Danh sách câu hỏi

Có 26,793 câu hỏi trên 536 trang
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: ĐỌC SÁCH: LỒNG KÍNH Ni-cô-lát Ca (Nicholas Carry không phải là một kẻ chống công nghệ. Đang hiểu rằng nếu được sử dụng thông minh, các máy móc sẽ mở ra rất nhiều thàn năng cho con người và thúc đẩy nhân loại đi xa hơn. Nhưng nguy hiểm lớn nhất mà con người phải đối mặt với sự tự động hoá chính là chúng ta ngày càng phụ thuộc vào nó. Tháng 5-2009, chiếc phi cơ Airbus 2009 cất cánh lần cuối, khi đang bay từ Ri-ô (Rio) đến Pa-ri thì “chết sững” giữa không trung và lao xuống Đại Tây Dương. Toàn bộ 228 người trên máy bay thiệt mạng. Sau khi tìm thấy hộp đen, người ta phát hiện hoá ra chế độ tự lái đã “nổi loạn”, các phi công buộc phải tự điều khiển, và rủi ro thay, họ đã mất đi năng lực xử lí tình huống khẩn cấp vì từ trước đến nay luôn có hệ thống “tự động hoá” giúp đỡ. Đây là chỉ một ví dụ trong hơn 375 nguồn tài liệu tác giả Ni-cô-lát Ca đã tỉ mỉ nghiên cứu để trình bày trong cuốn sách Lồng kinh, hòng soi xét mối quan hệ giữa tự động hoá và chúng ta, vốn từ trước đến nay vẫn bị phủ bóng bởi những diễn ngôn quá lạc quan về sự nhiệm mầu của công nghệ số. Trong cuốn sách trước đó, Trí tuệ giả tạo, Ca đã từng làm nên tên tuổi của mình khi dũng cảm đi ngược lại đám đông “cuồng” công nghệ, vì ông lập luận rằng Internet đang làm con người ngu ngốc đi, không thể tập trung vào đọc sách, và khiến khả năng suy nghĩ ngày càng yếu kém. Công cụ không bao giờ chỉ là một phương tiện, và với sự phát triển như vũ bão của các rô bốt, công nghệ tự động hoá và máy móc tự hành, Ca lại đặt câu hỏi tương tự trong Lồng kinh, rằng liệu loài người có đang đi nhầm đường khi nhắm mắt tin vào vị thần mang tên “Tự động hoá”? Ví dụ, hiểm hoạ khi các phi công ngày càng chia sẻ trách nhiệm cầm lái với phần mềm là gì? Ca viết: “Quá phụ thuộc vào tự động hoá máy tính có thể làm xói mòn chuyên môn của các cơ trưởng, làm chậm các phản xạ của họ, và giảm thiểu sự chú tâm của họ, dẫn đến điều mà Gien Nâu-y (Jan Noeys), chuyên gia về các nhân tố con người tại Đại học Brít-xtôn (Bristol), gọi là “một sự biến mất kĩ năng của đội bay”.”. Tất nhiên, Ca không phải là một kẻ chống công nghệ. Ông hiểu rằng nếu được sử dụng thông minh, các máy móc sẽ mở ra rất nhiều tiềm năng cho con người và thúc đẩy nhân loại đi xa hơn. Nhưng nguy hiểm lớn nhất mà con người phải đối mặt với sự tự động hoá chính là chúng ta ngày càng phụ thuộc vào nó. “Sự tự mãn vào tự động hoá nảy sinh khi một chiếc máy tính tạo cho chúng ta cảm giác an toàn giả tạo. Chúng ta tự tin rằng máy móc sẽ làm việc hoàn hảo, xử lí bất cứ thách thức nào đến mức cho phép sự tập trung của mình bay bổng. Chúng ta xa lánh khỏi công việc, hoặc ít nhất khỏi mảng công việc mà phần mềm đang xử lí, và vì vậy có thể bỏ lỡ những tín hiệu rằng đang có vấn đề xảy ra.”. Đó chính là nỗi sợ của Ca khi ông viết một cuốn sách “ngược dòng” nữa để đánh thức công chúng với mong muốn họ có một cuộc thảo luận cân bằng hơn về mặt lợi ích cũng như tiêu cực của tự động hoá – cấu phần then chốt của cuộc cách mạng 4.0 sắp tới. (Theo Minh Đào, khoahocphattrien.vn) a) Các thông tin dưới đây là đúng hay sai? Thông tin Đúng Sai 1) Văn bản trên thuộc loại văn bản đơn phương thức.     2) Sa pô của văn bản nêu quan điểm của tác giả cuốn sách Lồng kính.     3) Tên cuốn sách được giới thiệu là Lồng kinh.     4) Cuốn sách có cùng đề tài với cuốn Tri tuệ giả tạo của một tác giả khác.    
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: HOÀNG TỬ BÉ – NỖI BUỒN CỦA SỰ LÃNG QUÊN Kế thừa thành công sẵn có của tiểu thuyết gốc mang tên The Little Prince (cuốn truyện thiếu nhi có nội dung vô cùng sâu sắc đã được xuất bản trên 250 nước đồng thời bán được 200 triệu bản trên toàn thế giới), bộ phim Hoàng tử bé của đạo diễn Mác Ót-bon (Mark Osborne) đã không quá khó khăn để giành được sự quan tâm, đón nhận nồng nhiệt của khán giả trên toàn thế giới và trở thành bộ phim hoạt hình của Pháp có doanh thu quốc tế cao nhất từ trước đến nay. Với mong muốn tìm lại cho người xem một bầu trời tuổi thơ tràn đầy sự háo hức, những giấc mơ bay bổng và trí tưởng tượng không giới hạn, đạo diễn đã mang đến cho khán giả một bộ phim vô cùng duyên dáng, phù hợp với mọi đối tượng. Bộ phim là nơi mà những đứa trẻ có thể oà lên vì kinh ngạc bởi cuộc phiêu lưu kì thú xuyên qua các tiểu hành tinh và sa mạc đầy màu sắc, còn khán giả trưởng thành thì có những giây phút tĩnh lại, để nghĩ về những kỉ niệm tuổi thơ trong sáng đã bị thời gian làm lãng quên. Không quá khó khăn để ngay từ những cảnh quay đầu tiên, khán giả có thể nhận ra bộ phim sẽ không đi theo nội dung của cuốn tiểu thuyết gốc. Thay vào đó là câu chuyện về một cô bé với lịch học dày đặc, có thể thu xếp ổn thoả một vụ phá hoại tài sản cá nhân bao gồm gọi cảnh sát, chụp ảnh hiện trường và đòi tiền bồi thường, nhưng lại không thể trả lời được câu hỏi “Mai này em muốn trở thành người như thế nào?” trong cuộc thi tuyển gay gắt vào trường công của thành phố. Để đảm bảo tương lai cho con gái mình, mẹ cô bé đã chuyển về một căn nhà mới, tại đây, cô bé đã gặp một người phi công lập dị, chính ông già kì quái này đã giúp cô nhóc có một hành trình vô cùng thú vị để tìm lại tuổi thơ của mình. Sự khô khan, đơn điệu và khó hiểu của người lớn trong câu chuyện gốc đã được truyền đạt rõ ràng trong phim thông qua những hình ảnh có tông màu lạnh như trắng, xám; phụ huynh mặc những bộ vest nhàm chán, mặt lạnh tanh không cảm xúc; những ngôi nhà nhang nhác nhau được xếp đều tăm tắp và khắp nơi là âm thanh của tiếng đồng hồ kêu tích tắc; những con số về chứng khoán, dự báo thời tiết, sổ sách và một cuộc sống được chuẩn bị sẵn bởi các kế hoạch. Chỉ đến khi bước vào giới của người phi công già và đọc được những câu chuyện về hoàng tử bé, thế giới của cô nhóc mới trở nên tràn ngập màu sắc của đồng cỏ có hoa, nơi có những cánh diều đầy màu sắc, một người bạn để tâm sự, một người bạn để tưởng tượng về và một con cáo bông nhỏ để ngắm sao trời. Xuyên suốt bộ phim là thông điệp vô cùng ý nghĩa: “Điều đáng buồn nhất không phải là sự trưởng thành mà là lãng quên.”. Khi lớn lên, vô tình chúng ta đã quên rất nhiều điều ngọt ngào của tuổi thơ như việc sở hữu những ước mơ, yêu thương những điều giản dị gắn bó với chúng ta, dù cho đó chỉ là một bông hoa tầm thường hay một con cừu mà mình không hề nhìn thấy hoặc đơn giản chỉ là cho đi thật nhiều và giữ cho mình thật nhiều người bạn. Thay vì giữ những suy nghĩ rất trong sáng đó, sự trưởng thành làm cho người ta trở nên toan tính, thích sở hữu những thứ không thuộc về mình, luôn luôn ra lệnh dù không ai lắng nghe, và mong muốn được ngưỡng mộ vì những điều bản thân không có. Chúng ta thậm chí còn quên cả việc lắng nghe và quan tâm đến chính những người thân yêu. Cứ mỗi nhân vật “người lớn” xuất hiện trong phim, khán giả lại thấy thêm một góc tối trong suy nghĩ của mình. Chính vì vậy, hình ảnh ông lão phi công lại càng được khán giả yêu quý và thương xót bởi việc giữ lại được cho mình sự hài hước, lạc quan và tâm hồn mơ mộng đã biến ông trở nên lạc lõng trong thế giới lạnh lẽo của những người trưởng thành. Mác Ót-bon vốn đã rất thành công bởi sự hài hước và sáng tạo trong Kungfu Panda – điều mà ở Hoàng tử bé ông vẫn làm rất tốt. Bên cạnh việc chuyển thể thành công cuốn tiểu thuyết qua những cảnh quay slow-motion được làm từ giấy và gỗ tuyệt đẹp, những cảnh quay về cuộc sống trong thế giới thực của cô bé được trình bày dưới dạng 3D cũng hết sức mượt mà, đẹp mắt. Mỗi hình ảnh, màu sắc và âm thanh đều được xử lí với ẩn ý riêng để chiêu đãi cho khán giả những thước phim rực rỡ màu sắc mà tràn đầy ý nghĩa về tình bạn và gia đình. Tuy nhiên, những ai mong chờ các trường đoạn về chuyến thăm của hoàng tử bé tới các tiểu hành tinh hay câu chuyện với chú cáo nhỏ ở sa mạc có thể sẽ gặp chút nuối tiếc khi nội dung cuốn tiểu thuyết gốc chỉ được kể lướt qua trong khoảng 15 phút. Thay vào đó, đạo diễn chú trọng hơn vào việc giải quyết câu hỏi “Điều gì sẽ xảy ra khi hoàng tử bé trưởng thành và liệu cầu có thể trở về với bông hồng của mình?”. Nửa cuối của bộ phim là chuyến phiêu lưu đi tìm hoàng tử bé của cô bé, Đây có lẽ là quyết định gây tranh cãi nhiều nhất trong bộ phim này của Mác (t-bon, bởi nếu bám sát câu chuyện của tác giả Ăng-toan đơ Xanh-tơ Ê-xu-pe-ri, bộ phim sẽ chỉ gói gọn trong khoảng 30 phút, đồng thời, nội dung phim sẽ trở nên khá trứng tượng. Việc mở rộng nội dung kịch bản giúp bộ phim trở nên sáng tạo hơn và khác hoạ rõ nét thêm thông điệp về nỗi buồn của sự trưởng thành. Thế nhưng, những khán giả trung thành của bộ phim sẽ cảm thấy các phân cảnh yêu thích của mình bị lướt qua quá chóng vánh, đồng thời khó chấp nhận hình tượng hoàng tử bé ngày thơ, trong sáng bị thay đổi hoàn toàn khi lớn lên. Bên cạnh đó, sự hình thành và xuất hiện của hành tinh mới, nơi mọi nhân vật phụ đều hội tụ về đã không được giải thích rõ ràng, đem lại cảm giác khá gượng ép và khó hiểu cho người xem. Thế nhưng, một bộ phim hoạt hình, nơi mà nhân vật có thể chu du khắp các hành tinh chỉ với một đàn chim, thì có lẽ chúng ta không nên đòi hỏi quá nhiều sự chính xác và tính lô gích. Với nội dung sâu sắc, màu sắc đẹp mắt và phần âm nhạc du dương, trong sáng như những bài đồng dao, bộ phim Hoàng tử bé vẫn là một tác phẩm nghệ thuật được đầu tư kĩ lưỡng, gửi gắm tình cảm chân thành tới những điều giản dị nhất và giúp khán giả thêm nâng niu những kỉ niệm tuổi thơ của mình. (Theo tix.vn, 11-1-2016) a) Các phát biểu sau đây là đúng hay sai? Phát biểu Đúng Sai 1) Văn bản trên thuộc kiểu văn bản văn học.     2) Sa pô của văn bản cung cấp thông tin về sự thành công của bộ phim Hoàng tử bé và thu hút sự chú ý của người đọc.     3) Cốt truyện phim được chuyển thể trung thành với cốt truyện trong tiểu thuyết Hoàng tử bé.     4) Bài giới thiệu chỉ sử dụng phương tiện ngôn ngữ.    
Hãy sắp xếp các thông tin sau trong văn bản vào ô tương ứng ở bảng bên dưới: a) Giới thiệu chung về bộ phim Người cha và con gái b) Người cha chia tay con gái ở cái bến nhỏ c) Loại phim, đạo diễn, năm thực hiện, thời lượng, giải thưởng đạt được,... d) Người con gái kiên trì trở lại bến sông tìm cha hết năm này qua năm khác, từ lúc còn là cô bé cho đến khi đã là bà cụ già và bến sông đã hoá thành một vùng lau lách um tùm e) Giới thiệu về nghệ thuật của bộ phim Người cha và con gái g) Tông màu chủ đạo của phim h) Cảnh vẽ trong phim i) Bà lão bước xuống lòng bến, phát hiện con thuyền năm xưa của người cha bị mắc cạn trong cát k) Các hình ảnh ẩn dụ trong phim l) Động tác, cử chỉ, âm nhạc nền của phim m) Bà lão nằm xuống lòng thuyền, trong phút chốc bả thấy hình ảnh người cha hiện ra, bà lão trở thành cô bé, hai cha con ôm chặt lấy nhau trong xúc động n) Nêu thông điệp, ý nghĩa của bộ phim o) Bộ phim làm người đọc sống lại những kỉ niệm thời thơ ấu, giúp nhận ra sự quý giá vô cùng của tình phụ tử p) Hãy trân trọng người cha, người mẹ,... q) Giới thiệu nội dung bộ phim Người cha và con gái Thông tin chính của mỗi phần Thông tin chi tiết làm rõ cho thông tin chính Phần (1): ...   Phần (2): ...   Phần (3): ...   Phần (4): ...  
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: TIỂU THUYẾT TẮT ĐÈN CỦA NGÔ TẤT TỐ (1) Tiểu thuyết Tắt đèn của Ngô Tất Tố là một trong những tác phẩm tiêu biểu của văn học hiện thực Việt Nam giai đoạn 1932 – 1945. Tuy được in thành sách vào năm 1939, nhưng thực ra đây là tác phẩm đã được tác giả ấp ủ từ nhiều năm trước. Ngay từ năm 1936, báo Tương lai và báo Việt nữ đã đăng một số chương trong Tắt đèn. Do ảnh hưởng của phong trào đấu tranh sôi nổi thời kì Mặt trận Dân chủ (1936 – 1939), vấn đề nông dân đã trở thành một đề tài lớn trong văn học Việt Nam đương thời, được nhiều nhà văn thuộc các khuynh hướng khác nhau đề cập. Cuộc sống cơ cực của người nông dân bị áp bức, bóc lột tàn tệ được Ngô Tất Tố quan tâm tha thiết từ lâu. Do có sự gắn bó sâu sắc với người nông dân, yêu cầu của thời đại đã trở thành sự thôi thúc bên trong của nhà văn. Tắt đèn là sự tổng hợp cả bề rộng và bề sâu những điều ông đã quan sát, cảm xúc, suy nghĩ về cuộc sống người nông dân đương thời. (2) Mở đầu tác phẩm là không khí căng thẳng, ngột ngạt của làng Đông Xã trong những ngày sưu thuế. Cổng làng đóng lại, công việc cày bừa đình đốn, bọn li trưởng, trương tuần chửi bới, quát tháo om sòm; mấy tên cai lệ, lính cơ tay thước, roi song, dây thừng đi tróc người thiếu thuế. Tiếng trống, mõ, tù và inh ỏi, tiếng thét lác, đánh đập, tiếng kêu khóc thảm thiết vang lên như trong một cuộc săn người. Gia đình chị Dậu thuộc loại “nhất nhì trong hạng cùng đinh” nên chị phải chạy vạy ngược xuôi để có tiền nộp suất sưu cho anh Dậu. Bọn nhà giàu chẳng những không cho chồng chị vay mượn mà còn nhiếc móc, đe doạ. Anh Dậu đang ốm cũng bị bọn tay sai xông đến đánh trói, lôi ra đình cùm kẹp. Chị đành phải dứt ruột đem cái Tí, đứa con gái đầu lòng lên bảy tuổi, bán cho lão Nghị Quế bên thôn Đoài. Vợ chồng lão giàu có mà keo kiệt, tàn ác, đã lợi dụng tình cảnh khốn cùng của chị, mua cái Tí và cả một ổ chó mà chỉ trả hai đồng bạc! Cộng với mấy hào bán gánh khoai, chị tưởng vừa đủ nộp suất sưu và chồng sẽ được tha về; ngờ đầu, bọn lí dịch lại bắt chị phải nộp cả suất sưu của người em chồng đã chết từ năm ngoái! Thật là cùng đường. Giữa đình làng, tiếng kêu uất ức của chị vang lên thảm thiết. Đêm hôm ấy, người ta công anh Dậu rũ rượi như một xác chết ở ngoài đình về trả cho chị. Gọi mặt anh không tỉnh, chị vô cùng hoảng sợ, đau đớn. May sao, nhờ bà con xung quanh xúm đến cứu giúp, anh Dậu đã tỉnh lại. Một bà lão hàng xóm ái ngại cảnh nhà chị nhịn đói suốt từ hôm qua, mang đến cho chị bát gạo để nấu cháo. Sáng sớm hôm sau, khi anh Dậu vừa cố ngồi dậy cầm bát cháo, chưa kịp đưa lên miệng thì tên cai lệ và gã đầy tớ lí trưởng lại xộc vào định trói anh mang đi. Van xin thiết tha cũng không được, chị Dậu đã liều mạng chống lại quyết liệt, đánh ngã cả hai tên tay sai vô lại. Chị bị bắt lên huyện. Lão quan phủ Tư Ấn lợi dụng tình cảnh của chị, cho chị tiền và giở trò bỉ ổi. Chị đã kiên quyết cự tuyệt, giằng nắm bạc ném vào mặt hắn và du hắn ngã kềnh. Cuối cùng, để có tiền nộp thuế cho chồng, chị đành gửi con, nhận lời lên tỉnh đi ở vú. Chủ của chị là một quan phủ già, dâm đãng, trong một đêm “tắt đèn”, đã mò vào buồng chị... Chị Dậu gạt mạnh bàn tay của lão, vùng chạy ra ngoài sân, giữa lúc trời tối đen như mực, “tối như tiền đồ của chị”... (3) Tắt đèn đã dựng lên một bức tranh chân thực, điển hình về xã hội nông thôn Việt Nam đương thời, có sức tố cáo mãnh liệt. Qua mấy ngày sưu thuế, tác giả xoáy sâu vào nạn thuế thân (còn gọi là thuế định) đánh vào nam giới, một thứ thuế đã man, quái gở, “một di tích Trung cổ”. Tác phẩm đã phê phán xã hội thực dân, phong kiến và thể hiện thật cảm động cuộc sống cùng quẫn, thê thảm của người nông dân lao động bị áp bức, bóc lột. Tác phẩm tập trung làm nổi bật mâu thuẫn đối kháng gay gắt trong lòng nông thôn Việt Nam trước cách mạng. Tuy dung lượng không lớn, Tắt đèn đã đưa ra đủ mặt những đại diện của giai cấp thống trị trong xã hội nông thôn khi đó: bọn địa chủ độc ác, keo kiệt; bọn cường hào tham lam, thô lỗ; bọn quan lại dâm ô, bỉ ổi; bọn tay sai đầu trâu mặt ngựa;... Sau bọn chúng, thấp thoáng bóng “ông Tây” với chính sách sưu thuế dã man. Với thái độ yêu ghét dứt khoát, không chút mơ hồ, Ngô Tất Tố đã nhìn thấu bản chất tàn ác, xấu xa, mất hết tính người của chúng, miêu tả chúng bằng những nét sắc sảo, linh hoạt. Đặc sắc hơn cả, Tắt đèn đã xây dựng được một điển hình chân thực, đẹp đẽ, khoẻ mạnh về người phụ nữ nông dân lao động. Qua nhân vật chị Dậu, tác giả không những hiểu sâu nỗi khổ của người nông dân mà còn khẳng định phẩm chất đẹp đẽ, không gì có thể vùi dập của họ. Tác phẩm có những trang thật cảm động miêu tả nỗi lòng người mẹ, người vợ của chị Dậu. Chị còn là một phụ nữ lao động đảm đang, tháo vát, thông minh, ý nhị; sống trong nghèo khổ, chị vẫn có một ý thức về nhân phẩm mạnh mẽ, tiến tài không thể làm vẫn đục, bạo lực không thể khuất phục. Chị Dậu rất mực dịu hiển nhưng không yếu đuối; khi cần, chị đã phản kháng dũng cảm, thể hiện sức sống kiện cường, bất khuất của người phụ nữ nông dân Việt Nam. Tắt đèn là một trong những thành tựu đặc sắc của tiểu thuyết Việt Nam trước năm 1945. Kết cấu tác phẩm chặt chẽ, rất liền mạch, giàu tính kịch. Đặc biệt, với số trong trang ít ỏi, Tắt đèn đã dựng nên một số tính cách điển hình" khá hoàn chỉnh một hoàn cảnh điển hình”. Khi vừa ra đời, tác phẩm đã được dư luận tiến bộ nhiệt liệt hoan nghênh. Vũ Trọng Phụng coi Tắt đèn là “một tiểu thuyết có luận đề xã hội, hoàn toàn phụng sự dân quê, một áng văn có thể gọi là kiệt tác, tùng lai chưa từng thấy” (Theo Nguyễn Hoành Khung, Từ điển văn học bộ mới, NXB Thế giới, Hà Nội, 2003) a) Văn bản Tiểu thuyết “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố được viết nhằm mục đích gì?
Đọc đề bài và thực hiện các yêu cầu bên dưới. Đề bài: Phân tích đoạn trích sau để làm rõ nghệ thuật trào phúng mà tác giả đã sử dụng. “Bốn chú thợ phụ ra, hai chú cởi tuột quần cộc của ông Giuốc-đanh mặc lúc tập kiếm vừa rồi, hai chú thì lột áo ngắn rồi họ mặc bộ lễ phục mới vào cho ông. Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục xong, đi đi lại lại giữa đám thợ, phô áo mới cho họ xem có được không. Cởi áo, mặc áo, chân bước, miệng nói, tất cả đều theo nhịp của dàn nhạc. THỢ PHỤ – Bẩm ông lớn, xin ông lớn ban cho anh em ít tiền uống rượu. ÔNG GIUỐC-ĐANH – Anh gọi ta là gì? THỢ PHỤ – Bẩm, ông lớn ạ. ÔNG GIUỐC-ĐANH – Ông lớn ư? Ấy đấy, ăn mặc theo lối quý phái thì thế đấy! Còn cứ bo bo giữ kiểu áo quần trưởng giả thì đời nào được gọi là “ông lớn”. Đây, ta thưởng về tiếng “ông lớn” đây này! THỢ PHỤ – Bẩm cụ lớn, anh em chúng tôi đội ơn cụ lớn lắm lắm. ÔNG GIUỐC-ĐANH – “Cụ lớn”, ồ, ồ, cụ lớn! Chú mày thong thả tí đã. Cái tiếng “cụ lớn” đáng thưởng lắm. “Cụ lớn” không phải là một tiếng tầm thường đâu nhé. Này, cụ lớn thưởng cho các chú đây. THỢ PHỤ – Dám bẩm đức ông, anh em chúng tôi sẽ đi uống rượu chúc sức khoẻ đức ông. ÔNG GIUỐC-ĐANH – Lại “đức ông” nữa! Hà hà! Hà hà! Các chú hãy đợi tí, đừng đi vội. Ta là đức ông kia mà! (nói riêng) Của đáng tội, nếu nó tôn ta lên bậc tướng công, thì nó sẽ được cả túi tiền mất. Đây nữa này, thưởng cho chú về tiếng “đức ông” đấy nhé! THỢ PHỤ – Dạ, bẩm đức ông, anh em chúng tôi xin bái tạ ơn người. ÔNG GIUỐC-ĐANH – nói riêng – Nó như thế là phải chăng, nếu không ta đến mất tong cả tiền cho nó thôi. Bốn người thợ phụ vui mừng nhảy múa.”. (Trích Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục, Ngữ văn 8, tập một, NXB Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, 2023) a) Nêu những nhiệm vụ cụ thể em cần chuẩn bị trước khi viết bài văn này.