Danh sách câu hỏi

Có 19,418 câu hỏi trên 389 trang
* Nội dung chính Những thư viện đặc biệt Thư viện đã có từ rất xa xưa, việc lưu giữ những cuốn sách quý, tri thức của nhân loại đã có từ hơn 5 000 năm trước. Thư viện luôn ẩn chứa những điều đặc biệt, riêng có và phục vụ, có vai trò không hề nhỏ trong đời sống tinh thần của chúng ta. Những thư viện đặc biệt 1. Những thư viện cổ Từ hơn 5.000 năm trước, những mảnh xương khắc chữ đã được lưu giữ ở tu viện thành Ba-bi-lon. Kho tài liệu ấy đánh dấu sự ra đời của thư viện. Một trong những thư viện nổi tiếng nhất thời cổ là Thư viện A-lếch-xan-đri-a ở Ai Cập, xây dựng cách đây hơn 2 000 năm. Năm 2002, thư viện được xây lại trên nền cũ. Bên ngoài, nó giống như một chiếc đồng hồ Mặt Trời, hướng ra biển. 2. Thư viện lớn nhất Đó là Thư viện Quốc hội Mỹ. Thư viện có hơn 18 triệu cuốn sách được viết bằng 125 thứ tiếng, hơn 54 triệu bản thảo viết tay và hàng triệu bản đồ, bản nhạc, bản vẽ, phim,.... 3. Thư viện thiếu nhi Trong Thư viện Quốc gia Việt Nam có một thư viện nhỏ dành cho thiếu nhi. Đây là nơi trẻ em có thể đọc sách, xem phim, nghe nhạc, trải nghiệm các loại nhạc cụ, sử dụng máy tính để học ngoại ngữ và làm toán,... LÊ MINH tổng hợp Những thư viện cổ nói lên điều gì về nền văn minh của loài người?
* Nội dung chính Cây tre Việt Nam Cây tre Việt Nam ăn đời ở kiếp cùng người dân Việt Nam. Tre là một hình ảnh đại diện cho người Việt Nam kiên cường, vững chãi và thuỷ chung. Miêu tả vẻ đẹp của tre cũng là miêu tả, ca ngợi những đặc tính tốt đẹp của người dân Việt Nam. Cây tre Việt Nam (Trích) Nước Việt Nam xanh muôn ngàn cây lá khác nhau. Cây nào cũng đẹp, cây nào cũng quý, nhưng thân thuộc nhất vẫn là tre nứa. Tre Đồng Nai, nữa Việt Bắc, tre ngút ngàn Điện Biên Phủ, luỹ tre thân mật làng tôi,... Đâu đâu ta cũng có nửa tre làm bạn. Tre, nữa, trúc, mai, vầu, mấy chục loại khác nhau, nhưng cũng một mầm non măng mọc thẳng. Vào đâu tre cũng sống. Ở đâu tre cũng xanh tốt. Dáng tre vươn mộc mạc, mầm tre tươi nhũn nhặn. Rồi tre lớn lên, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc. Tre trông thanh cao, giản dị, chí khí như người. Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn. Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình, mái chùa cổ kính... Dưới bóng tre xanh, người dân cày Việt Nam dụng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre ăn ở với người, đời đời kiếp kiếp. Tre, nữa, mai, vầu giúp người hàng nghìn công việc khác nhau. Tre là cánh tay của người nông dân... Cây tre Việt Nam! Cây tre xanh, nhũn nhặn, ngay thẳng, thuỷ chung, can đảm. Cây tre mang những đức tính của người hiền, là tượng trung cao quý của dân tộc Việt Nam. Theo THÉP MỚI Vẻ đẹp bình dị của cây tre Việt Nam được thể hiện ở câu nào dưới đây? Tìm ý đúng: a) Tre, nứa, trúc, mai, vầu, mấy chục loại khác nhau, nhưng cùng một mầm non măng mọc thẳng. b) Cây nào cũng đẹp, cây nào cũng quý, nhưng thân thuộc nhất vẫn là tre nứa. c) Nước Việt Nam xanh muôn ngàn cây lá khác nhau. d) Dáng tre vươn mộc mạc, mầm tre tươi nhũn nhặn.
* Nội dung chính Những chú bé giàu tưởng tượng Bằng những câu chuyện tưởng tượng, tán dóc mà vừa có thể mua vui, gây tiếng cười cho nhau; vừa có thể giúp xoa dịu, an ủi những người xung quanh nhờ câu chuyện vui của mình; Mi-sa và Xa-sa đã biến trí tưởng tượng của mình trở nên thiết thực, hữu ích hơn bao giờ hết. Những chú bé giàu trí tưởng tượng Mi-sa và Xa-sa ngồi chơi ngoài sân chung cư. Hai cậu thi tán dóc. Mi-sa bảo: – Có lần, tớ giẫm phải một chiếc xe buýt. Vừa nghe đánh “roạt” một cái, xe đã bẹp rúm. – Xạo quá! Làm sao cậu giẫm bẹp được chiếc xe buýt? – Thì nó là đồ chơi, nhỏ xíu ấy mà. Đến lượt Xa-sa: – Một đêm, tớ bay lên Mặt Trăng. Mi-sa cười phá lên: – Thế cậu trông thấy gì nào? – Tớ bay ban đêm nên không thấy gì. Bay mãi... bay mãi... rồi rơi huych xuống đất. Thế là tỉnh dậy. – Sao cậu không nói ngay từ đầu là cậu ngủ mê? Nghe hai bạn tán dóc, l-go xen vào: – Các cậu khoác lác quá thể! – Nhưng chúng tỏ có lừa dối ai đâu! Chỉ tưởng tượng thôi, như kể chuyện cổ tích ấy mà. I-go xì một cái, tỏ vẻ coi thường. Chúng cãi nhau. Rồi Mi-sa và Xa-sa bỏ về. Qua quầy kem, hai cậu bé lục hết các túi, vừa đủ tiền mua chung một gói kem. Mi-sa bảo: – Chúng mình về nhà lấy dao cắt cho đều. Đến cầu thang, hai cậu bé gặp I-ra. Mắt cô bé đỏ hoe. Mi-sa hỏi: - Vì sao em khóc? – Em bị mẹ mắng. Anh I-go ăn vụng mút, lại bảo là em ăn. Xa-sa bảo: – Thôi, đừng khóc nữa! Về nhà đi, anh sẽ cho em phần kem của anh. - Thế các anh không thích kem à? – Hôm nay, bọn anh ăn phải đến mười que kem rồi ấy chứ! I-ra đề nghị: – Tốt nhất là chia kem ra làm ba phần. Về đến nhà Mi-sa, ba anh em chia kem làm ba phần. Mi-sa gật gù: – Có lần tớ ăn hết nhẵn cả một thùng kem. I-ra cười to: – Úi dà, anh lại bịa chuyện rồi! Ai mà tin được! – Thì thùng kem nhỏ bằng cái cốc ấy mà! Theo NÔ-XỐP (Hoàng Anh dịch) Những câu chuyện của Mi-sa và Xa-sa có gì thú vị?
* Nội dung chính Những hạt thóc giống Những hạt thóc giống đã là phép thử kì diệu để đo được lòng trung thực của con người. Dù cho phải đẩy vào vòng nguy khốn, nếu giữ được lòng trung thực thì quả là điều đáng quý, sẽ được người đời công nhận, mến yêu. Những hạt thóc giống Ngày xưa, có một ông vua cao tuổi muốn tìm người nối ngôi. Vua ra lệnh phát cho mỗi người dân một thúng thóc về gieo trồng và giao hẹn: Ai thu được nhiều thóc nhất sẽ được truyền ngôi, ai không có thóc nộp sẽ bị trừng phạt. Có một chú bé mồ côi tên là Chôm nhận thóc về, dốc công chăm sóc mà thóc vẫn chẳng nảy mầm. Đến vụ thu hoạch, mọi người nô nức chở thóc về kinh thành nộp cho nhà vua. Chôm lo lắng đến trước vua, quỳ tâu: - Tâu Bệ hạ! Con không làm sao cho thóc này nảy mầm được. Mọi người đều sững sờ khi nghe Chôm nói. Nhung nhà vua đã đỡ chú bé đứng dậy. Ngài hỏi còn ai để chết thóc giống không. Không ai trả lời. Lúc đó, nhà vua mỗi ôn tồn nói: – Trước khi phát thóc giống, ta đã cho luộc kĩ rồi. Lẽ nào thóc ấy còn mọc được? Những xe thóc đầy ắp kia đâu phải thu được từ thóc giống của ta! Rồi vua dõng dạc nói tiếp: – Trung thực là đức tính quý nhất của con người. Ta sẽ truyền ngôi cho chủ bề trung thực và dũng cảm này. Chôm được truyền ngôi và trở thành ông vua hiền minh. Truyện dân gian Khmer Nhà vua tìm người nối ngôi bằng cách nào?
* Nội dung chính Một người chính trực Tô Hiến Thành là một người trung trực. Dù có quyền chức, ông cũng không để tình cảm cá nhân, sự tham lam tiền bạc lấn át. Quyết một mực chính trực, đặt việc nước lên đầu, việc tư không màng tới, không hòng vụ lợi cá nhân. Một người chính trực Tô Hiến Thành làm quan triều Lý, nổi tiếng là người chính trực. Năm 1175, vua Lý Anh Tông mất, di chiếu cho Tô Hiến Thành phố tả thái tử Long Cán, con bà thái hậu họ Đỗ, lên ngôi. Nhưng bà Chiêu Linh thái hậu lại muốn lập con mình là Long Xưởng. Bà cho người đem vàng bạc đút lót vợ Tô Hiến Thành để nhờ ông giúp đỡ. Tô Hiến Thành nhất định không nghe, cứ theo di chiếu lập Long Cần làm vua. Đó là vua Lý Cao Tông. Phò tá Lý Cao Tông được 4 năm, Tô Hiến Thành lâm bệnh nặng. Quan tham tri chính sự là Vũ Tán Đường ngày đêm hầu hạ bên giường bệnh. Còn gián nghị đại phu Trần Trung Tả do bận nhiều công việc nên không mấy khi tới thăm Tô Hiến Thành được. Một hôm, Đỗ thái hậu và vua tới thăm ông, hỏi: – Nếu chẳng may ông mất thì ai sẽ là người thay ông? Tô Hiến Thành không do dự, đáp: – Có gián nghị đại phu Trần Trung Tá Thái hậu ngạc nhiên hỏi: – Vũ Tán Đường hết lòng vì ông, sao không tiến cử? Tô Hiến Thành tâu: – Nếu thái hậu hỏi người hầu hạ giỏi thì thần xin cử Vũ Tấn Đường, còn hỏi người tài ba giúp nước, thần xin cử Trần Trung Tá. Theo QUỲNH CƯ - ĐỖ ĐỨC HÙNG Tô Hiến Thành đã thể hiện sự chính trực như thế nào trong việc thực hiện di chiếu của vua Lý Anh Tông?
Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi: Cây si Cây si bao giờ cũng già hơn những cây khác, từ cây si cổ thụ bên giếng đầu làng đến cây si bé tí trong hòn non bộ của ông. Rễ si làm thành bộ “râu” độc đáo của si. Bộ râu si rất rậm và dài. Những ngày sắp mua hoặc sau mưa, cây si lại càng già thêm vì râu cứ trắng ra. Cây si khác cây đa là những chòm râu ấy không thành những thân phụ, mà bao giờ cũng vẫn chỉ là bộ râu loà xoà. Còn cây đa, đến một ngày nào đó, có những râu sẽ ăn xuống đất, lồn lên, thành thân cây: một cây đa có khi có đến năm, sáu gốc. Lá si tuy nhỏ nhưng nhiều nên bao giờ cũng cho bóng mát. Bước vào dưới bóng một cây si, sờ vào tùng chòm râu, ta cảm thấy mát rượi và quên ngay cái nắng gay gắt ngoài đường. Cây si không bao giờ rụng lá hàng loạt như cây bằng, cây sấu, cây xà cừ, cây xoan. Cây si già hơn những cây khác vì chòm râu nhưng cũng luôn trẻ hơn những cây khác vì xanh lá quanh năm. Lá si tặng con người bóng mát, còn chòm râu thì để trẻ ngắm nghĩa mà nhớ đến ông nội, ông ngoại của mình, những người giả luôn yêu quý các em. Theo BẰNG SƠN a) Bài văn có mấy đoạn? Nêu nội dung của từng đoạn. b) Cây si được miêu tả theo trình tự nào?