Soạn Tiếng Việt 4 Cánh diều Bài 7: Người ta là hoa đất có đáp án
35 người thi tuần này 4.6 648 lượt thi 48 câu hỏi
🔥 Đề thi HOT:
Đề thi Tiếng Việt 4 Giữa học kì 2 có đáp án (Đề 1)
Đề kiểm tra cuối kì 2 Tiếng Việt lớp 4 KNTT có đáp án (Đề 5)
Đề kiểm tra cuối kì 2 Tiếng Việt lớp 4 KNTT có đáp án (Đề 3)
Đề kiểm tra cuối kì 2 Tiếng Việt lớp 4 KNTT có đáp án (Đề 8)
Đề kiểm tra cuối kì 2 Tiếng Việt lớp 4 KNTT có đáp án (Đề 10)
Đề kiểm tra cuối kì 2 Tiếng Việt lớp 4 KNTT có đáp án (Đề 4)
Đề thi Tiếng Việt 4 Cuối học kì 2 có đáp án (Đề 9)
Đề kiểm tra cuối kì 2 Tiếng Việt lớp 4 KNTT có đáp án (Đề 2)
Nội dung liên quan:
Danh sách câu hỏi:
Câu 1
Em hiểu câu “Người ta là hoa đất.” như thế nào?
Gợi ý
a) Con người là những bông hoa của Trái Đất.
b) Con người là vốn quý của đất trời.
c) Ý kiến khác (nêu ý kiến đó).
Em hiểu câu “Người ta là hoa đất.” như thế nào?
Gợi ý
a) Con người là những bông hoa của Trái Đất.
b) Con người là vốn quý của đất trời.
c) Ý kiến khác (nêu ý kiến đó).

Lời giải
Em hiểu câu “Người ta là hoa đất” nghĩa là con người là những bông hoa của Trái Đất. Chính con người làm nên vẻ đẹp cho Trái Đất này.
Câu 2
Vì sao con người được ca ngợi như vậy?
Gợi ý
a) Vì con người rất đẹp.
b) Vì con người rất có tài.
c) Vì con người biết làm đẹp Trái Đất.
d) Ý kiến khác (nêu ý kiến đó).
Vì sao con người được ca ngợi như vậy?
Gợi ý
a) Vì con người rất đẹp.
b) Vì con người rất có tài.
c) Vì con người biết làm đẹp Trái Đất.
d) Ý kiến khác (nêu ý kiến đó).

Lời giải
Con người được ca ngợi như vậy, vì với những tài năng, sự sáng tạo của con người, con người đã làm Trái Đất phát triển, làm đẹp cho Trái Đất. Con người như những “bông hoa” cho Trái Đất thêm xinh.
Câu 3
* Nội dung chính Ông Yết Kiêu
Là một người tài năng phi thường, thêm cả tài ứng đối rảo hoạt, nắm thóp quân địch, Yết Kiêu đã giúp quân thù khiếp sợ về nước Nam ta. Cho thấy Việt Nam còn nhiều cơ hội và phần thắng trong các trận đánh giành độc lập dân tộc về sau nữa.
Ông Yết Kiêu
Thời nhà Trần có một người tên là Yết Kiêu, sức khoẻ phi thường. Đặc biệt, ông bơi lội rất tài. Mỗi lần ông lặn xuống biển, người ta cứ tưởng như ông đi trên đất liền. Nhiều khi ông sống ở dưới nước sáu, bảy ngày mới lên.
Hồi ấy, giặc Nguyên sang cướp nước ta. Chúng cho một trăm chiếc tàu lớn tiến vào của biển Vạn Ninh. Nhà vua sai sứ giả đi tìm người đánh giặc. Yết Kiêu bèn tìm đến, tâu vua rằng:
– Thần tuy tải hèn sức yếu nhưng cũng quyết cho lũ giặc vào bụng cả.
Vua hỏi:
– Nhà ngươi cần bao nhiêu người, bao nhiêu thuyền bè?
– Tâu Bệ hạ, thần chỉ cần một cái dũi sắt, một chiếc búa – ông đáp.
Một mình ông lặn xuống biển, tìm đáy tàu giặc, đục thủng tàu. Tàu giặc đắm hết chiếc này đến chiếc khác. Quân giặc vô cùng sợ hãi.
Mãi về sau, giặc đem một cái ống nhòm thuỷ tinh có phép nhìn thấu qua nước, thấy ông đi lại thoăn thoắt như đi trên bộ. Chúng bèn đem cái vỏ bằng sắt, nhân lúc ông đang mải đục một chiếc tàu, buông xuống chụp lấy ông. Bắt được Yết Kiêu, giặc tra khảo ông:
- Nước Nam có bao nhiêu kẻ lặn được như ngươi?
Ông bảo chúng:
– Không kể những người đi lại dưới nước suốt mười ngày không lên, còn như hạng ta thì một trăm chiếc tàu của chúng bay cũng không chở hết.
Giặc dụ dỗ ông đưa chúng đi bắt những người khác. Ông giả vờ nghe theo, rồi thừa lúc chúng vô ý, nhảy xuống nước trốn đi. Bấy giờ quân giặc đã bị thiệt hại khá nặng, lại nghe nói nước Nam nhiều người có tài lặn nên đành phải quay tàu trở về, không dám quấy nhiễu nữa.
Theo VŨ NGUYÊN HÀNH
Tìm những chi tiết trong đoạn 1 cho thấy Yết Kiêu có tài bơi lặn phi thường.
* Nội dung chính Ông Yết Kiêu
Là một người tài năng phi thường, thêm cả tài ứng đối rảo hoạt, nắm thóp quân địch, Yết Kiêu đã giúp quân thù khiếp sợ về nước Nam ta. Cho thấy Việt Nam còn nhiều cơ hội và phần thắng trong các trận đánh giành độc lập dân tộc về sau nữa.
Ông Yết Kiêu
Thời nhà Trần có một người tên là Yết Kiêu, sức khoẻ phi thường. Đặc biệt, ông bơi lội rất tài. Mỗi lần ông lặn xuống biển, người ta cứ tưởng như ông đi trên đất liền. Nhiều khi ông sống ở dưới nước sáu, bảy ngày mới lên.
Hồi ấy, giặc Nguyên sang cướp nước ta. Chúng cho một trăm chiếc tàu lớn tiến vào của biển Vạn Ninh. Nhà vua sai sứ giả đi tìm người đánh giặc. Yết Kiêu bèn tìm đến, tâu vua rằng:
– Thần tuy tải hèn sức yếu nhưng cũng quyết cho lũ giặc vào bụng cả.
Vua hỏi:
– Nhà ngươi cần bao nhiêu người, bao nhiêu thuyền bè?
– Tâu Bệ hạ, thần chỉ cần một cái dũi sắt, một chiếc búa – ông đáp.
Một mình ông lặn xuống biển, tìm đáy tàu giặc, đục thủng tàu. Tàu giặc đắm hết chiếc này đến chiếc khác. Quân giặc vô cùng sợ hãi.
Mãi về sau, giặc đem một cái ống nhòm thuỷ tinh có phép nhìn thấu qua nước, thấy ông đi lại thoăn thoắt như đi trên bộ. Chúng bèn đem cái vỏ bằng sắt, nhân lúc ông đang mải đục một chiếc tàu, buông xuống chụp lấy ông. Bắt được Yết Kiêu, giặc tra khảo ông:
- Nước Nam có bao nhiêu kẻ lặn được như ngươi?
Ông bảo chúng:
– Không kể những người đi lại dưới nước suốt mười ngày không lên, còn như hạng ta thì một trăm chiếc tàu của chúng bay cũng không chở hết.
Giặc dụ dỗ ông đưa chúng đi bắt những người khác. Ông giả vờ nghe theo, rồi thừa lúc chúng vô ý, nhảy xuống nước trốn đi. Bấy giờ quân giặc đã bị thiệt hại khá nặng, lại nghe nói nước Nam nhiều người có tài lặn nên đành phải quay tàu trở về, không dám quấy nhiễu nữa.
Theo VŨ NGUYÊN HÀNH

Tìm những chi tiết trong đoạn 1 cho thấy Yết Kiêu có tài bơi lặn phi thường.
Lời giải
Những chi tiết trong đoạn 1 cho thấy Yết Kiêu có tài bơi lặn phi thường:
+ Mỗi lần ông lặn xuống biển, người ta cứ tưởng như ông đi trên đất liền
+ Nhiều khi ông sống ở dưới nước sáu, bảy ngày mới lên
Lời giải
Tác giả tưởng tượng Yết Kiêu có tài năng phi thường như vậy vì tác giả ngưỡng mộ tài năng của Yết Kiêu, ví ông với những cách miêu tả như vậy thì mới xứng với tài năng của ông được.
Lời giải
Yết Kiêu đánh giặc bằng cách dùng dũi sắt để đục thủng tàu của giặc đắm.
Lời giải
Khi bị giặc tra khảo, Yết Kiêu đã thể hiện dũng khí và sự khôn ngoan bằng cách nói khống với quân giặc về tài lặn nước của người nước Nam ta. Số người lặn giỏi một trăm chiếc tàu địch chở cũng không hết.
Lời giải
Ông Yết Kiêu là người có tài năng lặn nước, tài ứng đối phi thường. Không chỉ có tài, người biết đối đáp như Yết Kiêu đã giúp cho nước ta có thêm niềm tin về chiến thắng trong các trận chiến quân thù.
Câu 8
Tìm đọc thêm ở nhà:
– 2 câu chuyện (hoặc 1 câu chuyện, 1 bài thơ) về tài năng, phẩm chất tốt đẹp của con người.
− 1 bài văn (hoặc bài báo) miêu tả hoặc cung cấp thông tin về các nội dung trên.
Tìm đọc thêm ở nhà:
– 2 câu chuyện (hoặc 1 câu chuyện, 1 bài thơ) về tài năng, phẩm chất tốt đẹp của con người.
− 1 bài văn (hoặc bài báo) miêu tả hoặc cung cấp thông tin về các nội dung trên.
Lời giải
* Câu chuyện “Trạng Lường cân voi”:
Một lần sứ nhà Thanh là Chu Hy sang nước ta, vua Thánh Tông sai Lương Thế Vinh ra tiếp. Hy nghe đồn Lương Thế Vinh không những nổi tiếng về văn chương âm nhạc, mà còn tinh thông cả toán học nên mới hỏi:
- Có phải ông làm sách Đại thành toán pháp, định thước đo ruộng đất, chế ra bàn tính của nước Nam đó không?
Lương Thế Vinh đáp:
- Dạ, đúng thế!
Nhân có con voi rất to đang kéo gỗ trên sông, Chu Hy bảo:
- Trạng thử cân xem con voi kia nặng bao nhiêu!
- Xin vâng!
Dứt lời, Vinh xăm xăm cầm cân đi cân voi.
- Tôi xem chiếc cân của ông hơi nhỏ so với con voi đấy! - Hy cười nói.
- Thì chia nhỏ voi ra! Vinh thản nhiên trả lời!
- Ông định mổ thịt voi à? Cho tôi xin một miếng gan nhé!
Lương Thế Vinh tỉnh khô không đáp. Đến bến sông, trạng chỉ chiếc thuyền bỏ không, sai lính dắt voi xuống. Thuyền đang nổi, do voi nặng nên đầm sâu xuống. Lương Thế Vinh cho lính lội xuống đánh dấu mép nước bên thuyền rồi dắt voi lên. Kế đó trạng ra lệnh đổ đá hộc xuống thuyền, thuyền lại đầm xuống dần cho tới đúng dấu cũ thì ngưng đổ đá.
Thế rồi trạng bắc cân lên cân đá. Trạng cho bảo sứ nhà Thanh:
- Ông ra mà xem cân voi!
Sứ Tàu trông thấy cả sợ, nhưng vẫn tỏ ra bình tĩnh coi thường. Khi xong việc, Hy nói:
- Ông thật là giỏi! Tiếng đồn quả không ngoa! Ông đã cân được voi to, vậy ông có thể đo được tờ giấy này dày bao nhiêu không?
Sứ nói rồi xé một tờ giấy bản rất mỏng từ một cuốn sách dày đưa cho Lương Thế Vinh, Hy lại đưa luôn một chiếc thước.
Giấy thì mỏng mà li chia ở thước lại quá thô, Vinh nghĩ giây lát rồi nói:
- Ngài cho tôi mượn cuốn sách!
- Sứ đưa ngay sách cho Lương Thế Vinh với vẻ không tin tưởng lắm.
Lương Thế Vinh lấy thước đo cuốn sách, tính nhẩm một lát rồi nói bề dày tờ giấy.
Kết quả rất khớp với con số đã viết sẵn ở nhà. Nhưng sứ chưa tin tài Lương Thế Vinh, cho là ông đoán mò. Khi nghe Vinh nói việc đo này rất dễ, chỉ cần đo bề dày cả cuốn sách rồi chia đều cho số tờ là ra ngay kết quả thì sứ ngửa mặt lên trời than:
"Danh đồn quả không sai. Nước Nam quả có lắm người tài!"
Lương Thế Vinh quả là kỳ tài! Ông nghĩ ra cách cân đo tài tình ngay cả trong lúc bất ngờ, cần ứng phó nhanh chóng. Gặp vật to thì ông chia nhỏ, gặp vật nhỏ thì ông gộp lại. Phải chăng ý tưởng của Lương Thế Vinh chính là mầm mống của phép tính vi phân (chia nhỏ) và tích phân (gộp lại) mà ngày nay là những công cụ không thể thiếu được của toán học hiện đại.
* Bài thơ “Yêu nước”
Dân ta yêu nước nồng nàn
Sẵn sàng gánh vác giang san Tiên Rồng
Cho dù tuôn đổ máu hồng
Giữ gìn độc lập non sông vững bền.
Biết bao chiến tích tạo nên
Góp phần công sức luyện rèn thép gang
Đẹp thay dáng đứng hiên ngang
Không hề khuất phục chẳng màng lợi danh.
Việt Nam đất nước hùng anh
Bước vào xây dựng đấu tranh ngặt nghèo
Gian nan lội suối trèo đèo
Giữ gìn tâm sáng chống chèo vượt qua.
Nhớ lời ru mẹ thiết tha
Bao lần cơ cực xót xa nhọc nhằn
Mong sao con cháu nên thân
Sánh vai cường quốc nghĩa nhân vẹn gìn.
(Phan Thị Hạnh)
Câu 9
Viết vào phiếu đọc sách:
– Tên bài đọc và một số nội dung chính của bài đọc (sự việc, nhân vật, hình ảnh, câu văn em thích).
– Cảm nghĩ của em về một trong những nội dung trên.
Viết vào phiếu đọc sách:
– Tên bài đọc và một số nội dung chính của bài đọc (sự việc, nhân vật, hình ảnh, câu văn em thích).
– Cảm nghĩ của em về một trong những nội dung trên.
Lời giải
Tên bài đọc: Trạng Lường cân voi.
Nội dung chính của bài đọc: Trạng Lường được sứ giả nhà Thanh thách cân được voi. Trạng Lường với tài toán học đã tìm ra cách cân được số cân nặng của voi. Làm cho sứ giả nhà Thanh bái phục người tài nước Nam.
Cảm nghĩ của em: Trạng Lường là người có tài, đối ứng như thần, giúp cho sứ giả nhà Thanh bái phục trước tài cán tưởng như không ai làm được.
Câu 10
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
“Ông Yết Kiêu” là một câu chuyện mà em thích vì cách kể chuyện rất hấp dẫn. Yết Kiêu có tài bơi lặn rất phi thường, “nhiều khi ông sống dưới nước sáu, bảy ngày mới lên”. Đó là một chi tiết mà người kể tưởng tượng để thể hiện sự khâm phục, yêu quý ông. Nhưng chi tiết phi thường ấy cũng phản ánh một sự thật là Yết Kiêu đã đánh chìm rất nhiều tàu giặc trong những trận thuỷ chiến. Có lần giặc bắt được ông, tra khảo ông, nhưng ông không chịu khuất phục. Ông còn làm cho giặc khiếp sợ và dùng mưu thoát khỏi tay chúng. Câu chuyện “Ông Yết Kiêu" ca ngợi tài năng và dũng khí của một người Việt Nam yêu nước đã để lại cho em những ấn tượng rất sâu sắc.
LÊ HOÀNG
a) Câu mở đoạn có tác dụng gì?
b) Các câu tiếp theo làm rõ lí do người viết thích câu chuyện như thế nào?
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
“Ông Yết Kiêu” là một câu chuyện mà em thích vì cách kể chuyện rất hấp dẫn. Yết Kiêu có tài bơi lặn rất phi thường, “nhiều khi ông sống dưới nước sáu, bảy ngày mới lên”. Đó là một chi tiết mà người kể tưởng tượng để thể hiện sự khâm phục, yêu quý ông. Nhưng chi tiết phi thường ấy cũng phản ánh một sự thật là Yết Kiêu đã đánh chìm rất nhiều tàu giặc trong những trận thuỷ chiến. Có lần giặc bắt được ông, tra khảo ông, nhưng ông không chịu khuất phục. Ông còn làm cho giặc khiếp sợ và dùng mưu thoát khỏi tay chúng. Câu chuyện “Ông Yết Kiêu" ca ngợi tài năng và dũng khí của một người Việt Nam yêu nước đã để lại cho em những ấn tượng rất sâu sắc.
LÊ HOÀNG
a) Câu mở đoạn có tác dụng gì?
b) Các câu tiếp theo làm rõ lí do người viết thích câu chuyện như thế nào?
Lời giải
a) Câu mở đoạn có tác dụng: Giới thiệu câu chuyện, vấn đề mà em yêu thích, muốn miêu tả, kể tả.
b) Các câu tiếp theo làm rõ lí do người viết thích câu chuyện:
+ Tài năng của Yết Kiêu là bơi lội.
+ Những chiến công đánh giặc của ông.
+ Sự gan dạ, mưu trí của Yết Kiêu khi bị giặc bắt tra khảo.
+ Bài học và ý nghĩa từ hình ảnh ông Yết Kiêu.
Lời giải
Câu chuyện em thích trong sách giáo khoa “Tiếng Việt 4, tập một" về người có tài là câu chuyện: “Những hạt thóc giống”.
Lời giải
Em thích câu chuyện đó vì chú bé dám khai sự thật, được vua mến mộ và phong làm người nối ngôi. Nếu là em, em khó có thể có lòng gan dạ, thật thà đến như vậy khi bị doạ sẽ bị xử phạt vì không gieo được thóc.
Câu 13
Hãy nói cảm nghĩ của em về một nhân vật có tài trong những câu chuyện em đã học hoặc đã nghe.
Gợi ý về nội dung trình bày, trao đổi
Nhớ lại những câu chuyện em đã đọc, đã nghe:
– Những câu chuyện đã học trong sách giáo khoa “Tiếng Việt 4, tập một”: “Văn hay chữ tốt”, “Đồng cỏ nở hoa”, “Cô bé ham đọc sách", "Theo đuổi ước mơ”, “Ông Yết Kiêu".
– Những câu chuyện khác em đã đọc, đã nghe.
Hãy nói cảm nghĩ của em về một nhân vật có tài trong những câu chuyện em đã học hoặc đã nghe.
Gợi ý về nội dung trình bày, trao đổi
Nhớ lại những câu chuyện em đã đọc, đã nghe:
– Những câu chuyện đã học trong sách giáo khoa “Tiếng Việt 4, tập một”: “Văn hay chữ tốt”, “Đồng cỏ nở hoa”, “Cô bé ham đọc sách", "Theo đuổi ước mơ”, “Ông Yết Kiêu".
– Những câu chuyện khác em đã đọc, đã nghe.

Lời giải
Cô bé ham đọc sách Ma-ri Quy-ri quả là một người có tài. Khó để tìm thấy người có tình yêu mến, sự ham thích đọc sách đến như vậy. Huống hồ lại đọc để hiểu, để giỏi được như Ma-ri Quy-ri. Việc đọc sách đã giúp Ma-ri Quy-ri có được thành công xứng với công sức và tình yêu nghiên cứu, học tập. Em quả thực ngưỡng mộ và mong ước mình sẽ có được thành công như cô ấy.
Câu 14
Theo em, tài năng của con người nhờ đâu mà có? Chúng ta nên làm gì để trở thành những người tài năng?
Cách trình bày, trao đổi: Thực hiện như đã hướng dẫn ở các bài học trước.
Theo em, tài năng của con người nhờ đâu mà có? Chúng ta nên làm gì để trở thành những người tài năng?
Cách trình bày, trao đổi: Thực hiện như đã hướng dẫn ở các bài học trước.
Lời giải
Theo em, tài năng con người do rèn luyện, cố gắng học hỏi qua từng ngày mà có được.
Để trở thành những người tài năng, chúng ta nên cùng nhau giúp đỡ, thi đua trong học tập. Làm sao để không có ai thụt lại, không ai lười biếng và tiêu cực trong học tập.
Câu 15
* Nội dung chính Nhà bác học của đồng ruộng
Nhà bác học không phải là người cao xa, chỉ chuyên tâm ở trong phòng thí nghiệm với những phát minh xa vời, thiếu thực tế. Đó có thể là những thứ giản đơn, thiết thực, giúp ích cho đất nước và bài toán của những người làm kinh tế khó khăn, vất vả như người nông dân.
Nhà bác học của đồng ruộng
Lương Định Của là một nhà nông học xuất sắc và là cha đẻ của nhiều giống cây trồng mới. Rất nhiều sản phẩm nông nghiệp được nông dân gắn liền với tên của ông một cách thân thiết: dưa ông Của, cà chua ông Của, lúa ông Của,... Còn bạn bè trìu mến gọi ông là “nhà bác học của đồng ruộng".
Là viện trưởng một viện nghiên cứu nhưng Lương Định Của vẫn làm việc trong một căn phòng rất đơn sơ. Ngoài giờ lên lớp, ông thường xắn quần, lội trên những cánh đồng thí nghiệm. Ông là người đầu tiên ứng dụng một cách sáng tạo các kĩ thuật canh tác của nước ngoài vào việc trồng lúa ở Việt Nam như: cấy chăng dây thẳng hàng, cấy ngửa tay để cây lúa không bị ngập quá sâu xuống bùn,...
Có lần, một người bạn nước ngoài gửi cho viện nghiên cứu của ông mười hạt thóc giống quý. Giữa lúc ấy, trời rét đậm. Ông Của bảo: “Không thể để những hạt giống quý này nảy mầm rồi chết vì rét.".
Ông chia mười hạt thóc giống làm hai phần. Năm hạt, ông gieo trong phòng
thí nghiệm. Năm hạt còn lại, ông ngâm nước ấm, gói vào khăn, tối tối ủ trong người, trùm chăn ngủ để hơi ấm của cơ thể làm cho thóc nảy mầm. Sau đợt rét kéo dài, chỉ có năm hạt thóc ông Của ủ trong người là giữ được mầm xanh.
Ông Lương Định Của không còn nữa nhưng những giống cây ông để lại và tên tuổi ông vẫn còn khắc sâu trong tâm trí của người dân Việt Nam. Ông đã được Nhà nước trao tặng danh hiệu Anh hùng Lao động, Huân chương Lao động hạng Nhất và Giải thưởng Hồ Chí Minh.
Theo MINH CHUYÊN
Tìm trong đoạn 1 những tên gọi thể hiện sự đánh giá đối với tài năng và đóng góp của ông Lương Định Của.
* Nội dung chính Nhà bác học của đồng ruộng
Nhà bác học không phải là người cao xa, chỉ chuyên tâm ở trong phòng thí nghiệm với những phát minh xa vời, thiếu thực tế. Đó có thể là những thứ giản đơn, thiết thực, giúp ích cho đất nước và bài toán của những người làm kinh tế khó khăn, vất vả như người nông dân.
Nhà bác học của đồng ruộng
Lương Định Của là một nhà nông học xuất sắc và là cha đẻ của nhiều giống cây trồng mới. Rất nhiều sản phẩm nông nghiệp được nông dân gắn liền với tên của ông một cách thân thiết: dưa ông Của, cà chua ông Của, lúa ông Của,... Còn bạn bè trìu mến gọi ông là “nhà bác học của đồng ruộng".
Là viện trưởng một viện nghiên cứu nhưng Lương Định Của vẫn làm việc trong một căn phòng rất đơn sơ. Ngoài giờ lên lớp, ông thường xắn quần, lội trên những cánh đồng thí nghiệm. Ông là người đầu tiên ứng dụng một cách sáng tạo các kĩ thuật canh tác của nước ngoài vào việc trồng lúa ở Việt Nam như: cấy chăng dây thẳng hàng, cấy ngửa tay để cây lúa không bị ngập quá sâu xuống bùn,...
Có lần, một người bạn nước ngoài gửi cho viện nghiên cứu của ông mười hạt thóc giống quý. Giữa lúc ấy, trời rét đậm. Ông Của bảo: “Không thể để những hạt giống quý này nảy mầm rồi chết vì rét.".
Ông chia mười hạt thóc giống làm hai phần. Năm hạt, ông gieo trong phòng
thí nghiệm. Năm hạt còn lại, ông ngâm nước ấm, gói vào khăn, tối tối ủ trong người, trùm chăn ngủ để hơi ấm của cơ thể làm cho thóc nảy mầm. Sau đợt rét kéo dài, chỉ có năm hạt thóc ông Của ủ trong người là giữ được mầm xanh.
Ông Lương Định Của không còn nữa nhưng những giống cây ông để lại và tên tuổi ông vẫn còn khắc sâu trong tâm trí của người dân Việt Nam. Ông đã được Nhà nước trao tặng danh hiệu Anh hùng Lao động, Huân chương Lao động hạng Nhất và Giải thưởng Hồ Chí Minh.
Theo MINH CHUYÊN

Tìm trong đoạn 1 những tên gọi thể hiện sự đánh giá đối với tài năng và đóng góp của ông Lương Định Của.
Lời giải
Những tên gọi thể hiện sự đánh giá đối với tài năng và đóng góp của ông Lương Định Của: nhà nông học xuất sắc, cha đẻ của nhiều giống cây trồng mới, dưa ông Của, cà chua ông Của, lúa ông Của, nhà bác học của đồng ruộng.
Lời giải
Chi tiết ở đoạn 2 cho thấy ông Lương Định Của sống và làm việc giản dị, tiết kiệm và thực tế. Ông không ngại khó và trực tiếp tham gia vào những công đoạn vất vả của người nông dân để nghiên cứu, tìm tòi.
Lời giải
Để bảo vệ giống lúa quý, ông Của đã làm như sau:
+ Ông chia mười hạt thóc giống làm hai phần.
+ Năm hạt, ông gieo trong phòng thí nghiệm.
+ Năm hạt còn lại, ông ngâm nước ấm, gói vào khăn, tối tối ủ trong người, trùm chăn ngủ để hơi ấm của cơ thể làm cho thóc nảy mầm
Hành động đó nói lên đức tính trân quý những thứ quý giá, sự tích cực trong nghiên cứu và nghĩ cách để gìn giữ, bảo vệ duy trì hạt thóc quý không bị mai một.
Lời giải
Những cống hiến của ông Lương Định Của đã được ghi nhận với những phần thưởng: được Nhà nước trao tặng danh hiệu Anh hùng Lao động, Huân chương Lao động hạng Nhất và Giải thưởng Hồ Chí Minh.
Lời giải
Nhờ nghiên cứu và tìm tòi không ngừng, với những thí nghiệm vất vả, những sự lục lọi tri thức giữa trong và ngoài nước. Cùng với sự quan hệ, cộng tác giữa những người thân quen, giúp cho ông Lương Định Của có được thành công, có những cống hiến lớn như vậy cho đất nước.
Câu 20
Đọc đoạn văn sau và tìm các câu mở đoạn, kết đoạn:
“Chiếc ví" là câu chuyện mà em rất thích, vì nội dung thú vị và có ý nghĩa sâu sắc. Câu chuyện kể về một cậu bé nghèo đã trả lại chiếc vĩ nhặt được của nhà từ thiện và chỉ xin ông một đô la. Lúc đầu nhà từ thiện ngạc nhiên, sau đó rất xúc động. Hoá ra cậu bé không có cả một đô la để gọi điện thoại báo cho ông đến nhận vĩ mà phải vay tiền người khác. Cậu bé xin một đô la, vừa bằng đúng số tiền cậu đã vay và cần phải trả. Mặc dù nghèo khó, cậu bé không tham lam. Cậu rất trung thực và biết giữ lời hứa. Một điều thú vị nữa là sự thay đổi của người trợ lí trong chuyện. Lúc đầu, anh ta có những ý nghĩ xấu về cậu bé nghèo. Nhưng khi chứng kiến hành động của cậu bé, anh cảm thấy xấu hổ vì đã có những ý nghĩ sai. Qua câu chuyện, em hiểu rằng trung thực là phẩm chất rất đáng quý và không nên đánh giá người khác qua vẻ bề ngoài của họ.
PHƯƠNG THẢO
Đọc đoạn văn sau và tìm các câu mở đoạn, kết đoạn:
“Chiếc ví" là câu chuyện mà em rất thích, vì nội dung thú vị và có ý nghĩa sâu sắc. Câu chuyện kể về một cậu bé nghèo đã trả lại chiếc vĩ nhặt được của nhà từ thiện và chỉ xin ông một đô la. Lúc đầu nhà từ thiện ngạc nhiên, sau đó rất xúc động. Hoá ra cậu bé không có cả một đô la để gọi điện thoại báo cho ông đến nhận vĩ mà phải vay tiền người khác. Cậu bé xin một đô la, vừa bằng đúng số tiền cậu đã vay và cần phải trả. Mặc dù nghèo khó, cậu bé không tham lam. Cậu rất trung thực và biết giữ lời hứa. Một điều thú vị nữa là sự thay đổi của người trợ lí trong chuyện. Lúc đầu, anh ta có những ý nghĩ xấu về cậu bé nghèo. Nhưng khi chứng kiến hành động của cậu bé, anh cảm thấy xấu hổ vì đã có những ý nghĩ sai. Qua câu chuyện, em hiểu rằng trung thực là phẩm chất rất đáng quý và không nên đánh giá người khác qua vẻ bề ngoài của họ.
PHƯƠNG THẢO
Lời giải
Câu mở đoạn là: “Chiếc ví" là câu chuyện mà em rất thích, vì nội dung thú vị và có ý nghĩa sâu sắc.
Câu kết đoạn là: Qua câu chuyện, em hiểu rằng trung thực là phẩm chất rất đáng quý và không nên đánh giá người khác qua vẻ bề ngoài của họ.
Lời giải
Nội dung câu mở đoạn và câu kết đoạn có điểm giống và khác nhau như sau:
+ Điểm giống: Cùng nói về chủ đề chiếc ví và những nội dung xoay quanh câu chuyện này.
+ Điểm khác: Ở câu mở đoạn, là nêu việc thích và yêu thích câu chuyện một cách chung chung; Ở câu kết đoạn, thể hiện rõ yếu tố và bài học rút ra từ câu chuyện.
Câu 22
Tìm câu chủ đề trong các đoạn văn sau:
a) Trong những câu chuyện đã đọc gần đây, em thích nhất là truyện “Lá cờ thêu sáu chữ vàng” của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng. Truyện kể về người thiếu niên anh hùng Trần Quốc Toản. Quốc Toản còn nhỏ tuổi mà rất sốt sắng lo việc nước. Chàng đã tập hợp sáu trăm tráng sĩ thành một đội quân dưới lá cờ thêu sáu chữ vàng: “Phá cường địch, báo hoàng ân”. Đội quân của người thiếu niên anh hùng đã lập được nhiều chiến công vang dội, góp phần đánh thắng giặc Nguyên hung hãn. Truyện "Lá cờ thêu sáu chữ vàng" để lại cho em ấn tượng rất sâu sắc về lòng yêu nước của thiếu nhi Việt Nam.
LÊ SỬ
b) Hoa sầu riêng trổ vào cuối năm. Gió đưa hương thơm ngát như hương cau, hương buổi toả khắp khu vườn. Hoa đậu từng chùm, màu trắng ngà. Cánh hoa nhỏ như vảy cá, hao hao giống cánh sen con, lác đác vài nhuỵ li ti giữa những cánh hoa.
MAI VĂN TẠO
Tìm câu chủ đề trong các đoạn văn sau:
a) Trong những câu chuyện đã đọc gần đây, em thích nhất là truyện “Lá cờ thêu sáu chữ vàng” của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng. Truyện kể về người thiếu niên anh hùng Trần Quốc Toản. Quốc Toản còn nhỏ tuổi mà rất sốt sắng lo việc nước. Chàng đã tập hợp sáu trăm tráng sĩ thành một đội quân dưới lá cờ thêu sáu chữ vàng: “Phá cường địch, báo hoàng ân”. Đội quân của người thiếu niên anh hùng đã lập được nhiều chiến công vang dội, góp phần đánh thắng giặc Nguyên hung hãn. Truyện "Lá cờ thêu sáu chữ vàng" để lại cho em ấn tượng rất sâu sắc về lòng yêu nước của thiếu nhi Việt Nam.
LÊ SỬ

b) Hoa sầu riêng trổ vào cuối năm. Gió đưa hương thơm ngát như hương cau, hương buổi toả khắp khu vườn. Hoa đậu từng chùm, màu trắng ngà. Cánh hoa nhỏ như vảy cá, hao hao giống cánh sen con, lác đác vài nhuỵ li ti giữa những cánh hoa.
MAI VĂN TẠO
Lời giải
a) Câu chủ đề là câu: Truyện "Lá cờ thêu sáu chữ vàng" để lại cho em ấn tượng rất sâu sắc về lòng yêu nước của thiếu nhi Việt Nam.
b) Câu chủ đề là câu: Hoa sầu riêng trổ vào cuối năm.
Câu 23
Viết thêm câu chủ đề vào các đoạn văn sau:
a) Nghe tin quân Nguyên xâm lược đất Việt, ông xin nhà vua cho ra trận chỉ với vũ khí là búa và dùi sắt để giết giặc. Một lần, khi đục thuyền giặc, ông bị chúng bắt. Ông nhanh trí vỡ dẫn địch đi bắt người đục thuyền, rồi nhân lúc chúng sơ ý, ông nhảy xuống biển sâu trốn thoát.
LÊ NGỌC THẢO
b) Sơn Tinh có thể dùng phép bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành luỹ đất, ngăn chặn dòng lũ. Thuỷ Tinh có thể hô mưa gọi gió, làm thành dông bão rung chuyển cả bầu trời.
Truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh
Viết thêm câu chủ đề vào các đoạn văn sau:
a) Nghe tin quân Nguyên xâm lược đất Việt, ông xin nhà vua cho ra trận chỉ với vũ khí là búa và dùi sắt để giết giặc. Một lần, khi đục thuyền giặc, ông bị chúng bắt. Ông nhanh trí vỡ dẫn địch đi bắt người đục thuyền, rồi nhân lúc chúng sơ ý, ông nhảy xuống biển sâu trốn thoát.
LÊ NGỌC THẢO
b) Sơn Tinh có thể dùng phép bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành luỹ đất, ngăn chặn dòng lũ. Thuỷ Tinh có thể hô mưa gọi gió, làm thành dông bão rung chuyển cả bầu trời.
Truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh
Lời giải
a) Yết Kiêu là người tài trí, có lòng yêu nước cao độ. Nghe tin quân Nguyên xâm lược đất Việt, ông xin nhà vua cho ra trận chỉ với vũ khí là búa và dùi sắt để giết giặc. Một lần, khi đục thuyền giặc, ông bị chúng bắt. Ông nhanh trí vỡ dẫn địch đi bắt người đục thuyền, rồi nhân lúc chúng sơ ý, ông nhảy xuống biển sâu trốn thoát.
LÊ NGỌC THẢO
b) Sơn Tinh và Thuỷ Tinh ai cũng ngang tài ngang sức. Sơn Tinh có thể dùng phép bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành luỹ đất, ngăn chặn dòng lũ. Thuỷ Tinh có thể hô mưa gọi gió, làm thành dông bão rung chuyển cả bầu trời.
Truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh
Câu 24
Đề bài
Tìm ý và sắp xếp ý để viết đoạn văn theo đề bài sau:
Viết đoạn văn về một câu chuyện người có tài mà em đã được đọc hoặc nghe kể. Cho biết vì sao em thích câu chuyện đó.
Gợi ý:
Em thực hiện các việc 1, 2, 3 theo quy tắc Bàn tay:
Đề bài
Tìm ý và sắp xếp ý để viết đoạn văn theo đề bài sau:
Viết đoạn văn về một câu chuyện người có tài mà em đã được đọc hoặc nghe kể. Cho biết vì sao em thích câu chuyện đó.

Gợi ý:
Em thực hiện các việc 1, 2, 3 theo quy tắc Bàn tay:

Lời giải
Em đã được đọc về câu chuyện người tài, có lòng yêu nước và tài giỏi hơn người của ông Yết Kiêu, em rất ngưỡng mộ ông. Ông Yết Kiêu đặc biệt có tài lặn nước giỏi, có thể lặn mà như đi bộ dưới nước; lặn tài vài ngày dưới nước mà không hề hấn gì. Bản thân em lấy làm lạ về điều này, thậm chí em ước được như ông. Nếu cũng có tài lặn nước như vậy, hẳn em sẽ lặn xuống đáy biển để đem thật nhiều thứ kì bí lên mặt đất cho mọi người cùng xem. Còn với ông Yết Kiêu, nhờ tài lặn nước, ông đã giúp làm đắm thuyền giặc, doạ cho giặc một phen khiếp sợ. Câu chuyện về ông là một hình ảnh sinh động cho lòng yêu nước, tính quả cảm và tài đối ứng phi thường.
Câu 25
* Nội dung chính Ba nàng công chúa
Không chỉ nam nhi, nữ nhi cũng có những tài năng, những đóng góp không hề nhỏ, làm nên thành công trong các trận chiến. Bằng sức mình, họ đã góp phần giúp cho chiến tranh đi xa, hoà bình nhanh chóng trở lại.
Ba nàng công chúa
Vua San-ta có ba nàng công chúa rất xinh đẹp và giỏi giang. Năm ấy, đất nước có giặc ngoại xâm mà vua tuổi đã cao, sức đã yếu. Ba nàng công chúa cùng nhau đến xin vua cha cho ra trận nhưng đức vua khoát tay, bảo:
– Các con mảnh mai như thế thì làm được gì nào?
Ba nàng công chúa lẳng lặng từ biệt cha. Đến nơi bị giặc bao vây, công
chúa cả ôm đàn lên mặt thành, bắt đầu hát. Nàng hát những làn điệu dân ca với giọng ấm áp, mê hồn. Lính giặc sửng sốt rồi chẳng ai bảo ai cũng hạ vũ khí, ngây người lắng nghe. Công chúa chuyển sang một điệu dân vũ, tất cả đều nhảy múa và hát theo.
Đêm xuống, công chúa út thay chị kể chuyện cho lĩnh giặc nghe. Đó là chuyện mẹ già tựa cửa mong con; người vợ, người con vắng chồng, vắng cha đang lam lũ, vất vả nơi quê nhà,... Câu chuyện của nàng khiến toàn bộ lĩnh giặc muốn lập tức trở về quê hương.
Hôm sau, tướng giặc đành đầu hàng và xin đức vua cấp thêm ngựa xe, lương thực để chúng rút quân. Nhưng kho lương đã cạn, ngựa cũng đã chết gần hết. Biết làm sao đây!
Lúc đó, công chúa hai vung bút vẽ hàng đoàn xe ngựa nối đuôi nhau. Nàng chấm bút vào mắt từng con ngựa. Lập tức, cả đoàn ngựa hí vang, những cỗ xe lương thực lăn bánh trước con mắt kinh ngạc của mọi người.
Tiếng đồn về ba nàng công chúa bay đi rất xa. Đức vua rất tự hào về ba cô
con gái, còn các vương quốc láng giềng thì từ đó sống với nhau rất thân ái,
chan hoà.
Theo THU HẰNG
Tìm những chi tiết nói lên quyết tâm bảo vệ đất nước của ba nàng công chúa.
* Nội dung chính Ba nàng công chúa
Không chỉ nam nhi, nữ nhi cũng có những tài năng, những đóng góp không hề nhỏ, làm nên thành công trong các trận chiến. Bằng sức mình, họ đã góp phần giúp cho chiến tranh đi xa, hoà bình nhanh chóng trở lại.
Ba nàng công chúa
Vua San-ta có ba nàng công chúa rất xinh đẹp và giỏi giang. Năm ấy, đất nước có giặc ngoại xâm mà vua tuổi đã cao, sức đã yếu. Ba nàng công chúa cùng nhau đến xin vua cha cho ra trận nhưng đức vua khoát tay, bảo:
– Các con mảnh mai như thế thì làm được gì nào?
Ba nàng công chúa lẳng lặng từ biệt cha. Đến nơi bị giặc bao vây, công
chúa cả ôm đàn lên mặt thành, bắt đầu hát. Nàng hát những làn điệu dân ca với giọng ấm áp, mê hồn. Lính giặc sửng sốt rồi chẳng ai bảo ai cũng hạ vũ khí, ngây người lắng nghe. Công chúa chuyển sang một điệu dân vũ, tất cả đều nhảy múa và hát theo.
Đêm xuống, công chúa út thay chị kể chuyện cho lĩnh giặc nghe. Đó là chuyện mẹ già tựa cửa mong con; người vợ, người con vắng chồng, vắng cha đang lam lũ, vất vả nơi quê nhà,... Câu chuyện của nàng khiến toàn bộ lĩnh giặc muốn lập tức trở về quê hương.
Hôm sau, tướng giặc đành đầu hàng và xin đức vua cấp thêm ngựa xe, lương thực để chúng rút quân. Nhưng kho lương đã cạn, ngựa cũng đã chết gần hết. Biết làm sao đây!
Lúc đó, công chúa hai vung bút vẽ hàng đoàn xe ngựa nối đuôi nhau. Nàng chấm bút vào mắt từng con ngựa. Lập tức, cả đoàn ngựa hí vang, những cỗ xe lương thực lăn bánh trước con mắt kinh ngạc của mọi người.
Tiếng đồn về ba nàng công chúa bay đi rất xa. Đức vua rất tự hào về ba cô
con gái, còn các vương quốc láng giềng thì từ đó sống với nhau rất thân ái,
chan hoà.
Theo THU HẰNG

Tìm những chi tiết nói lên quyết tâm bảo vệ đất nước của ba nàng công chúa.
Lời giải
Những chi tiết nói lên quyết tâm bảo vệ đất nước của ba nàng công chúa:
+ Ba nàng công chúa cùng nhau đến xin vua cha cho ra trận.
+ Ba nàng công chúa lẳng lặng từ biệt cha. Đến nơi bị giặc bao vây.
Lời giải
Vua cha không muốn cho các con gái ra trận vì cho rằng, các cô mảnh mai không làm gì được bọn giặc nguy hiểm.
Lời giải
Để dẹp yên quân giặc, ba nàng công chúa đã trổ tài:
+ Công chúa cả: ôm đàn lên mặt thành, bắt đầu hát điệu dân ca, dân vũ.
+ Công chúa út: đêm xuống, cô kể chuyện cho lính giặc nghe
+ Công chúa hai: vung bút vẽ hàng đoàn xe ngựa nối đuôi nhau cho quân giặc về nước.
Lời giải
Kết thúc câu chuyện gợi cho em về tài năng, sự dũng cảm từ những cô gái. Dù mảnh mai, là con gái nhưng họ cũng có những tài năng của riêng mình để đức vua tự hào và yêu mến họ.
Lời giải
Em nghe cô giáo (thầy giáo) nhận xét chung về bài viết của cả lớp.
Câu 30
Tham gia sửa bài cùng cả lớp: sửa các lỗi chung về cấu tạo và nội dung đoạn văn, lỗi dùng từ, đặt câu, chính tả,...
Lưu ý về các lỗi thường gặp khi viết đoạn văn tưởng tượng:
a) Lỗi về cấu tạo
– Câu mở đoạn không giới thiệu nhân vật, sự việc,... nói trong đoạn văn.
– Các câu trong đoạn văn không phù hợp với câu mở đoạn.
– Các câu trong đoạn văn không được sắp xếp theo trình tự hợp lí.
b) Lỗi về nội dung
– Các chi tiết về sự vật, sự việc không có tính tưởng tượng.
– Các chi tiết trong câu chuyện không liên kết với nhau.
Tham gia sửa bài cùng cả lớp: sửa các lỗi chung về cấu tạo và nội dung đoạn văn, lỗi dùng từ, đặt câu, chính tả,...
Lưu ý về các lỗi thường gặp khi viết đoạn văn tưởng tượng:
a) Lỗi về cấu tạo
– Câu mở đoạn không giới thiệu nhân vật, sự việc,... nói trong đoạn văn.
– Các câu trong đoạn văn không phù hợp với câu mở đoạn.
– Các câu trong đoạn văn không được sắp xếp theo trình tự hợp lí.
b) Lỗi về nội dung
– Các chi tiết về sự vật, sự việc không có tính tưởng tượng.
– Các chi tiết trong câu chuyện không liên kết với nhau.
Lời giải
Em tham gia sửa bài cùng cả lớp: sửa các lỗi chung về cấu tạo và nội dung đoạn văn, lỗi dùng từ, đặt câu, chính tả,...
Lời giải
Em tự sửa đoạn văn của mình
Lời giải
Em đổi bài cho bạn để kiểm tra việc sửa lỗi.
Câu 33
Giới thiệu một câu chuyện (bài thơ, bài văn, bài báo) mà em đã đọc ở nhà về những người tài năng.
Giới thiệu một câu chuyện (bài thơ, bài văn, bài báo) mà em đã đọc ở nhà về những người tài năng.
Lời giải
Bài báo về Ánh Viên – cô gái nhỏ hoá “kình ngư” SEA Games từ con lạch trước nhà (Báo Thanh niên).
Website: https://thanhnien.vn/anh-vien-co-gai-nho-hoa-kinh-ngu-sea-games-tu-con-lach-truoc-nha-185906162.htm
Câu 34
Trao đổi về nội dung câu chuyện (bài thơ, bài văn, bài báo) mà bạn em giới thiệu:
a) Câu chuyện (hoặc bài thơ, bài văn, bài báo) đó nói lên điều gì?
b) Theo em, cần làm gì để trở thành người có đức có tài, có ích cho xã hội?
Cách giới thiệu, trao đổi: Thực hiện như đã hướng dẫn ở các bài học trước.
Trao đổi về nội dung câu chuyện (bài thơ, bài văn, bài báo) mà bạn em giới thiệu:
a) Câu chuyện (hoặc bài thơ, bài văn, bài báo) đó nói lên điều gì?
b) Theo em, cần làm gì để trở thành người có đức có tài, có ích cho xã hội?
Cách giới thiệu, trao đổi: Thực hiện như đã hướng dẫn ở các bài học trước.
Lời giải
Em trao đổi về nội dung câu chuyện (bài thơ, bài văn, bài báo) mà bạn em giới thiệu.
Câu 35
* Nội dung chính Tôn vinh sáng tạo
Dù là những trí thức khoa học hay những người chân lấm tay bùn lao động chân tay, họ vẫn không ngừng thôi thúc bản thân phấn đấu xây dựng đất nước phát triển đi lên bằng nhiều cách, nhiều con đường khác nhau.
Tôn vinh sáng tạo
1. Giải thưởng sáng tạo
Giải thưởng Cô-va-lép-xcai-a được lập ra để tôn vinh những tập thể, cá nhân các nhà khoa học nữ có thành tích xuất sắc. Năm 2021, giải thưởng này đã được trao cho Giáo sư Nguyễn Thị Thanh Mai (Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh) về kết quả nghiên cứu một số sản phẩm thuốc từ được liệu trong nước và Giáo sư Nguyễn Minh Thuỷ (Trường Đại học Cần Thơ) về giải pháp lâu dài hỗ trợ nông dân tiêu thụ nông sản.
2. Phù thuỷ máy nông nghiệp
Trong thời gian đi lao động ở I-xra-en, ông Phạm Văn Hát đã chế tạo thành công máy bón phân. Về nước, ông chế tạo và cải tiến hơn 30 loại máy móc phục vụ nông nghiệp như rô bốt gieo hạt, máy phun thuốc sâu, máy đánh luống, máy cày hai lưỡi,... Rô bốt gieo hạt của ông được xuất khẩu sang 14 nước. Ông đã được Chủ tịch Nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba.
Theo các báo Tuổi Trẻ, Thanh Niên
Giải thưởng Cô-va-lép-xcai-a được lập ra nhằm mục đích gì?
* Nội dung chính Tôn vinh sáng tạo
Dù là những trí thức khoa học hay những người chân lấm tay bùn lao động chân tay, họ vẫn không ngừng thôi thúc bản thân phấn đấu xây dựng đất nước phát triển đi lên bằng nhiều cách, nhiều con đường khác nhau.
Tôn vinh sáng tạo
1. Giải thưởng sáng tạo
Giải thưởng Cô-va-lép-xcai-a được lập ra để tôn vinh những tập thể, cá nhân các nhà khoa học nữ có thành tích xuất sắc. Năm 2021, giải thưởng này đã được trao cho Giáo sư Nguyễn Thị Thanh Mai (Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh) về kết quả nghiên cứu một số sản phẩm thuốc từ được liệu trong nước và Giáo sư Nguyễn Minh Thuỷ (Trường Đại học Cần Thơ) về giải pháp lâu dài hỗ trợ nông dân tiêu thụ nông sản.

2. Phù thuỷ máy nông nghiệp
Trong thời gian đi lao động ở I-xra-en, ông Phạm Văn Hát đã chế tạo thành công máy bón phân. Về nước, ông chế tạo và cải tiến hơn 30 loại máy móc phục vụ nông nghiệp như rô bốt gieo hạt, máy phun thuốc sâu, máy đánh luống, máy cày hai lưỡi,... Rô bốt gieo hạt của ông được xuất khẩu sang 14 nước. Ông đã được Chủ tịch Nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba.

Theo các báo Tuổi Trẻ, Thanh Niên
Giải thưởng Cô-va-lép-xcai-a được lập ra nhằm mục đích gì?
Lời giải
Giải thưởng Cô-va-lép-xcai-a được lập ra nhằm mục đích tôn vinh những tập thể, cá nhân các nhà khoa học nữ có thành tích xuất sắc.
Lời giải
Giải thưởng Cô-va-lép-xcai-a năm 2021 được trao cho các cá nhân:
+ Giáo sư Nguyễn Thị Thanh Mai (Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh) về kết quả nghiên cứu một số sản phẩm thuốc từ được liệu trong nước.
+ Giáo sư Nguyễn Minh Thuỷ (Trường Đại học Cần Thơ) về giải pháp lâu dài hỗ trợ nông dân tiêu thụ nông sản.
Lời giải
Ông Phạm Văn Hát được gọi là “phù thuỷ máy nông nghiệp” vì ông đã chế tạo và cải tiến hơn 30 loại máy móc phục vụ nông nghiệp. Giúp công nghiệp hoá cho nông nghiệp thủ công.
Lời giải
Những sáng tạo nêu trong bài đọc, cho thấy người Việt Nam vô cùng tài năng. Con người Việt Nam chịu thương chịu khó trong nhiều hoàn cảnh vẫn tìm cách phát triển, khắc phục những khó khăn trước mắt để làm giàu đất nước về mọi mặt.
Câu 39
Tìm câu chủ đề trong mỗi đoạn văn sau:
a) “Thánh Gióng” là một truyện dân gian nổi tiếng, kể về một cậu bé lên
ba, không biết nói biết cười, bỗng lớn vụt lên khi nước nhà có giặc ngoại xâm. Cậu bé trở thành chàng dũng sĩ, đầu đội nón sắt, mình mặc giáp sắt, cuối ngựa sắt, vung cây roi sắt, xông ra trận, làm giặc khiếp vía kinh hồn. Lúc roi sắt gãy, chàng liền nhổ những bụi tre ven đường làm vũ khí đánh giặc. Giặc tan, chàng cởi giáp sắt, nón sắt, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời. Em rất thích câu chuyện này vì hình ảnh Thánh Gióng nói lên sức mạnh kì diệu của dân tộc ta trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.
NGỌC THẮNG
b) “Dế Mèn phiêu lưu kí" kể lại những cuộc phiêu lưu lí thú, đầy sóng gió của chàng Dế Mèn. Không cam chịu cảnh sống tù túng, quanh quẩn, nhạt nhẽo, tầm thường, Dế Mèn cất bước đi tìm ý nghĩa của cuộc đời. Gặp biết bao khó khăn, trải qua những vấp váp sai lầm, thậm chí có lúc thất bại đau đớn, nhưng Dế Mèn không nản lòng, không chịu lùi bước và cuối cùng đã đạt được ước mơ của mình. “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”, qua mỗi chặng đường, tầm mắt của Dế Mèn được mở rộng, đồng thời, Dế Mèn cũng thu được những bài học bổ ích.
Theo TRẦN ĐĂNG SUYỀN
Tìm câu chủ đề trong mỗi đoạn văn sau:
a) “Thánh Gióng” là một truyện dân gian nổi tiếng, kể về một cậu bé lên
ba, không biết nói biết cười, bỗng lớn vụt lên khi nước nhà có giặc ngoại xâm. Cậu bé trở thành chàng dũng sĩ, đầu đội nón sắt, mình mặc giáp sắt, cuối ngựa sắt, vung cây roi sắt, xông ra trận, làm giặc khiếp vía kinh hồn. Lúc roi sắt gãy, chàng liền nhổ những bụi tre ven đường làm vũ khí đánh giặc. Giặc tan, chàng cởi giáp sắt, nón sắt, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời. Em rất thích câu chuyện này vì hình ảnh Thánh Gióng nói lên sức mạnh kì diệu của dân tộc ta trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.
NGỌC THẮNG
b) “Dế Mèn phiêu lưu kí" kể lại những cuộc phiêu lưu lí thú, đầy sóng gió của chàng Dế Mèn. Không cam chịu cảnh sống tù túng, quanh quẩn, nhạt nhẽo, tầm thường, Dế Mèn cất bước đi tìm ý nghĩa của cuộc đời. Gặp biết bao khó khăn, trải qua những vấp váp sai lầm, thậm chí có lúc thất bại đau đớn, nhưng Dế Mèn không nản lòng, không chịu lùi bước và cuối cùng đã đạt được ước mơ của mình. “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”, qua mỗi chặng đường, tầm mắt của Dế Mèn được mở rộng, đồng thời, Dế Mèn cũng thu được những bài học bổ ích.
Theo TRẦN ĐĂNG SUYỀN
Lời giải
a) Câu chủ đề là: “Thánh Gióng” là một truyện dân gian nổi tiếng, kể về một cậu bé lên ba, không biết nói biết cười, bỗng lớn vụt lên khi nước nhà có giặc ngoại xâm
b) Câu chủ đề là: “Dế Mèn phiêu lưu kí" kể lại những cuộc phiêu lưu lí thú, đầy sóng gió của chàng Dế Mèn.
Câu 40
Chọn 1 trong 2 câu chủ đề dưới đây, viết đoạn văn (4 – 5 câu) kể về tài năng hoặc phẩm chất của nhân vật trong một câu chuyện mà em đã học.
Chọn 1 trong 2 câu chủ đề dưới đây, viết đoạn văn (4 – 5 câu) kể về tài năng hoặc phẩm chất của nhân vật trong một câu chuyện mà em đã học.

Lời giải
“Những hạt thóc giống” là câu chuyện em đã học hồi đầu năm, kể về một cậu bé trung thực. Không vì sợ xử phạt, vốn thực tế những hạt thóc giống không thể nảy mầm. Cậu đã đem sự thật vốn có này tâu với vua trước sự bàng hoàng, không dám mở miệng trình bày như vậy với vua của người dân. Đánh đổi giữa chịu phạt và sự thật, cậu bé đã chứng minh sự vô lí về những hạt thóc giống bị luộc chín và không thể nảy mầm. Đây là bài học về lòng trung thực, luôn có người nhìn ra phẩm chất này ở mỗi chúng ta.
Lời giải
1. Trận chiến trên sông Bạch Đằng là một trang sử đầy hào hùng trong quá khứ Việt Nam cổ đại. Diễn ra vào năm 938, trận đánh này đã ghi dấu một trang sử vĩ đại trong cuộc kháng chiến của người Việt chống lại quân đội Nam Hán của Trung Quốc. Trước đó, dưới sự lãnh đạo của các danh tướng như Ngô Quyền, người Việt đã tự hào giữ vững khát vọng giành lại độc lập cho mình sau hàng thế kỷ chịu ách đô hộ Trung Quốc.

2. Hồ Chí Minh, một nhà lãnh đạo xuất sắc của Việt Nam, được biết đến với tài năng vượt trội trong nhiều lĩnh vực. Ông có khả năng lãnh đạo tuyệt vời, luôn đặt lợi ích của dân tộc lên hàng đầu và cống hiến cuộc đời mình cho cuộc chiến giải phóng dân tộc. Bên cạnh đó, ông còn là một nhà văn, nhà thơ tài ba, sáng tác những tác phẩm văn học sâu sắc và cảm động về tình yêu nước và con người. Tài năng và phẩm chất nhân văn của Hồ Chí Minh đã ghi dấu ấn sâu đậm trong lòng người Việt Nam và là nguồn cảm hứng không chỉ đối với dân tộc mình mà còn với nhân loại.

Câu 42
* Nội dung chính Nữ tiến sĩ đầu tiên
Trong những hoàn cảnh khó khăn, ngặt nghèo nhất, con người lại nảy ra những ý tưởng sáng tạo, lòng nhiệt huyết sôi nổi, bùng cháy nhất. Tài năng không chỉ nên giới hạn ở một đối tượng nào, chỉ cần có cơ hội và sự rèn luyện nghiêm túc, tài năng sẽ xuất hiện ở bất cứ ai.
Nữ tiến sĩ đầu tiên
Thuở xưa, việc học hành, thi cử ở nước ta chỉ dành riêng cho nam giới. Vậy mà vào thời nhà Mạc, một người con gái đã cải trang thành nam giới để đi thi và đỗ tiến sĩ.
Tương truyền, người phụ nữ ấy là bà Nguyễn Thị Duệ, quê ở tỉnh Hải Dương. Năm lên mười, vì ham học, bà xin cha mẹ cho mặc trang phục nam giới, đổi tên thành Nguyễn Văn Du, đến trường học cùng các bạn nam. Nguyễn Thị Duệ học rất giỏi, được các bạn học kính nể.
Khoảng hai mươi tuổi, bà lấy tên Nguyễn Văn Du đi thi và đỗ tiến sĩ. Vua thấy vị tiến sĩ dáng hình yểu điệu, mặt mũi thanh tú, liền xét hỏi. Bà đành phải nói thật. Vua không trách tội mà còn khen hết lời. Vua mời bà vào cung dạy bảo các phi tần.
Năm 1625, nhà Mạc mất. Vua nhà Lê từ lâu đã nghe tiếng bà, rất mến phục, phong cho bà chức quan trông coi việc dạy học trong cung.
Ngày nay, ở Thủ đô Hà Nội và tỉnh Hải Dương có đường phố mang tên Nguyễn Thị Duệ. Bà được đúc tượng đồng để thờ cùng bảy danh nhân khác ở Văn Miếu Hải Dương. Bà được coi là nữ tiến sĩ đầu tiên ở Việt Nam.
Theo NGUYỄN PHƯƠNG BẢO AN – NGUYỄN HOÀNG TRANG
Nội dung của bài đọc là gì? Tìm ý đúng:
a) Giới thiệu cách thức thi cử thời nhà Mạc và nhà Lê.
b) Ca ngợi vẻ đẹp và sự thông minh của bà Nguyễn Thị Duệ.
c) Ca ngợi tài năng và lòng dũng cảm của bà Nguyễn Thị Duệ.
d) Ca ngợi tám danh nhân của đất nước Việt Nam.
* Nội dung chính Nữ tiến sĩ đầu tiên
Trong những hoàn cảnh khó khăn, ngặt nghèo nhất, con người lại nảy ra những ý tưởng sáng tạo, lòng nhiệt huyết sôi nổi, bùng cháy nhất. Tài năng không chỉ nên giới hạn ở một đối tượng nào, chỉ cần có cơ hội và sự rèn luyện nghiêm túc, tài năng sẽ xuất hiện ở bất cứ ai.
Nữ tiến sĩ đầu tiên
Thuở xưa, việc học hành, thi cử ở nước ta chỉ dành riêng cho nam giới. Vậy mà vào thời nhà Mạc, một người con gái đã cải trang thành nam giới để đi thi và đỗ tiến sĩ.
Tương truyền, người phụ nữ ấy là bà Nguyễn Thị Duệ, quê ở tỉnh Hải Dương. Năm lên mười, vì ham học, bà xin cha mẹ cho mặc trang phục nam giới, đổi tên thành Nguyễn Văn Du, đến trường học cùng các bạn nam. Nguyễn Thị Duệ học rất giỏi, được các bạn học kính nể.
Khoảng hai mươi tuổi, bà lấy tên Nguyễn Văn Du đi thi và đỗ tiến sĩ. Vua thấy vị tiến sĩ dáng hình yểu điệu, mặt mũi thanh tú, liền xét hỏi. Bà đành phải nói thật. Vua không trách tội mà còn khen hết lời. Vua mời bà vào cung dạy bảo các phi tần.
Năm 1625, nhà Mạc mất. Vua nhà Lê từ lâu đã nghe tiếng bà, rất mến phục, phong cho bà chức quan trông coi việc dạy học trong cung.
Ngày nay, ở Thủ đô Hà Nội và tỉnh Hải Dương có đường phố mang tên Nguyễn Thị Duệ. Bà được đúc tượng đồng để thờ cùng bảy danh nhân khác ở Văn Miếu Hải Dương. Bà được coi là nữ tiến sĩ đầu tiên ở Việt Nam.
Theo NGUYỄN PHƯƠNG BẢO AN – NGUYỄN HOÀNG TRANG

Nội dung của bài đọc là gì? Tìm ý đúng:
a) Giới thiệu cách thức thi cử thời nhà Mạc và nhà Lê.
b) Ca ngợi vẻ đẹp và sự thông minh của bà Nguyễn Thị Duệ.
c) Ca ngợi tài năng và lòng dũng cảm của bà Nguyễn Thị Duệ.
d) Ca ngợi tám danh nhân của đất nước Việt Nam.
Lời giải
Ý đúng là:
c) Ca ngợi tài năng và lòng dũng cảm của bà Nguyễn Thị Duệ.
Câu 43
Chi tiết nào cho thấy bà Nguyễn Thị Duệ đặc biệt ham học? Tìm ý đúng:
a) Năm lên mười, bà cải trang thành nam giới để được đi học.
b) Bà được vua mời vào cung dạy bảo các phi tần.
c) Bà học rất giỏi, được các bạn học kính nể.
d) Bà đỗ tiến sĩ và được vua khen hết lời.
Chi tiết nào cho thấy bà Nguyễn Thị Duệ đặc biệt ham học? Tìm ý đúng:
a) Năm lên mười, bà cải trang thành nam giới để được đi học.
b) Bà được vua mời vào cung dạy bảo các phi tần.
c) Bà học rất giỏi, được các bạn học kính nể.
d) Bà đỗ tiến sĩ và được vua khen hết lời.
Lời giải
Ý đúng là:
a) Năm lên mười, bà cải trang thành nam giới để được đi học.
Câu 44
Những chi tiết nào trong bài đọc thể hiện sự đánh giá cao từ xưa tới nay đối với bà Nguyễn Thị Duệ? Tìm các ý đúng:
a) Bà đổi tên thành Nguyễn Văn Du, đến trường học cùng các bạn nam.
b) Vua nhà Mạc và vua nhà Lê đều mời bà vào dạy học trong cung.
c) Bà được coi là nữ tiến sĩ đầu tiên ở Việt Nam.
d) Bà được đúc tượng đồng để thờ cúng.
Những chi tiết nào trong bài đọc thể hiện sự đánh giá cao từ xưa tới nay đối với bà Nguyễn Thị Duệ? Tìm các ý đúng:
a) Bà đổi tên thành Nguyễn Văn Du, đến trường học cùng các bạn nam.
b) Vua nhà Mạc và vua nhà Lê đều mời bà vào dạy học trong cung.
c) Bà được coi là nữ tiến sĩ đầu tiên ở Việt Nam.
d) Bà được đúc tượng đồng để thờ cúng.
Lời giải
Các ý đúng là:
b) Vua nhà Mạc và vua nhà Lê đều mời bà vào dạy học trong cung.
c) Bà được coi là nữ tiến sĩ đầu tiên ở Việt Nam.
d) Bà được đúc tượng đồng để thờ cúng.
Câu 45
Câu nào dưới đây là câu chủ đề của đoạn 3? Tìm ý đúng:
a) Khoảng hai mươi tuổi, bà lấy tên Nguyễn Văn Du đi thi và đỗ tiến sĩ.
b) Vua thấy vị tiến sĩ dáng hình yểu điệu, mặt mũi thanh tú, liền xét hỏi.
c) Vua không trách tội mà còn khen hết lời.
d) Vua mời bà vào cung dạy bảo các phi tần.
Câu nào dưới đây là câu chủ đề của đoạn 3? Tìm ý đúng:
a) Khoảng hai mươi tuổi, bà lấy tên Nguyễn Văn Du đi thi và đỗ tiến sĩ.
b) Vua thấy vị tiến sĩ dáng hình yểu điệu, mặt mũi thanh tú, liền xét hỏi.
c) Vua không trách tội mà còn khen hết lời.
d) Vua mời bà vào cung dạy bảo các phi tần.
Lời giải
Câu chủ đề của đoạn 3 là:
d) Vua mời bà vào cung dạy bảo các phi tần.
Lời giải
Nguyễn Thị Ánh Viên được ví như một kình ngư của làng thể thao bơi lội Việt Nam. Trong sự nghiệp của mình, Ánh Viên đã giành nhiều huy chương và đạt thành tích cao tại các giải đấu thể thao quốc tế. Đặc biệt, cô đã chinh phục nhiều kỷ lục quốc gia và khu vực cũng như tham gia nhiều kỳ Olympic, SEA Games và giải vô địch thế giới về bơi lội. Sự nỗ lực và kiên nhẫn của Ánh Viên trong quá trình rèn luyện và thi đấu đã truyền cảm hứng cho rất nhiều người hâm mộ, đồng thời đưa tên tuổi của Việt Nam lọt vào danh sách các vận động viên bơi lội hàng đầu thế giới.
Lời giải
Em tự nhận xét đạt yêu cầu ở mức nào
Lời giải
Em tự nhận thấy mình cần cố gắng thêm về mặt nào.
130 Đánh giá
50%
40%
0%
0%
0%