Câu hỏi:
13/07/2024 978* Nội dung chính Những hạt thóc giống
Những hạt thóc giống đã là phép thử kì diệu để đo được lòng trung thực của con người. Dù cho phải đẩy vào vòng nguy khốn, nếu giữ được lòng trung thực thì quả là điều đáng quý, sẽ được người đời công nhận, mến yêu.
Những hạt thóc giống
Ngày xưa, có một ông vua cao tuổi muốn tìm người nối ngôi. Vua ra lệnh phát cho mỗi người dân một thúng thóc về gieo trồng và giao hẹn: Ai thu được nhiều thóc nhất sẽ được truyền ngôi, ai không có thóc nộp sẽ bị trừng phạt.
Có một chú bé mồ côi tên là Chôm nhận thóc về, dốc công chăm sóc mà thóc vẫn chẳng nảy mầm.
Đến vụ thu hoạch, mọi người nô nức chở thóc về kinh thành nộp cho nhà vua. Chôm lo lắng đến trước vua, quỳ tâu:
- Tâu Bệ hạ! Con không làm sao cho thóc này nảy mầm được.
Mọi người đều sững sờ khi nghe Chôm nói. Nhung nhà vua đã đỡ chú bé đứng dậy. Ngài hỏi còn ai để chết thóc giống không. Không ai trả lời.
Lúc đó, nhà vua mỗi ôn tồn nói:
– Trước khi phát thóc giống, ta đã cho luộc kĩ rồi. Lẽ nào thóc ấy còn mọc được? Những xe thóc đầy ắp kia đâu phải thu được từ thóc giống của ta!
Rồi vua dõng dạc nói tiếp:
– Trung thực là đức tính quý nhất của con người. Ta sẽ truyền ngôi cho chủ bề trung thực và dũng cảm này.
Chôm được truyền ngôi và trở thành ông vua hiền minh.
Truyện dân gian Khmer
Nhà vua tìm người nối ngôi bằng cách nào?
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Nhà vua tìm người nối ngôi bằng cách: ra lệnh cho mỗi người dân một thùng thóc về gieo trồng và giao hẹn: Ai thu được nhiều thóc nhất thì sẽ được truyền ngôi, ai không có thóc nộp sẽ bị xử phạt.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Quan sát và ghi lại kết quả quan sát một cây hoa (hoặc cây ăn quả, cây bóng mát, cây lương thực, cây cảnh) mà em yêu thích.
Gợi ý:
a) Em định tả cây nào?
b) Em quan sát những gì?
- Quan sát hình dáng của cây (to hay nhỏ, cao hay thấp, vươn thẳng hay xoè rộng,..).
– Quan sát các bộ phận của cây (gốc cây, thân cây, lá cây, hoa, quả,...).
c) Em quan sát bằng những cách nào?
– Quan sát hình dáng, màu sắc bằng mắt.
– Cảm nhận tiếng lá reo, mùi hương, cánh hoa,... bằng tai, mũi hoặc tay.
d) Ghi lại vắn tắt kết quả quan sát.Câu 2:
Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:
Ông Mặt Trời óng ánh
Ông Mặt Trời óng ánh
Toả nắng hai mẹ con
Bóng con và bóng mẹ
Dắt nhau đi trên đường.
Ông nhíu mắt nhìn em
Em nhíu mắt nhìn ông
“Ông ở trên trời nhé!
Cháu ở dưới này thôi!”.
Hai ông cháu cùng cuối
Mẹ cười, đi bên cạnh.
Ông Mặt Trời óng ánh...
NGÔ THỊ BÍCH HIỀN
a) Sự vật nào được nhân hoá trong bài thơ?
b) Sự vật đó được nhân hoá bằng cách nào?
Câu 3:
Viết 3 câu tả đồ vật hoặc con vật, cây cối, trong câu có hình ảnh nhân hoá.
Câu 4:
Viết một đoạn văn ngắn (4 – 5 câu) tả cây cối, trong đó có hình ảnh nhân hóa.
Câu 5:
Kiểu nhân hoá nào được sử dụng trong các câu thơ, câu văn sau?
a) Buổi sớm, khi cậu gà ri tê tái chạy ở trong chuồng ra, dẫn đầu ba chị gà, một bác ngan với một lũ con líp nhíp và mấy thím vịt thì ở nóc chuồng, chọi ta cũng nhảy xuống, hai cái chân gieo bịch trên nền đất.
Theo TÔ HOÀI
b) Bắt đền trăng đấy
Trốn vào sau mây
Để buồn cỏ cây
Khóc mưa thút thít.Trái bòng chẳng thiết
Nằm ườn trên mâm
Quả na lặng câm
Mắt nhìn xa vắng.
NGUYỄN ĐÌNH XUÂN
c) Khi cô sách giáo khoa nói đến những cuốn sách như thế, cả hộp chữ chúng tôi xôn xao hẳn lên, tất cả reo nhảy mừng rỡ. Chúng nó tranh nhau hỏi hết câu này đến câu khác làm cho cô không còn biết trả lời thế nào.
Theo TRẦN HOÀI DƯƠNG
Câu 6:
Tìm biện pháp nhân hoá trong hai khổ thơ sau:
Đứng đâu là cao đấy
Mà chẳng che lấp ai
Dáng khiêm nhường, mảnh khảnh
Da bạc thếch tháng ngày.
Mà tấm lòng thơm thảo
Đỏ môi ngoại nhai trầu
Thương yêu đàn em lắm
Cho cưỡi ngựa tàu cau.
ĐẶNG HẤN
Câu 7:
Em có tán thành ý kiến “Trung thực là đức tính quý nhất của con người.” không? Vì sao?
về câu hỏi!