Danh sách câu hỏi
Có 22,399 câu hỏi trên 448 trang
Nội dung bài Chiếc khí cầu: Câu chuyện kể về chuyến phiêu lưu của những nhà thám hiểm yêu bầu trời và sự tự do cùng với những sự việc thú vị diễn ra tại một khu dân cư xa
Chiếc khí cầu
Sau hai ngày đêm di chuyển trên không, các nhà du hành quyết định hạ chiếc khi cầu Vich-to-ri-a xuống gần một khu dân cư. Dân chúng tò mò và mạnh bạo tiến về phía họ. Bác sĩ Phe-gu-xon buột miệng nói vài từ địa phương.
Thấy vậy, một người ăn mặc như thầy phù thuỷ liền bắt chuyện, Bác sĩ cuối cùng cũng hiểu ra rằng đám đông tưởng nhằm chiếc khi cầu là Thần Mặt Trăng. Thầy phù thuỷ nói rằng đức vua của họ đang ốm nặng và mời những đứa con của Mặt Trăng đến chữa bệnh cho ngài.
Bác sĩ theo thầy phù thuỷ vào cung vua. Với vài giọt thuốc bổ cực mạnh, ông đã làm cho nhà vua hồi tỉnh. Thật không khác gì một phép màu! Từ cung vua đến ngoài đường vang lên những tiếng reo hò vui mừng tột độ.
Sáu giờ chiều, một đám đông hộ tống bác sĩ quay về chiếc khí cầu. Bất chợt, họ kêu ầm lên rồi vây lấy ông, xô đẩy, đe doạ ông, Chẳng ai hiểu có việc gì đã xảy ra : Chẳng lẽ đức vua đã chết? Bác sĩ nhanh chóng leo lên chiếc thang dây
– Có việc gì vậy? – Mọi người lo lắng hỏi.
Bác sĩ Phơ-gu-xơn lặng lẽ chỉ tay về phía chân trời. Một vầng trăng đang từ từ nhô lên. Hoá ra đám đông không tin được là có thể có hai Thần Mặt Trắng. Họ nghi ngờ ba nhà du hành là những kẻ gian dối.
Lão phù thuỷ đã leo tốt lên cây, giữ chặt lấy cái neo khí cầu. Khi cái mỏ neo thoát ra được, chiếc khi cầu bay vọt lên, kéo theo lão cùng bay vào bầu trời. Lão phù thuỷ mắt mở trùng trùng, vừa sợ hãi vừa ngạc nhiễn. Nửa giờ sau, bác sĩ chỉnh cho chiếc khi cấu hạ xuống dần. Lão phù thuỷ nhảy vội xuống đất, trong khi chiếc khi cầu đã nhẹ bớt, bay vọt lên cao.
Theo GIUYN VÉC-NƠ (Trọng Thảo phỏng dịch)
Những chi tiết nào ở đoạn 1 cho thấy chiếc khí cầu là một vật rất lạ lùng đối với mọi người vào thời điểm diễn ra câu chuyện?
* Nội dung bài Vinh danh nước Việt: Bài đọc là câu chuyện và sự vinh danh đối với nhà thiên văn học Nguyễn Quang Riệu một người con đất Việt với hàng trăm đề tài, công trình nghiên cứu thiên văn học đã góp phần vào nền nghiên cứu thiên văn học cảu nước nhà
Vinh danh nước Việt
Ngày 24-10-1995, một sự kiện “xưa nay hiếm” đã diễn ra tại Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. Nhiều nhà khoa học hãng đầu của Mỹ, Nga, Nhật, Pháp và Việt Nam đã đến đây quan sát một hiện tượng hàng chục năm mới có: nhật thực toàn phần. Trong đoàn nghiên cứu của Pháp có nhà thiên văn học nổi tiếng Nguyễn Quang Riệu, giáo sư Đại học Xoóc-bon, giám đốc nghiên cứu của Đài Thiên văn Pa-ri.
Giáo sư Nguyễn Quang Riệu sinh ra và lớn lên ở Hải Phòng. Thuở nhỏ, ông thường được cha mẹ đưa lên thăm Đài Thiên văn Phủ Liễn. Ông được giải thích rằng đài thiên văn có những thiết bị để nhìn lên trời. Mặc dù lúc ấy chưa biết con người nhìn lên trời để làm gì, nhưng hình ảnh Đài Thiên văn Phú Liên chắc hẳn là một trong những cơ duyên đã dẫn ông đến với công việc khám phá bầu trời khi sang Pháp học.
Cả cuộc đời lao động miệt mài, Nguyễn Quang Riệu đã công bố hơn 150 công trình nghiên cứu. Năm 1972, ông xác định được chính xác vị trí vụ nổ ở chòm sao Thiên Nga và được Giải thưởng của Viện Hàn lâm Khoa học Pháp.
Từ năm 1976, ông thường xuyên về quê hương nghiên cứu và dạy học Vào thời điểm diễn ra hiện tượng nhật thực toàn phần, Nguyễn Quang Riệu được cấp kinh phí mua thiết bị thiên văn mang về Việt Nam. Sau đó, ông đã đề nghị để lại thiết bị giúp các nhà thiên văn học Việt Nam quan sát bầu trời. Ông cũng là người đứng ra xin học bổng của Pháp cho sinh viên Việt Nam và hướng dẫn nhiều người làm tiến sĩ tại Pháp.
Với những đóng góp có ý nghĩa cho khoa học và Tổ quốc, năm 2004, ông đã được trao tặng Giải thưởng Vinh danh nước Việt.
THEO NGUYỄN XUÂN
Theo bài viết, cơ duyên nào đã dẫn ông Nguyễn Quang Riệu đến với công việc khám phá bầu trời?
Quy ước nào thể hiện tinh thần hoà bình, hữu nghị của Đại hội Thể thao Ô-lim-pích? Tìm ý đúng:
a) Đại hội được tổ chức bốn năm một lần, thường kéo dài năm, sáu ngày.
b) Trai trắng thi chạy, nhảy, bắn cung, đua ngựa, ném đĩa, ném lao, đấu vật...
c) Trong thời gian diễn ra Đại hội, mọi cuộc xung đột đều phải tạm ngừng.
d) Những người đoạt giải được tấu nhạc chúc mừng và đặt một vòng nguyệt quế lên đầu.
Đọc và làm bài tập
Ngọn lửa Ô-lim-pích
Tục lệ tổ chức Đại hội Thể thao Ô-lim-pích đã có từ gần 3000 năm trước ở nước Hy Lạp cổ. Địa điểm đầu tiên được chọn để tổ chức Đại hội là thành phố Ô-lim-pi-a, nằm dưới chân Ô-lim-pơ - ngọn núi thiêng, được người Hy Lạp coi là nơi ở của các vị thần linh.
Đại hội được tổ chức bốn năm một lần, vào tháng Bảy, thưởng kéo dài năm, sáu ngày. Trai tráng từ khắp nơi trên đất nước Hy Lạp đổ về thành phố Ô-lim-pi-a thi chạy, nhảy, bắn cung, đua ngựa, ném đĩa, ném lao, đấu vật... Những người đoạt giải được tấu nhạc chúc mừng và được đặt một vòng nguyệt quế lên đầu tượng trưng cho vinh quang, chiến thắng. Trong thời gian diễn ra Đại hội, mọi cuộc xung đột đều phải tạm ngừng. Thành phố Ô-lim-pi-a trở nên đông đúc, tưng bừng, náo nhiệt vì sự có mặt của người tứ xứ.
Từ năm 1896, tục lệ tốt đẹp này được khôi phục và tổ chức trên phạm vi toàn thế giới với 43 môn thi đấu. Đến năm 1900, Đại hội đã tăng lên 95 môn thi đấu. Đây là Đại hội đầu tiên có vận động viên nữ tham gia. Biểu tượng của Đại hội Ô-lim-pích là năm vòng tròn với năm màu, tượng trưng cho năm châu. Ngọn lửa mang từ thành phố Ô-lim-pi-a tới nơi tổ chức sẽ được thắp sáng trong giờ khai mạc, báo hiệu bắt đầu những cuộc đua tài theo tinh thần hoà bình và hữu nghị.
Theo sách Những mẩu chuyện lịch sử thế giới
Đại hội Thể thao Ô-lim-pích đầu tiên được tổ chức từ bao giờ, ở nước nào? Tìm ý đúng.
a) Từ gần 3.000 năm trước, ở nước Hy Lạp cổ.
b) Từ gần 3.000 năm trước, ở thành phố Ô-lim-pi-a.
c) Từ năm 1896, ở thành phố Ô-lim-pi-a.
d) Từ năm 1896, ở nước Hy Lạp cổ.
Nội dung của bài Việt Nam ở trong trái tim tôi: Câu chuyện kể về bà Ray – mông – Điêng một người dân Pháp đấu tranh, ngăn chặn, chống lại chính quyền Pháp gây chiến tranh ở Việt Nam
Việt Nam ở trong trái tim tôi
Ngày 23-2-1950, hàng trăm người dân Pháp. kéo về nhà ga thành phố Xanh Pi-e biểu tình, ngăn đoàn tàu chở xe tăng sang Việt Nam gây tội ác. Một trong những người dẫn đầu là chị Ray-mông Điêng, năm ấy 21 tuổi.
Đúng trong đoàn biểu tình, nghe tiếng còi hú vang, Ray-mông Điêng chỉ kịp nghĩ: "Bằng mọi cách, phải ngăn nó lại!". Chị lao ra khỏi đám đồng, nằm úp mặt xuống đường ray xe lửa, hai tay dang rộng. Đoàn tàu băng băng tiến đến Nhiều người hết lên. Nhận ra có người nằm trên đường sắt, lái tàu phanh gấp. Trượt thêm vài chục mét, chiếc đầu tàu dùng lại trước cô gái dũng cảm chỉ vài bước chân. Sau sự kiện đó, Ray-mông Điêng bị toà án binh xử tù. Nhưng trước sự phản đối mạnh mẽ của người dân, sau gần một năm giam giữ, chính quyền Pháp buộc phải trả tự do cho chị.
Tháng 10 năm 1956, Ray-mông Điêng sang thăm Việt Nam. Tại sân ga Hà Nội, hàng nghìn người hân hoan chào đón bà. Các em nhỏ tặng bà những bó hoa tươi thắm nhất. Cũng trong dịp ấy, bà đã vinh dự được gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chiếc đồng hồ đeo tay Bắc Hồ tặng là một trong những kỉ vật được bà trân trọng gìn giữ mãi. Ở tuổi 80, Ray-mông Điêng vẫn tiếp tục các hoạt động đầu tranh vì hoà bình và giúp đỡ trẻ em Việt Nam bị tật nguyền do chất độc màu da cam. Bà nói: "Việt Nam luôn rạng ngời và in đậm trong trái tim tôi.". Ngày nay, con phố dẫn đến nhà ga diễn ra sự kiện Ray-mông Điêng chặn đoàn tàu chở xe tăng năm xưa được đặt tên là “Phố 23 tháng Hai 1950". Tên của người phụ nữ dũng cảm cũng được đặt cho một đường phố ở khu đô thị hiện đại Phú Mỹ Hưng, Quận 7, Thành phố
THEO HỒNG NHỊ - TRỊNH TUẤN
Vì sao bà Ray-mông Điêng phản đối việc đưa xe tăng sang Việt Nam?