Danh sách câu hỏi

Có 2,876 câu hỏi trên 58 trang
Chuẩn bị: Thiết bị thí nghiệm gồm: - Hộp gỗ có gắn các thiết bị dưới đây: + Nam châm điện có gắn hai tấm thép (1). + Đòn cân (2) có gắn gia trọng (3) và khớp nối với khung dây dẫn (4). + Hai ampe kế có giới hạn đo 2 A (5), (6). + Hai biến trở xoay 100 Ω - 2 A (7). + Hai công tắc dùng để đảo chiều dòng điện qua nam châm điện và khung dây (8), (9). - Khung dây n = 200 vòng có chiều dài một cạnh l = 10 cm (10). - Lực kế có giới hạn đo 0,5 N (11). - Đèn chỉ hướng từ trường trong lòng nam châm điện (12). - Nguồn điện một chiều, điện áp 12 V (13) và các dây nối. Tiến hành: - Nối hai cực của nguồn điện DC với hai chốt cắm trên hộp gỗ. Cắm khung dây vào khớp nối trên đòn cân, sao cho cạnh dưới của khung dây nằm trong từ trường của nam châm. - Đóng công tắc điện. Thực hiện các yêu cầu sau: 1. Quan sát và giải thích hiện tượng xảy ra với khung dây. 2. Quan sát đèn chỉ hướng từ trường trong lòng nam châm điện, các cực của nguồn điện nối với khung dây, chiều chuyển động của khung dây; từ đó xác định chiều của cảm ứng từ bên trong lòng nam châm điện, chiều dòng điện và chiều của lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn mang dòng điện I trong từ trường. 3. Dự đoán hiện tượng xảy ra nếu đổi chiều dòng điện chạy qua nam châm điện hoặc khung dây. 4. Đề xuất cách xác định chiều của lực từ.
Chuẩn bị: - Hộp nhựa có một mặt trong suốt, bên trong chứa dầu và mạt sắt mịn. - Nam châm thẳng. - Nam châm hình chữ U. Tiến hành: - Lắc nhẹ hộp nhựa sao cho các mạt sắt phân bố đều. Đặt hộp nhựa trên mặt phẳng nằm ngang, mặt trong suốt hướng lên trên. - Đặt nhẹ nhàng thanh nam châm thẳng lên trên mặt trong suốt của hộp nhựa rồi gõ nhẹ. Quan sát hình ảnh mạt sắt vừa được tạo thành trong hộp nhựa (Hình 14.4a). - Nhấc thanh nam châm thẳng lên khỏi mặt hộp nhựa. Lắc nhẹ hộp nhựa cho các mạt sắt phân bố đều trở lại. Tiếp tục đặt nhẹ nhàng hai thanh nam châm thẳng lên trên mặt trong suốt của hộp nhựa (sao cho hai cực trái dấu của hai thanh nam châm thẳng gần nhau) rồi gõ nhẹ. Quan sát hình ảnh mạt sắt vừa được tạo thành trong hộp nhựa (Hình 14.4b). - Thực hiện tương tự như trên nhưng cho hai cực cùng tên của hai thanh nam châm gần nhau. Quan sát hình ảnh mạt sắt vừa được tạo thành trong hộp nhựa (Hình 14.4c). - Tiến hành thí nghiệm tương tự đối với nam châm hình chữ U (Hình 14.5). Thực hiện các yêu cầu sau: 1. Nhận xét hình ảnh sự phân bố mạt sắt ở khoảng giữa của hai nam châm thẳng Hình 14.4b và ở khoảng giữa của hai nam châm thẳng Hình 14.4c. 2. Nhận xét về hình ảnh sự phân bố mạt sắt ở giữa hai cực của nam châm hình chữ U. Từ đó có thể rút ra kết luận gì về từ trường trong khoảng giữa hai cực của nam châm hình chữ U.