Danh sách câu hỏi
Có 984 câu hỏi trên 20 trang
Năm nước sáng lập ASEAN là
A. In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, Xin-ga-po, Thái Lan.
B. In-dô-nê-xi-a, Bru-nây, Phi-lip-pin, Xin-ga-po, Thái Lan.
C. In-đô-nê-xi-a, Lào, Phi-lip-pin, Xin-ga-po, Thái Lan.
D. In-đô-nê-xi-a, Cam-pu-chia, Phi-lip-pin, Xin-ga-po, Thái Lan.
Cho bảng dữ liệu dưới đây về một số trung tâm quyền lực thế giới, chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý A, B, C, D.
A. Sau Chiến tranh lạnh, Mỹ vẫn là cường quốc số một thế giới và chi phối toàn bộ quan hệ quốc tế.
B. Liên minh châu Âu vươn lên và trở thành trung tâm kinh tế lớn của thế giới.
C. Trung Quốc đã trỗi dậy mạnh mẽ trong thời kì sau Chiến tranh lạnh, có khả năng trở thành một cực trong xu thế đa cực của quan hệ quốc tế.
D. Mỹ, Trung Quốc, Liên bang Nga, ... trở thành các cường quốc hàng đầu thế giới dẫn đến tình trạng đối đầu căng thẳng, cạnh tranh khốc liệt trong quan hệ quốc tế.
Đọc đoạn tư liệu dưới đây, chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý A, B, C, D.
“Bài học của thời kì Chiến tranh lạnh đã chứng tỏ phương thức quan hệ quốc tế lấy đổi đầu chính trị - quân sự là chủ yếu không còn phù hợp, phải chịu nhiều tổn thất hoặc thất bại như hai nước Xô - Mỹ và một bị thương, một bị mất. Trong khi đỏ, phương thức lấy hợp tác và cạnh tranh về kinh tế - chính trị là chính lại thu được nhiều tiến bộ, kết quả như các nước Đức, Nhật và NICs. Sự hưng thịnh hay suy vong của một quốc gia quyết định bởi sức mạnh tổng hợp của quốc gia đó, mà chủ yếu là thực lực kinh tế và khoa học - kĩ thuật".
(Vũ Dương Ninh (Chủ biên), Một số chuyên để lịch sữ thế giới, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2001, tr.401)
A. Xu thế chính trong quan hệ giữa các nước sau Chiến tranh lạnh là hợp tác, đối thoại.
B. Sức mạnh tổng hợp quốc gia bao gồm hai nhân tố chính là kinh tế và khoa học - kĩ thuật.
C. Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của Liên Xô và sự suy yếu của Mỹ trong thời kì Chiến tranh lạnh là do việc chạy đua vũ trang, đối đầu về chính trị - quân sự kéo dài giữa hai cường quốc.
D. Sự vươn lên của Đức, Nhật và NICs (các nước công nghiệp mới) đã tác động đến xu thế đa cực trong quan hệ quốc tế sau Chiến tranh lạnh.
Đọc đoạn tư liệu dưới đây, chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý A, B, C, D.
“Những quyết định của Hội nghị cấp cao I-an-ta tháng 2-1945 đã trở thành những khuôn khổ của trật tự thể giới mới, từng bước được thiết lập trong những năm 1945 - 1947 sau khi chiến tranh kết thúc, thường được gọi là “Trật tự hai cực I-an-ta” (hai cực chỉ Mỹ và Liên Xô phân chia nhau phạm vi thế lực trên cơ sở thoả thuận của Hội nghị I-an-ta)".
(Nguyễn Anh Thái (Chủ biên), Lịch sử thể giới hiện đại, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2021, tr.224)
A. Những quyết định của Hội nghị I-an-ta đã xác lập cục diện hai cực, hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa trong quan hệ quốc tế.
B. Tác động quan trọng nhất của Hội nghị I-an-ta đến quan hệ quốc tế xuất phát từ sự phân chia phạm vi thế lực của Mỹ và Liên Xô.
C. Hội nghị cấp cao I-an-ta diễn ra sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.
D. Đoạn tư liệu đánh giá tác động của Hội nghị I-an-ta đến khuôn khổ trật tự thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
Dọc đoạn tư liệu dưới đây, chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý A, B, C, D.
[Năm 1960], “Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua bản Tuyên ngôn về thủ tiêu hoàn toàn chủ nghĩa thực dân, trao trả độc lập cho các quốc gia và dân tộc thuộc địa. Đó là một sự kiện chính trị quan trọng. Như thể, tuyên ngôn đã khẳng định các nước thực dân đã vi phạm nguyên tắc quan trọng nhất của luật pháp quốc tế; khẳng định rõ ràng cơ sở pháp li quốc tế của cuộc đấu tranh giành độc lập của các dân tộc bị áp bức”.
(Nguyễn Quốc Hùng, Nguyễn Hồng Quân, Liên hợp quốc và Lực lượng gìn giữ hoà bình Liên hợp quốc, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, tr.46)
A. Liên hợp quốc đã chính thức xoá bỏ hình thức phân biệt chủng tộc thông qua bản Tuyên ngôn về thủ tiêu hoàn toàn chủ nghĩa thực dân (năm 1960).
B. Tuyên ngôn về thủ tiêu hoàn toàn chủ nghĩa thực dân (năm 1960) của Liên hợp quốc đã tạo ra cơ sở pháp lí cho các cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân các nước Á, Phi, Mỹ La-tinh.
C. Tuyên ngôn về thủ tiêu hoàn toàn chủ nghĩa thực dân (năm 1960) đã thông qua các nguyên tắc hoạt động cơ bản của tổ chức Liên hợp quốc.
D. Đoạn tư liệu đã thể hiện vai trò quan trọng nhất của tổ chức Liên hợp quốc là duy trì, hoà bình, an ninh thế giới.