Danh sách câu hỏi

Có 28,949 câu hỏi trên 579 trang
1. Trước khi nói a. Chuẩn bị nội dung và phương tiện để trình bày - Lựa chọn và xác định nội dung cần trình bày - Xác định các phương tiện phi ngôn ngữ phù hợp cần sử dụng để hỗ trợ cho bài nói về sản phẩm sáng tạo từ sách hoặc trình bày ý kiến về tác dụng, ý nghĩa của việc đọc sách - Gợi ý các cuốn sách em có thể giới thiệu: Mắt biếc, Lời chia tay đẹp nhất thế gian, Những kẻ mộng mơ, … Từ đó thấy được tác dụng nâng đỡ tâm hồn ta, khiến ta mở mang kiến thức của những cuốn sách hay.   b. Tập luyện * Em có thể chọn hình thức tập luyện: - Tập luyện một mình để ghi nhớ nội dung và chọn cách diễn đạt phù hợp. - Trình bày trước các bạn trong nhóm học tập, cùng các bạn trao đổi để có thể lắng nghe góp ý nhằm điều chỉnh nội dung trình bày và diễn đạt sao cho rõ ràng, mạch lạc, có sức thu hút. - Hãy cố gắng để việc giới thiệu sản phẩm sáng tạo từ sách hoặc những quan điểm của em về việc đọc sách trở nên thú vị, hấp dẫn, cuốn hút và để lại ấn tượng sâu sắc với người nghe. 2. Trình bày bài nói - Trình bày một cách rõ ràng các nội dung đã chuẩn bị. - Nhấn mạnh những đặc điểm nổi bật của sản phẩm sáng tạo từ sách hoặc làm rõ quan điểm của em về việc đọc sách qua lí lẽ xác đảng và bằng chứng cụ thể. - Sử dụng các phương tiện phi ngôn ngữ phù hợp để phần trình bày hấp dẫn hơn. 3. Sau khi nói * Trao đổi về bài nói theo một số gợi ý sau Người nghe Người nói - Nghe và ghi vắn tắt những đặc điểm  nổi bật của sản phẩm sáng tạo từ sách hoặc quan điểm về việc đọc sách để có thể trao đổi, nêu câu hỏi sau khi người nói trình bày - Nêu ý kiến về nội dung bài nói và cách trình bày - Nghe góp ý và phản hồi những ý kiến của người nghe về nội dung bài nói một cách phù hợp, rõ ràng, có thể bổ sung những điểm cần làm rõ thêm.   - Trao đổi lại với người nghe về cách trình bày để có thể rút kinh nghiệm và điều chỉnh một cách hiệu quả
- Em có thể tìm thấy trong cuốn sách đã đọc những nhân vật mà em yêu thích. Đó là nhân vật văn học được xây dựng theo sự tưởng tượng của tác giả, nhưng vẫn có mối liên hệ với những mẫu người trong đời thực. Để tìm hiểu về nhân vật, em có thể tưởng tượng cảnh mình đang đối thoại với nhân vật yêu thích trong một cuộc gặp gỡ. - Bằng cách đặt ra những câu hỏi phỏng vấn nhân vật như trong một cuộc trò chuyện, em có thể tìm được câu trả lời về nhân vật trong và sau khi đọc. Chọn cách xưng hô, gọi nhân vật bằng tên hoặc dùng các đại từ nhân xưng, danh từ thay thế đại từ phù hợp với đặc điểm, tuổi tác của nhân vật: bạn, ông, bà, cô, chú, cậu, * Tham khảo những câu hỏi sau: - Bạn đến từ đâu? - Vì sao và bằng cách nào mà bạn trở thành nhân vật trong tác phẩm này? - Bạn có sở thích, tính cách hay đặc điểm gì nổi bật? - Để kể về cuộc đời của mình, bạn muốn nói điều gì nhất? - Ai hay điều gì khiến bạn quan tâm nhất? - Nếu sống tiếp cuộc đời không chỉ trong trang sách, điều bạn muốn làm nhất sẽ là gì? Em có thể đặt thêm một số câu hỏi mà cuộc đời nhân vật gợi ra cho em và tìm kiếm câu trả lời từ cuốn sách hoặc liên hệ với thực tế cuộc sống để cùng nhân vật có một cuộc trò chuyện thật bổ ích, thú vị.
Nêu và phân tích một bài cụ thể về quy trình viết bốn bước được thể hiện trong sách Ngữ văn 7, tập hai. Viết tóm tắt văn bản theo yêu cầu khác nhau về độ dài a. Chuẩn bị - Đọc lại văn bản Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa - Xem lại cách tóm tắt văn bản theo yêu cầu khác nhau về độ dài ở mục Định hướng - Dự kiến cách trình bày văn bản b. Tìm ý và lập dàn ý - Tìm ý cho đoạn văn bằng cách đặt và trả lời các câu hỏi sau: - Lập dàn ý cho đoạn văn bằng cách lựa chọn, sắp xếp các ý theo bố cục 3 phần: Mở đoạn: - Nêu nội dung chính của văn bản Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa Thân đoạn: - Phương tiện vận chuyển của các dân tộc miền núi phía Bắc + Di chuyển bằng cách đi bộ là chính + Một số tộc người sinh sống ở ven sông Đà, sông Mã…sử dụng thuyền vận chuyển + Người Sán Dìu dùng xe quệt trâu kéo để vận chuyển + Người Mông, Hà Nhì, Dao,… thường dùng sức ngựa để vận chuyển - Phương tiện vận chuyển của các dân tộc ở Tây Nguyên + Người Tây Nguyên dùng sức voi, sức ngựa vào việc vận chuyển + Các buôn, làng ở ven sông suối lớn sử dụng thuyền độc mộc. Kết đoạn: - Nêu tên các tài liệu tham khảo của văn bản c. Viết - Viết bản tóm tắt theo yêu cầu khác nhau về độ dài dựa vào dàn ý đã lập + Nếu viết khoảng 5-6 dòng: Kết đoạn: - Nêu tên các tài liệu tham khảo của văn bản d. Kiểm tra và chỉnh sửa Đọc lại bản tóm tắt đã làm. Đối chiếu nội dung với mục Định hướng và dàn ý ở trên để tự phát hiện và tìm cách sửa các lỗi về ý, diễn đạt, trình bày.