Danh sách câu hỏi

Có 19,418 câu hỏi trên 389 trang
* Nội dung chính Tôn vinh sáng tạo Dù là những trí thức khoa học hay những người chân lấm tay bùn lao động chân tay, họ vẫn không ngừng thôi thúc bản thân phấn đấu xây dựng đất nước phát triển đi lên bằng nhiều cách, nhiều con đường khác nhau. Tôn vinh sáng tạo 1. Giải thưởng sáng tạo Giải thưởng Cô-va-lép-xcai-a được lập ra để tôn vinh những tập thể, cá nhân các nhà khoa học nữ có thành tích xuất sắc. Năm 2021, giải thưởng này đã được trao cho Giáo sư Nguyễn Thị Thanh Mai (Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh) về kết quả nghiên cứu một số sản phẩm thuốc từ được liệu trong nước và Giáo sư Nguyễn Minh Thuỷ (Trường Đại học Cần Thơ) về giải pháp lâu dài hỗ trợ nông dân tiêu thụ nông sản. 2. Phù thuỷ máy nông nghiệp Trong thời gian đi lao động ở I-xra-en, ông Phạm Văn Hát đã chế tạo thành công máy bón phân. Về nước, ông chế tạo và cải tiến hơn 30 loại máy móc phục vụ nông nghiệp như rô bốt gieo hạt, máy phun thuốc sâu, máy đánh luống, máy cày hai lưỡi,... Rô bốt gieo hạt của ông được xuất khẩu sang 14 nước. Ông đã được Chủ tịch Nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba. Theo các báo Tuổi Trẻ, Thanh Niên Giải thưởng Cô-va-lép-xcai-a được lập ra nhằm mục đích gì?
* Nội dung chính Ba nàng công chúa Không chỉ nam nhi, nữ nhi cũng có những tài năng, những đóng góp không hề nhỏ, làm nên thành công trong các trận chiến. Bằng sức mình, họ đã góp phần giúp cho chiến tranh đi xa, hoà bình nhanh chóng trở lại. Ba nàng công chúa Vua San-ta có ba nàng công chúa rất xinh đẹp và giỏi giang. Năm ấy, đất nước có giặc ngoại xâm mà vua tuổi đã cao, sức đã yếu. Ba nàng công chúa cùng nhau đến xin vua cha cho ra trận nhưng đức vua khoát tay, bảo: – Các con mảnh mai như thế thì làm được gì nào? Ba nàng công chúa lẳng lặng từ biệt cha. Đến nơi bị giặc bao vây, công chúa cả ôm đàn lên mặt thành, bắt đầu hát. Nàng hát những làn điệu dân ca với giọng ấm áp, mê hồn. Lính giặc sửng sốt rồi chẳng ai bảo ai cũng hạ vũ khí, ngây người lắng nghe. Công chúa chuyển sang một điệu dân vũ, tất cả đều nhảy múa và hát theo. Đêm xuống, công chúa út thay chị kể chuyện cho lĩnh giặc nghe. Đó là chuyện mẹ già tựa cửa mong con; người vợ, người con vắng chồng, vắng cha đang lam lũ, vất vả nơi quê nhà,... Câu chuyện của nàng khiến toàn bộ lĩnh giặc muốn lập tức trở về quê hương. Hôm sau, tướng giặc đành đầu hàng và xin đức vua cấp thêm ngựa xe, lương thực để chúng rút quân. Nhưng kho lương đã cạn, ngựa cũng đã chết gần hết. Biết làm sao đây! Lúc đó, công chúa hai vung bút vẽ hàng đoàn xe ngựa nối đuôi nhau. Nàng chấm bút vào mắt từng con ngựa. Lập tức, cả đoàn ngựa hí vang, những cỗ xe lương thực lăn bánh trước con mắt kinh ngạc của mọi người. Tiếng đồn về ba nàng công chúa bay đi rất xa. Đức vua rất tự hào về ba cô con gái, còn các vương quốc láng giềng thì từ đó sống với nhau rất thân ái, chan hoà. Theo THU HẰNG Tìm những chi tiết nói lên quyết tâm bảo vệ đất nước của ba nàng công chúa.
* Nội dung chính Nhà bác học của đồng ruộng Nhà bác học không phải là người cao xa, chỉ chuyên tâm ở trong phòng thí nghiệm với những phát minh xa vời, thiếu thực tế. Đó có thể là những thứ giản đơn, thiết thực, giúp ích cho đất nước và bài toán của những người làm kinh tế khó khăn, vất vả như người nông dân. Nhà bác học của đồng ruộng Lương Định Của là một nhà nông học xuất sắc và là cha đẻ của nhiều giống cây trồng mới. Rất nhiều sản phẩm nông nghiệp được nông dân gắn liền với tên của ông một cách thân thiết: dưa ông Của, cà chua ông Của, lúa ông Của,... Còn bạn bè trìu mến gọi ông là “nhà bác học của đồng ruộng". Là viện trưởng một viện nghiên cứu nhưng Lương Định Của vẫn làm việc trong một căn phòng rất đơn sơ. Ngoài giờ lên lớp, ông thường xắn quần, lội trên những cánh đồng thí nghiệm. Ông là người đầu tiên ứng dụng một cách sáng tạo các kĩ thuật canh tác của nước ngoài vào việc trồng lúa ở Việt Nam như: cấy chăng dây thẳng hàng, cấy ngửa tay để cây lúa không bị ngập quá sâu xuống bùn,... Có lần, một người bạn nước ngoài gửi cho viện nghiên cứu của ông mười hạt thóc giống quý. Giữa lúc ấy, trời rét đậm. Ông Của bảo: “Không thể để những hạt giống quý này nảy mầm rồi chết vì rét.". Ông chia mười hạt thóc giống làm hai phần. Năm hạt, ông gieo trong phòng thí nghiệm. Năm hạt còn lại, ông ngâm nước ấm, gói vào khăn, tối tối ủ trong người, trùm chăn ngủ để hơi ấm của cơ thể làm cho thóc nảy mầm. Sau đợt rét kéo dài, chỉ có năm hạt thóc ông Của ủ trong người là giữ được mầm xanh. Ông Lương Định Của không còn nữa nhưng những giống cây ông để lại và tên tuổi ông vẫn còn khắc sâu trong tâm trí của người dân Việt Nam. Ông đã được Nhà nước trao tặng danh hiệu Anh hùng Lao động, Huân chương Lao động hạng Nhất và Giải thưởng Hồ Chí Minh. Theo MINH CHUYÊN Tìm trong đoạn 1 những tên gọi thể hiện sự đánh giá đối với tài năng và đóng góp của ông Lương Định Của.  
* Nội dung chính Ông Yết Kiêu Là một người tài năng phi thường, thêm cả tài ứng đối rảo hoạt, nắm thóp quân địch, Yết Kiêu đã giúp quân thù khiếp sợ về nước Nam ta. Cho thấy Việt Nam còn nhiều cơ hội và phần thắng trong các trận đánh giành độc lập dân tộc về sau nữa. Ông Yết Kiêu Thời nhà Trần có một người tên là Yết Kiêu, sức khoẻ phi thường. Đặc biệt, ông bơi lội rất tài. Mỗi lần ông lặn xuống biển, người ta cứ tưởng như ông đi trên đất liền. Nhiều khi ông sống ở dưới nước sáu, bảy ngày mới lên. Hồi ấy, giặc Nguyên sang cướp nước ta. Chúng cho một trăm chiếc tàu lớn tiến vào của biển Vạn Ninh. Nhà vua sai sứ giả đi tìm người đánh giặc. Yết Kiêu bèn tìm đến, tâu vua rằng: – Thần tuy tải hèn sức yếu nhưng cũng quyết cho lũ giặc vào bụng cả. Vua hỏi: – Nhà ngươi cần bao nhiêu người, bao nhiêu thuyền bè? – Tâu Bệ hạ, thần chỉ cần một cái dũi sắt, một chiếc búa – ông đáp. Một mình ông lặn xuống biển, tìm đáy tàu giặc, đục thủng tàu. Tàu giặc đắm hết chiếc này đến chiếc khác. Quân giặc vô cùng sợ hãi. Mãi về sau, giặc đem một cái ống nhòm thuỷ tinh có phép nhìn thấu qua nước, thấy ông đi lại thoăn thoắt như đi trên bộ. Chúng bèn đem cái vỏ bằng sắt, nhân lúc ông đang mải đục một chiếc tàu, buông xuống chụp lấy ông. Bắt được Yết Kiêu, giặc tra khảo ông: - Nước Nam có bao nhiêu kẻ lặn được như ngươi? Ông bảo chúng: – Không kể những người đi lại dưới nước suốt mười ngày không lên, còn như hạng ta thì một trăm chiếc tàu của chúng bay cũng không chở hết. Giặc dụ dỗ ông đưa chúng đi bắt những người khác. Ông giả vờ nghe theo, rồi thừa lúc chúng vô ý, nhảy xuống nước trốn đi. Bấy giờ quân giặc đã bị thiệt hại khá nặng, lại nghe nói nước Nam nhiều người có tài lặn nên đành phải quay tàu trở về, không dám quấy nhiễu nữa. Theo VŨ NGUYÊN HÀNH Tìm những chi tiết trong đoạn 1 cho thấy Yết Kiêu có tài bơi lặn phi thường.
* Nội dung chính Trời mưa Sự quan tâm và giúp đỡ lẫn nhau là cần thiết trong cuộc sống. Đó là cơ sở để gây dựng một cộng đồng đoàn kết, thân thiện và cùng nhau phát triển. Trời mưa Bác Lợi đang làm việc ở cơ quan, bỗng trời tối sầm lại, mây đen kéo đến, rồi mưa đổ xuống như trút. Bác sực nhớ ở nhà có chiếc chăn dạ, hai cái áo len phơi ngoài sân. Trước khi đi làm, bác lại quên nhờ Tuấn ở nhà bên cạnh để ý hộ. Cả nhà bác hôm nay đi vắng. Cơ quan ở xa quá, bác đành chịu. Thôi thế là chăn, áo hôm nay ướt hết! Nghĩ vậy, bác không yên. Tan giờ làm việc, bác đạp xe thật nhanh về nhà. Về đến nhà, bác không nhìn thấy chăn dạ và áo len ở ngoài sân đâu cả. Cửa vào nhà vẫn khóa. Bắc đang ngơ ngác thì Tuấn ở nhà bên cạnh chạy sang nói: – Bác ơi, thấy trời sắp mưa to, cháu chạy sang thu chăn dạ và áo len cho bác, cháu để cả ở trong nhà cháu đấy, bác ạ! – Bác phơi ở dây thép cao như thế, cháu làm thế nào lấy xuống được? – Cháu vào nhà, bê ghế ra rồi cháu đứng lên ghế, rút cả xuống. Vừa mang chăn và áo vào nhà thì mưa sập xuống. Bác Lợi nhìn Tuấn âu yếm: – Nếu không có cháu thì hôm nay chăn và áo của bác ướt hết. Bác cảm on cháu. Tuấn lễ phép chào bác Lợi rồi trở về nhà. Theo XUÂN VŨ Vì sao bác Lợi lo lắng khi thấy trời mưa? Tìm các ý đúng: a) Vì bác không thể phơi chăn dạ và áo len. b) Vì bác phơi chăn dạ và áo len ở nhà. c) Vì bác quên dặn Tuấn cất giúp chăn, áo nếu trời mưa. d) Vì bác đang ở xa, không kịp về cất chăn dạ và áo len.