Câu hỏi:

12/07/2024 1,065

* Nội dung chính Nhà bác học của đồng ruộng

Nhà bác học không phải là người cao xa, chỉ chuyên tâm ở trong phòng thí nghiệm với những phát minh xa vời, thiếu thực tế. Đó có thể là những thứ giản đơn, thiết thực, giúp ích cho đất nước và bài toán của những người làm kinh tế khó khăn, vất vả như người nông dân.

Nhà bác học của đồng ruộng

Lương Định Của là một nhà nông học xuất sắc và là cha đẻ của nhiều giống cây trồng mới. Rất nhiều sản phẩm nông nghiệp được nông dân gắn liền với tên của ông một cách thân thiết: dưa ông Của, cà chua ông Của, lúa ông Của,... Còn bạn bè trìu mến gọi ông là “nhà bác học của đồng ruộng".

Là viện trưởng một viện nghiên cứu nhưng Lương Định Của vẫn làm việc trong một căn phòng rất đơn sơ. Ngoài giờ lên lớp, ông thường xắn quần, lội trên những cánh đồng thí nghiệm. Ông là người đầu tiên ứng dụng một cách sáng tạo các kĩ thuật canh tác của nước ngoài vào việc trồng lúa ở Việt Nam như: cấy chăng dây thẳng hàng, cấy ngửa tay để cây lúa không bị ngập quá sâu xuống bùn,...

Có lần, một người bạn nước ngoài gửi cho viện nghiên cứu của ông mười hạt thóc giống quý. Giữa lúc ấy, trời rét đậm. Ông Của bảo: “Không thể để những hạt giống quý này nảy mầm rồi chết vì rét.".

Ông chia mười hạt thóc giống làm hai phần. Năm hạt, ông gieo trong phòng

thí nghiệm. Năm hạt còn lại, ông ngâm nước ấm, gói vào khăn, tối tối ủ trong người, trùm chăn ngủ để hơi ấm của cơ thể làm cho thóc nảy mầm. Sau đợt rét kéo dài, chỉ có năm hạt thóc ông Của ủ trong người là giữ được mầm xanh.

Ông Lương Định Của không còn nữa nhưng những giống cây ông để lại và tên tuổi ông vẫn còn khắc sâu trong tâm trí của người dân Việt Nam. Ông đã được Nhà nước trao tặng danh hiệu Anh hùng Lao động, Huân chương Lao động hạng Nhất và Giải thưởng Hồ Chí Minh.

Theo MINH CHUYÊN

Tìm trong đoạn 1 những tên gọi thể hiện sự đánh giá đối với tài năng và đóng góp của ông Lương Định Của. (ảnh 1)

Tìm trong đoạn 1 những tên gọi thể hiện sự đánh giá đối với tài năng và đóng góp của ông Lương Định Của.

 

Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (chỉ từ 110k).

Mua bộ đề Hà Nội Mua bộ đề Tp. Hồ Chí Minh Mua đề Bách Khoa

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

Những tên gọi thể hiện sự đánh giá đối với tài năng và đóng góp của ông Lương Định Của: nhà nông học xuất sắc, cha đẻ của nhiều giống cây trồng mới, dưa ông Của, cà chua ông Của, lúa ông Của, nhà bác học của đồng ruộng.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Tìm đọc thêm ở nhà:

– 2 câu chuyện (hoặc 1 câu chuyện, 1 bài thơ) về tài năng, phẩm chất tốt đẹp của con người.

− 1 bài văn (hoặc bài báo) miêu tả hoặc cung cấp thông tin về các nội dung trên.

Xem đáp án » 13/07/2024 6,143

Câu 2:

Mỗi tổ thực hiện một trong những nội dung sau: a) Trưng bày, giới thiệu các đoạn văn viết về những người Việt Nam tài năng kèm theo tranh, ảnh tự sưu tầm hoặc tự vẽ. b) Giới thiệu về những người Việt Nam tài năng thông qua các trò chơi, đố vui, đọc thơ, diễn kịch,...   (ảnh 1)

Xem đáp án » 12/07/2024 5,589

Câu 3:

Tìm một câu chuyện em thích trong sách giáo khoa “Tiếng Việt 4, tập một" về người có tài.

Xem đáp án » 13/07/2024 3,155

Câu 4:

Hãy nói cảm nghĩ của em về một nhân vật có tài trong những câu chuyện em đã học hoặc đã nghe.

Gợi ý về nội dung trình bày, trao đổi

Nhớ lại những câu chuyện em đã đọc, đã nghe:

– Những câu chuyện đã học trong sách giáo khoa “Tiếng Việt 4, tập một”: “Văn hay chữ tốt”, “Đồng cỏ nở hoa”, “Cô bé ham đọc sách", "Theo đuổi ước mơ”, “Ông Yết Kiêu".

– Những câu chuyện khác em đã đọc, đã nghe.

Hãy nói cảm nghĩ của em về một nhân vật có tài trong những câu chuyện em đã học hoặc đã nghe. (ảnh 1)

Xem đáp án » 13/07/2024 2,774

Câu 5:

Nội dung câu mở đoạn và câu kết đoạn có điểm gì giống và khác nhau?

Xem đáp án » 12/07/2024 2,506

Câu 6:

Trao đổi về nội dung câu chuyện (bài thơ, bài văn, bài báo) mà bạn em giới thiệu:

a) Câu chuyện (hoặc bài thơ, bài văn, bài báo) đó nói lên điều gì?

b) Theo em, cần làm gì để trở thành người có đức có tài, có ích cho xã hội?

Cách giới thiệu, trao đổi: Thực hiện như đã hướng dẫn ở các bài học trước.

Xem đáp án » 12/07/2024 2,363

Câu 7:

Đọc đoạn văn sau và tìm các câu mở đoạn, kết đoạn:

“Chiếc ví" là câu chuyện mà em rất thích, vì nội dung thú vị và có ý nghĩa sâu sắc. Câu chuyện kể về một cậu bé nghèo đã trả lại chiếc vĩ nhặt được của nhà từ thiện và chỉ xin ông một đô la. Lúc đầu nhà từ thiện ngạc nhiên, sau đó rất xúc động. Hoá ra cậu bé không có cả một đô la để gọi điện thoại báo cho ông đến nhận vĩ mà phải vay tiền người khác. Cậu bé xin một đô la, vừa bằng đúng số tiền cậu đã vay và cần phải trả. Mặc dù nghèo khó, cậu bé không tham lam. Cậu rất trung thực và biết giữ lời hứa. Một điều thú vị nữa là sự thay đổi của người trợ lí trong chuyện. Lúc đầu, anh ta có những ý nghĩ xấu về cậu bé nghèo. Nhưng khi chứng kiến hành động của cậu bé, anh cảm thấy xấu hổ vì đã có những ý nghĩ sai. Qua câu chuyện, em hiểu rằng trung thực là phẩm chất rất đáng quý và không nên đánh giá người khác qua vẻ bề ngoài của họ.

PHƯƠNG THẢO

Xem đáp án » 12/07/2024 2,323

Bình luận


Bình luận