Câu hỏi:
12/07/2024 345* Nội dung chính Nữ tiến sĩ đầu tiên
Trong những hoàn cảnh khó khăn, ngặt nghèo nhất, con người lại nảy ra những ý tưởng sáng tạo, lòng nhiệt huyết sôi nổi, bùng cháy nhất. Tài năng không chỉ nên giới hạn ở một đối tượng nào, chỉ cần có cơ hội và sự rèn luyện nghiêm túc, tài năng sẽ xuất hiện ở bất cứ ai.
Nữ tiến sĩ đầu tiên
Thuở xưa, việc học hành, thi cử ở nước ta chỉ dành riêng cho nam giới. Vậy mà vào thời nhà Mạc, một người con gái đã cải trang thành nam giới để đi thi và đỗ tiến sĩ.
Tương truyền, người phụ nữ ấy là bà Nguyễn Thị Duệ, quê ở tỉnh Hải Dương. Năm lên mười, vì ham học, bà xin cha mẹ cho mặc trang phục nam giới, đổi tên thành Nguyễn Văn Du, đến trường học cùng các bạn nam. Nguyễn Thị Duệ học rất giỏi, được các bạn học kính nể.
Khoảng hai mươi tuổi, bà lấy tên Nguyễn Văn Du đi thi và đỗ tiến sĩ. Vua thấy vị tiến sĩ dáng hình yểu điệu, mặt mũi thanh tú, liền xét hỏi. Bà đành phải nói thật. Vua không trách tội mà còn khen hết lời. Vua mời bà vào cung dạy bảo các phi tần.
Năm 1625, nhà Mạc mất. Vua nhà Lê từ lâu đã nghe tiếng bà, rất mến phục, phong cho bà chức quan trông coi việc dạy học trong cung.
Ngày nay, ở Thủ đô Hà Nội và tỉnh Hải Dương có đường phố mang tên Nguyễn Thị Duệ. Bà được đúc tượng đồng để thờ cùng bảy danh nhân khác ở Văn Miếu Hải Dương. Bà được coi là nữ tiến sĩ đầu tiên ở Việt Nam.
Theo NGUYỄN PHƯƠNG BẢO AN – NGUYỄN HOÀNG TRANG
Nội dung của bài đọc là gì? Tìm ý đúng:
a) Giới thiệu cách thức thi cử thời nhà Mạc và nhà Lê.
b) Ca ngợi vẻ đẹp và sự thông minh của bà Nguyễn Thị Duệ.
c) Ca ngợi tài năng và lòng dũng cảm của bà Nguyễn Thị Duệ.
d) Ca ngợi tám danh nhân của đất nước Việt Nam.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Ý đúng là:
c) Ca ngợi tài năng và lòng dũng cảm của bà Nguyễn Thị Duệ.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 2:
Trao đổi về nội dung câu chuyện (bài thơ, bài văn, bài báo) mà bạn em giới thiệu:
a) Câu chuyện (hoặc bài thơ, bài văn, bài báo) đó nói lên điều gì?
b) Theo em, cần làm gì để trở thành người có đức có tài, có ích cho xã hội?
Cách giới thiệu, trao đổi: Thực hiện như đã hướng dẫn ở các bài học trước.
Câu 3:
Nội dung câu mở đoạn và câu kết đoạn có điểm gì giống và khác nhau?
Câu 4:
Tìm đọc thêm ở nhà:
– 2 câu chuyện (hoặc 1 câu chuyện, 1 bài thơ) về tài năng, phẩm chất tốt đẹp của con người.
− 1 bài văn (hoặc bài báo) miêu tả hoặc cung cấp thông tin về các nội dung trên.
Câu 5:
Đọc đoạn văn sau và tìm các câu mở đoạn, kết đoạn:
“Chiếc ví" là câu chuyện mà em rất thích, vì nội dung thú vị và có ý nghĩa sâu sắc. Câu chuyện kể về một cậu bé nghèo đã trả lại chiếc vĩ nhặt được của nhà từ thiện và chỉ xin ông một đô la. Lúc đầu nhà từ thiện ngạc nhiên, sau đó rất xúc động. Hoá ra cậu bé không có cả một đô la để gọi điện thoại báo cho ông đến nhận vĩ mà phải vay tiền người khác. Cậu bé xin một đô la, vừa bằng đúng số tiền cậu đã vay và cần phải trả. Mặc dù nghèo khó, cậu bé không tham lam. Cậu rất trung thực và biết giữ lời hứa. Một điều thú vị nữa là sự thay đổi của người trợ lí trong chuyện. Lúc đầu, anh ta có những ý nghĩ xấu về cậu bé nghèo. Nhưng khi chứng kiến hành động của cậu bé, anh cảm thấy xấu hổ vì đã có những ý nghĩ sai. Qua câu chuyện, em hiểu rằng trung thực là phẩm chất rất đáng quý và không nên đánh giá người khác qua vẻ bề ngoài của họ.
PHƯƠNG THẢO
Câu 6:
Hãy nói cảm nghĩ của em về một nhân vật có tài trong những câu chuyện em đã học hoặc đã nghe.
Gợi ý về nội dung trình bày, trao đổi
Nhớ lại những câu chuyện em đã đọc, đã nghe:
– Những câu chuyện đã học trong sách giáo khoa “Tiếng Việt 4, tập một”: “Văn hay chữ tốt”, “Đồng cỏ nở hoa”, “Cô bé ham đọc sách", "Theo đuổi ước mơ”, “Ông Yết Kiêu".
– Những câu chuyện khác em đã đọc, đã nghe.
Câu 7:
Tìm một câu chuyện em thích trong sách giáo khoa “Tiếng Việt 4, tập một" về người có tài.
về câu hỏi!