Danh sách câu hỏi
Có 22,403 câu hỏi trên 449 trang
Ghép mỗi việc ở cột bên trái với một ý kiến ở cột bên phải cho phù hợp.
Việc
Ý kiến
1. Tự ý xem thư của người khác.
d) Không nên làm vì thư của người khác là thông tin riêng tư; không được xem thư của người khác khi chưa được người đó cho phép.
2. Giữ bí mật thông tin truy cập, mật khẩu mở máy tính, điện thoại di động.
c) Nên làm vì thông tin truy cập, mật khẩu mở máy tính, điện thoại di động là thông tin riêng tư; cần phải giữ bí mật các thông tin này để tránh bị lợi dụng làm những việc xấu.
3. Tự ý xem tin nhắn của người khác.
b) Không nên làm vì tin nhắn của người khác là thông tin riêng tư; không được xem tin nhắn trên điện thoại di động, máy tính của người khác khi chưa được người đó cho phép.
4. Không cung cấp thông tin cá nhân của em, bạn bè, người thân cho cá nhân, tổ chức mà không có lí do chính đáng.
a) Nên làm vì thông tin cá nhân của em, bạn bè, người thân là thông tin riêng tư; cần phải giữ bí mật các thông tin này để tránh bị lợi dụng làm những việc xấu.
Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước phát biểu sai.
A. Thông tin riêng tư gồm: thông tin cá nhân; thông tin gia đình; thư, nhật ký; thông tin lưu trữ, trao đổi trên điện thoại di động, tài khoản mạng xã hội (Zalo, Facebook) như tin nhắn, thư điện tử, cuộc gọi, hình ảnh, ...
B. Cần giữ bí mật thông tin riêng tư vì kẻ xấu có thể lợi dụng thông tin riêng tư để làm việc xấu, gây hại cho em, người thân của em.
C. Em có thể tự ý truy cập, xem thông tin riêng tư của người khác.
Điền từ, cụm từ thích hợp vào chỗ chấm.
Gợi ý: cách thể hiện; tác giả; tác phẩm; nội dung thông tin; của tác giả; vi phạm bản quyền.
Lưu ý: một cụm từ có thể sử dụng nhiều lần.
a) Cuốn sách, bài viết, bức ảnh, hình vẽ, bản nhạc, bài hát, video, bộ phim là những ví dụ về ...................
b) Người viết ra cuốn sách, sáng tác ra bài thơ, vẽ một bức tranh được gọi là ...................
c) ..................., ................... nội dung thông tin trong tác phẩm là sản phẩm trí tuệ của tác giả.
d) Tác phẩm là tài sản ...................
e) Khi sử dụng tác phẩm phải được sự cho phép của ...................
g) Vi phạm quyền tác giả còn được gọi là ...................
Để tham gia ngày hội giáo dục STEM của trường, nhóm em dự kiến làm một dụng cụ lọc nước đơn giản bằng các vật liệu dễ tìm như cát, sỏi, than hoạt tính,...
Hãy trao đổi, phân công nhiệm vụ cho mỗi thành viên trong nhóm thực hiện:
a) Tìm kiếm, thu thập thông tin về vai trò của cát, sỏi, than hoạt tính trong lọc nước và các bước để tạo ra công cụ lọc nước này.b) Làm bản trình chiếu giới thiệu với các bạn trong lớp để lấy ý kiến góp ý cho dự án của nhóm em.
Gợi ý:
Xác định các từ khóa, ví dụ: Lọc nước bằng cát, sỏi, than hoạt tính; Các bước làm lọc nước bằng cát, sỏi, than hoạt tính; Tại sao cát, sỏi, than hoạt tính lại lọc được nước;...
Tìm kiếm thông tin theo các từ khóa đã xác định.
Trên cơ sở thông tin tìm được, lựa chọn các thông tin, hình ảnh phù hợp để làm rõ vai trò của cát, sỏi, than hoạt tính trong lọc nước và các bước để tạo ra sản phẩm lọc nước.
Tạo bản trình chiếu theo cấu trúc, tư liệu đã lựa chọn.
Trình bày, giới thiệu, lấy ý kiến của các bạn trong lớp cho dự án.
Ghép mỗi việc ở cột bên trái với một ví dụ ở cột bên phải cho phù hợp.
Việc máy tính có thể giúp em thực hiện
Ví dụ
1. Giải trí
a) Tạo ra văn bản (bằng phần mềm Word), tạo ra bài trình chiếu (bằng phần mềm Powerpoint), tạo chương trình máy tính (bằng phần mềm Scratch).
2. Học tập
b) Mỗi bạn làm một phần của bài trình chiếu, văn bản rồi gửi cho nhau, ghép lại thành sản phẩm chung của nhóm.
3. Tìm thông tin
c) Ôn luyện Toán, Tiếng Anh, Tin học; tìm hiểu lịch sử, văn hóa, khoa học.
4. Trao đổi thông tin
d) Trao đổi thông tin, sản phẩm số qua Zalo, thư điện tử.
5. Tạo ra sản phẩm số
e) Đọc truyện tranh, xem phim hoạt hình.
6. Hợp tác với bạn bè
g) Sử dụng máy tìm kiếm Google để tìm thông tin trên Internet.
Ghép mỗi mục ở cột A với một mục ở cột B cho phù hợp.
A
B
1. Các sản phẩm số có thể tạo ra nhờ máy tính, ví dụ:
a) Em có thể gửi, nhận các sản phẩm số, tin nhắn thông qua ứng dụng Zalo, dịch vụ thư điện tử.
2. Máy tính có thể giúp em tìm thông tin, ví dụ:
b) Văn bản, bài trình chiếu, chương trình Scratch, bản nhạc, hình ảnh, phim hoạt hình.
3. Máy tính có thể giúp em chia sẻ, trao đổi thông tin, ví dụ:
c) Mỗi bạn làm một phần của bài trình chiếu, văn bản rồi gửi cho nhau, ghép lại thành sản phẩm chung của nhóm.
4. Máy tính có thể giúp em hợp tác với bạn bè để thực hiện nhiệm vụ chung, ví dụ:
d) Máy tìm kiếm Google giúp em dễ dàng tìm kiếm thông tin trên Internet.
Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước phát biểu sai.
A. Máy tính có thể giúp tạo ra các phẩm số như: văn bản, bài trình chiếu, chương trình Scratch, bản nhạc, hình ảnh, phim hoạt hình.
B. Em có thể gửi, nhận các sản phẩm số, tin nhắn thông qua ứng dụng Zalo, dịch vụ thư điện tử.
C. Việc trao đổi, chia sẻ sản phẩm số dễ dàng nhờ máy tính tạo điều kiện thuận lợi cho em hợp tác với bạn bè trong học tập, giúp đỡ nhau trong cuộc sống.
D. Máy tìm kiếm Google không giúp em tìm thông tin trên Internet
Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước các phát biểu đúng.
A. Máy tính có thể giúp em học tập, ôn luyện kiến thức, kĩ năng các môn học trong nhà trường như: Toán, Ngoại ngữ, Tin học, Lịch sử, Địa lí, Khoa học, ...
B. Máy tính có thể giúp tìm hiểu, mở rộng hiểu biết về các chủ đề, lĩnh vực em yêu thích như: thể thao, múa, hát, các loài cây, các con vật, hiện tượng tự nhiên, ...
C. Máy tính chỉ có thể giúp em học tập môn Toán và Tiếng Anh.
Đọc bài và thực hiện yêu cầu:
Vật kỉ niệm của những người bạn
Bạn tôi có một chiếc “đàn chuông" xinh xắn. Đó là một chiếc hộp nhỏ, nhỉnh hơn chiếc đồng hồ để bàn một tí, bên trong có một bộ phận phát ra âm thanh. Mỗi lần lên dây cót, những tiếng thánh thót như tiếng dương cầm lại vắng ra, dìu dặt, ngân nga, tiếng rất thanh và dịu, càng nghe càng thấy mê. Không phải chỉ mình tôi, mà cả các bạn tôi cũng say mê tiếng đàn ấy. Thỉnh thoảng cả bọn lại rủ nhau cùng đến nhà bạn để nghe tiếng đàn chuông. Nó có một cái gì thật trong trẻo, thật thơ ngây, dễ thương. Nhất là vào những đêm trăng sáng thì phải nói là tuyệt diệu.
Chúng tôi tắt đèn cùng kéo nhau ra đứng ngoài ban công lắng nghe tiếng đàn chuông. Cây hoàng lan toả hương thơm ngọt ngào và hắt bóng lúc đậm lúc nhạt xuống chúng tôi. Không biết các bạn tôi lúc ấy nghĩ gì, còn tôi, tôi hình dung ra rất rõ, trên bãi cỏ trong khu vườn yên tĩnh loang loáng ánh trăng kia, trong tiếng đàn dìu dặt, những loài côn trùng nhỏ bé đang kéo nhau đi dự hội.
Những kỉ niệm thời thơ ấu của bọn tôi gắn chặt với chiếc đàn chuông. Hoàng Lan, bạn tôi, cô bé có chiếc đàn chuông ấy được gọi một cách nghịch ngợm nhưng thân thiết là “Lan đàn chuông". Sau này, khi đã xa nhau, mỗi người đi một ngả, chúng tôi vẫn luôn nhớ về những buổi tối rất đẹp ấy. Mỗi lần gặp tôi, Lan vẫn nhắc lại kỉ niệm cũ và kể chuyện thỉnh thoảng nhận được thư của bạn bè, ai cũng nhắc đến chiếc đàn chuông và “hỏi thăm" người bạn thời thơ ấu ấy. Quả thực, đó đúng là một người bạn thân thiết đã góp phần không nhỏ vào sự gắn bó của chúng tôi.
Theo Trần Hoài Dương
Đánh dấu ü vào ô trống trước ý trả lời đúng.
a. Âm thanh của chiếc đàn chuông có gì đặc biệt?
Lảnh lót, trầm bổng, trong trẻo.
Trong sáng, vang ngân, réo rắt.
Lanh lảnh, cao vút, ngọt ngào.
Thánh thót, dìu dặt, ngân nga.
b. Thỉnh thoảng, nhóm bạn rủ nhau đến nhà bạn có chiếc đàn chuông để làm gì?
Để nghe tiếng đàn chuồng.
Để cùng nhau ngắm trăng.
Để ngắm cây hoàng lan.
Để xem chiếc đàn chuông.
c. Nhân vật tôi hình dung ra những gì khi nghe tiếng đàn chuông?
Cây hoàng lan toả hương thơm ngọt ngào.
Bãi cỏ và khu vườn yên tĩnh loang loáng ánh trăng.
Những loài côn trùng nhỏ bé đang kéo nhau đi dự hội.
Đêm trăng sáng, các bạn cùng đứng dưới ánh trăng.
d. Sau này, vì sao ai cũng “hỏi thăm" chiếc đàn chuông?
Vì chiếc đàn là một người bạn thời thơ ấu.
Vì chiếc đàn gắn bó với những đêm trăng.
Vì chiếc đàn thân thiết với cây hoàng lan.
Vì chiếc đàn là bạn của khu vườn yên tĩnh.
e. Hai câu: “Thỉnh thoảng cả bọn lại rủ nhau cùng đến nhà bạn để nghe tiếng đàn chuông. Nó có một cái gì thật trong trẻo, thật thơ ngây, dễ thương." được liên kết với nhau bằng cách nào?
Lặp từ ngữ.
Dùng từ ngữ nối.
Thay thế từ ngữ.
Lặp và thay thế từ ngữ.
g. Câu “Sau này, khi đã xa nhau, mỗi người đi một ngả, chúng tôi vẫn luôn nhớ về những buổi tối rất đẹp ấy." có mấy trạng ngữ?
Một trạng ngữ.
Hai trạng ngữ.
Ba trạng ngữ.
Bốn trạng ngữ.
Viết câu trả lời vào chỗ trống.
h. Theo em, vì sao khi xa nhau, các bạn vẫn luôn nhớ về những buổi tối rất đẹp ở nhà Hoàng Lan?
i. Vì sao nói chiếc đàn chuông đã góp phần không nhỏ vào sự gắn bó của các bạn? k. Viết 1 – 2 câu bày tỏ tình cảm, cảm xúc về tình bạn của các bạn nhỏ trong bài đọc.
I. Viết một câu ghép để giới thiệu chiếc đàn chuông.
Chọn một từ ngữ phù hợp trong khung điền vào chỗ trống để liên kết các câu trong đoạn văn sau:
ngoài ra, đây, khỉ, bữa tiệc
Lễ hội búp-phê cho khỉ được tổ chức vào tháng 11 hằng năm tại Lớp-bu-ri, Thái Lan. Hàng trăm chú …………………………….. được đưa tới tham dự bữa tiệc búp-phê khổng lồ với rất nhiều món ăn như xúc xích nướng, kem đá, trái cây tươi, hạt dẻ, …………………………….. còn có cả bánh kem, kẹo, sô-đa và nước hoa quả …………………………….. cũng là dịp để người dân Thái Lan tổ chức nhiều trò chơi liên quan đến …………………………….. như nhảy với khỉ, trình diễn trang phục kèm mặt nạ khỉ. …………………………….. họ còn sử dụng những tượng gỗ hình khỉ để trang trí.
Theo Lan Phương
Gạch dưới và cho biết tác dụng của điệp từ, điệp ngữ trong mỗi đoạn thơ, đoạn văn sau:
a.
Ngày mai, muôn điều mới lạ
Viết từ thơ ấu ngọt ngào
Viết từ lời thầy nhắn nhủ
Với bao kì vọng, tin yêu.
Vũ Nguyệt Anh
b. Gió tây lướt thướt bay qua rừng, quyến hương thảo quả đi, rải theo triền núi, đưa hương thảo quả ngọt lựng, thơm nồng vào những thôn xóm Chin San. Gió thơm. Cây cỏ thơm. Đất trời thơm. Người đi từ rừng thảo quả về, hương thơm đậm ủ ấp trong từng nếp áo, nếp khăn.
Theo Ma Văn Kháng