Câu hỏi:

28/07/2023 1,210

Tìm đọc thêm ở nhà:

– 2 câu chuyện (hoặc 1 câu chuyện, 1 bài thơ) về tài năng, phẩm chất tốt đẹp của con người.

− 1 bài văn (hoặc bài báo) miêu tả hoặc cung cấp thông tin về các nội dung trên.

Siêu phẩm 30 đề thi thử THPT quốc gia 2024 do thầy cô VietJack biên soạn, chỉ từ 100k trên Shopee Mall.

Mua ngay

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

* Câu chuyện “Trạng Lường cân voi”:

Một lần sứ nhà Thanh là Chu Hy sang nước ta, vua Thánh Tông sai Lương Thế Vinh ra tiếp. Hy nghe đồn Lương Thế Vinh không những nổi tiếng về văn chương âm nhạc, mà còn tinh thông cả toán học nên mới hỏi:

- Có phải ông làm sách Đại thành toán pháp, định thước đo ruộng đất, chế ra bàn tính của nước Nam đó không?

Lương Thế Vinh đáp:

- Dạ, đúng thế!

Nhân có con voi rất to đang kéo gỗ trên sông, Chu Hy bảo:

- Trạng thử cân xem con voi kia nặng bao nhiêu!

- Xin vâng!

Dứt lời, Vinh xăm xăm cầm cân đi cân voi.

- Tôi xem chiếc cân của ông hơi nhỏ so với con voi đấy! - Hy cười nói.

- Thì chia nhỏ voi ra! Vinh thản nhiên trả lời!

- Ông định mổ thịt voi à? Cho tôi xin một miếng gan nhé!

Lương Thế Vinh tỉnh khô không đáp. Đến bến sông, trạng chỉ chiếc thuyền bỏ không, sai lính dắt voi xuống. Thuyền đang nổi, do voi nặng nên đầm sâu xuống. Lương Thế Vinh cho lính lội xuống đánh dấu mép nước bên thuyền rồi dắt voi lên. Kế đó trạng ra lệnh đổ đá hộc xuống thuyền, thuyền lại đầm xuống dần cho tới đúng dấu cũ thì ngưng đổ đá.

Thế rồi trạng bắc cân lên cân đá. Trạng cho bảo sứ nhà Thanh:

- Ông ra mà xem cân voi!

Sứ Tàu trông thấy cả sợ, nhưng vẫn tỏ ra bình tĩnh coi thường. Khi xong việc, Hy nói:

- Ông thật là giỏi! Tiếng đồn quả không ngoa! Ông đã cân được voi to, vậy ông có thể đo được tờ giấy này dày bao nhiêu không?

Sứ nói rồi xé một tờ giấy bản rất mỏng từ một cuốn sách dày đưa cho Lương Thế Vinh, Hy lại đưa luôn một chiếc thước.

Giấy thì mỏng mà li chia ở thước lại quá thô, Vinh nghĩ giây lát rồi nói:

- Ngài cho tôi mượn cuốn sách!

- Sứ đưa ngay sách cho Lương Thế Vinh với vẻ không tin tưởng lắm.

Lương Thế Vinh lấy thước đo cuốn sách, tính nhẩm một lát rồi nói bề dày tờ giấy.

Kết quả rất khớp với con số đã viết sẵn ở nhà. Nhưng sứ chưa tin tài Lương Thế Vinh, cho là ông đoán mò. Khi nghe Vinh nói việc đo này rất dễ, chỉ cần đo bề dày cả cuốn sách rồi chia đều cho số tờ là ra ngay kết quả thì sứ ngửa mặt lên trời than:

"Danh đồn quả không sai. Nước Nam quả có lắm người tài!"

Lương Thế Vinh quả là kỳ tài! Ông nghĩ ra cách cân đo tài tình ngay cả trong lúc bất ngờ, cần ứng phó nhanh chóng. Gặp vật to thì ông chia nhỏ, gặp vật nhỏ thì ông gộp lại. Phải chăng ý tưởng của Lương Thế Vinh chính là mầm mống của phép tính vi phân (chia nhỏ) và tích phân (gộp lại) mà ngày nay là những công cụ không thể thiếu được của toán học hiện đại.

* Bài thơ “Yêu nước”

Dân ta yêu nước nồng nàn

Sẵn sàng gánh vác giang san Tiên Rồng

Cho dù tuôn đổ máu hồng

Giữ gìn độc lập non sông vững bền.

 

Biết bao chiến tích tạo nên

Góp phần công sức luyện rèn thép gang

Đẹp thay dáng đứng hiên ngang

Không hề khuất phục chẳng màng lợi danh.

 

Việt Nam đất nước hùng anh

Bước vào xây dựng đấu tranh ngặt nghèo

Gian nan lội suối trèo đèo

Giữ gìn tâm sáng chống chèo vượt qua.

 

Nhớ lời ru mẹ thiết tha

Bao lần cơ cực xót xa nhọc nhằn

Mong sao con cháu nên thân

Sánh vai cường quốc nghĩa nhân vẹn gìn.

                                        (Phan Thị Hạnh)

Quảng cáo

book vietjack

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Mỗi tổ thực hiện một trong những nội dung sau: a) Trưng bày, giới thiệu các đoạn văn viết về những người Việt Nam tài năng kèm theo tranh, ảnh tự sưu tầm hoặc tự vẽ. b) Giới thiệu về những người Việt Nam tài năng thông qua các trò chơi, đố vui, đọc thơ, diễn kịch,...   (ảnh 1)

Xem đáp án » 28/07/2023 1,916

Câu 2:

Trao đổi về nội dung câu chuyện (bài thơ, bài văn, bài báo) mà bạn em giới thiệu:

a) Câu chuyện (hoặc bài thơ, bài văn, bài báo) đó nói lên điều gì?

b) Theo em, cần làm gì để trở thành người có đức có tài, có ích cho xã hội?

Cách giới thiệu, trao đổi: Thực hiện như đã hướng dẫn ở các bài học trước.

Xem đáp án » 28/07/2023 1,772

Câu 3:

Tìm một câu chuyện em thích trong sách giáo khoa “Tiếng Việt 4, tập một" về người có tài.

Xem đáp án » 28/07/2023 1,325

Câu 4:

Hãy nói cảm nghĩ của em về một nhân vật có tài trong những câu chuyện em đã học hoặc đã nghe.

Gợi ý về nội dung trình bày, trao đổi

Nhớ lại những câu chuyện em đã đọc, đã nghe:

– Những câu chuyện đã học trong sách giáo khoa “Tiếng Việt 4, tập một”: “Văn hay chữ tốt”, “Đồng cỏ nở hoa”, “Cô bé ham đọc sách", "Theo đuổi ước mơ”, “Ông Yết Kiêu".

– Những câu chuyện khác em đã đọc, đã nghe.

Hãy nói cảm nghĩ của em về một nhân vật có tài trong những câu chuyện em đã học hoặc đã nghe. (ảnh 1)

Xem đáp án » 28/07/2023 1,022

Câu 5:

Nội dung câu mở đoạn và câu kết đoạn có điểm gì giống và khác nhau?

Xem đáp án » 28/07/2023 964

Câu 6:

Hãy nêu cảm nghĩ của em về ông Yết Kiêu.

Xem đáp án » 28/07/2023 936

Bình luận


Bình luận