
Trước khi ra về, Bác tặng lại cụ Dưỡng, người giữ xe nhiều tuổi nhất ở bệnh viện bó hoa mà cán bộ, nhân viên bệnh viện đã tặng Bác.
Một tuần sau, Bác gửi tặng bệnh viện năm thùng đường và năm chai mật ong. Ai cũng cảm động trước sự quan tâm của Bác. Có bệnh nhân xúc động nói: “Quà Cụ gửi cho tôi bằng nghìn thang thuốc bổ.”.
Theo sách 118 chuyện kể về Bác Hồ
Bài đọc kể chuyện Bác Hồ đến thăm Bệnh viện Bạch Mai vào thời gian nào? Tìm ý đúng.
a) Năm 1954.
b) Năm 1960
c) Năm 1969.
d) Năm 1975.
* Nội dung chính Chọn đường
Trong cuộc đời có nhiều khó khăn, buộc ta phải đứng giữa những lựa chọn của cuộc đời. Song lựa chọn con đường hướng tới cái thiện, hướng tới điều ích lợi, đem mình sống cho cái chung, vì lợi ích chung ắt hẳn là con đường tốt nhất.
Chọn đường
Nguyễn Bá Tĩnh mồ côi cha mẹ từ năm lên sáu. Cậu được một vị hoà thượng đưa về nuôi. Ở chùa, cậu ngày đêm dùi mài kinh sử để chuẩn bị đi thi.
Thế rồi, tai hoạ bỗng ập đến. Một bệnh lạ hoành hành dữ dội, giết chết bao mạng người. Trước cảnh ấy, Bá Tĩnh không còn lòng dạ nào nghĩ đến việc thi cử nữa. Sau nhiều ngày suy nghĩ, Bá Tĩnh quyết định chọn con đường làm thuốc cứu người. Cậu quên ăn quên ngủ, nghiền ngẫm sách thuốc. Nhưng, ngay cả những thầy thuốc nổi tiếng bấy giờ cũng đều bó tay, một thầy thuốc tự học như cậu thì làm gì được!
Rồi dịch bệnh qua đi. Bá Tĩnh được tin năm sau vua mở khoa thi tiến sĩ. Cảm thấy nếu đỗ đạt cao, có uy tín thì con đường làm thuốc sẽ dễ dàng hơn, Bá Tĩnh quyết định đi thi. Ngay kì thi ấy, Bá Tĩnh có tên trên bảng vàng. Ngày các tân khoa vào chầu vua, nhà vua hỏi ông:
– Trẫm nghe nói khanh đã dày công thu góp được nhiều phương thuốc hay. Trẫm muốn cho khanh làm ngự y. Ý khanh thế nào?
- Muôn tâu Hoàng thượng – Bá Tĩnh đáp – được Hoàng thượng giao cho việc lớn, thần xin tạ ơn. Nhưng thần tài hèn sức mọn, lại chuyên làm thuốc Nam, e chỉ hợp trị bệnh cho dân thường thôi.
Đức vua không quở trách mà rất hài lòng:
– Khanh chăm lo cho thần dân của trẫm cũng là lo cho trẫm rồi.
Từ đó, Bá Tĩnh dốc sức vào việc trồng thuốc, trị bệnh. Ông mở lớp dạy học trò, miệt mài viết hai bộ sách chỉ dẫn các phương pháp để phòng và chữa bệnh bằng thuốc Nam cùng các phép ngoại khoa đơn giản. Ông được coi là ông Tổ của ngành thuốc Nam.
Theo QUỲNH CƯ
Hoàn cảnh của danh y Tuệ Tĩnh lúc nhỏ thế nào?
TRÊN KHÓM TRE ĐẦU NGÕ
Một ngày đầu hè, có đôi cò bay đến, đỗ trên khóm tre đầu ngõ nhà ông cháu Bua Kham. Gió đu đưa cành lá làm vợ chồng cò thỉnh thoảng phải rướn chân và khẽ vỗ cánh để lấy thăng bằng. Mấy hôm sau, trên cành tre đã thấy một tổ cò làm bằng cọng và lá tre khô.
Chẳng bao lâu, Bua Kham nghe thấy tiếng cò con. Chúng kêu ríu rít trong tổ. Lúc rảnh, Bua Kham thường ra đứng dưới khóm tre. Chẳng gì thương bằng xem lũ cò con đòi ăn. Cứ thoáng thấy đôi cánh trắng chập chờn ở xa là chúng quơ quơ cái đầu trụi lông trên ổ lá. Chúng há rộng cặp mỏ mềm và kêu khàn khàn.Một buổi, trời nổi bão lớn. Mưa tạt rát mặt. Cả gia đình cò run rầy, ướt sũng nên trông càng gầy nhom, xơ xác. Cơn gió mạnh bỗng ào đến. Mấy chú cò con bị hất lên và ngã nhào. Vợ chồng cò muốn lao xuống cứu con, nhưng cánh đã ướt nên đành bám lấy cành tre và kêu quác quác buồn thảm.
Tan bão, Bua Kham nhìn thấy lũ cò con nằm run run dưới đất, giữa đống lá ngổn ngang. Người ta bảo có thể nhặt lũ cò con về nuôi. Chúng sẽ quen nhà và đi tha thẩn bắt ruồi trên sân. Nhưng Bua Kham không muốn làm tan tác cái gia đình cò bé bỏng. Bọn cò con nhỏ quá, trả chúng về cho bố mẹ chúng thì hơn.
Bua Kham gọi ông. Ông bắc thang, đem đặt lũ cò con vào chiếc tổ cũ. Mùa sinh nở năm sau, vợ chồng có rủ thêm ba bốn chục cặp cò bạn cùng đến. Chúng rủ cả những đôi cò lửa đỏ như ánh chớp và những đôi vạc xám như bóng chiều. Khắp vùng, không đâu vui bằng vườn nhà ông cháu Bua Kham.
(Theo Vũ Hùng)
Đôi cò bay đến khóm tre nhà Bua Kham để làm gì? Chi tiết nào giúp em biết điều đó?