Danh sách câu hỏi
Có 1,156 câu hỏi trên 24 trang
Em hãy đọc trường hợp dưới đây và cho biết siêng năng, kiên trì của Hoa và Vân đã đem lại kết quả như thế nào?1. Hoa mới theo bố mẹ chuyển từ quê lên Hà Nội. Thời gian đầu chuyển cấp học và môi trường học mới còn bỡ ngỡ nên Hoa học môn tiếng Anh chưa tốt. Không nản lòng, Hoa đã lên kế hoạch mỗi ngày dành ít nhất 30 phút để học tiếng Anh. Cuối tuần, bạn ra Hồ Gươm mạnh dạn giao tiếp với người nước ngoài. Kiên trì từng ngày, chỉ sau một học kì, trình độ tiếng Anh của Hoa tiến bộ rõ rệt.2. Vân có cân nặng nhiều hơn so với các bạn cùng trang lứa. Được mọi người góp ý, Vân dạy sớm tập thể dục. Có những hôm trời mùa đông giá lạnh, Vân vẫn không bỏ buổi tập nào. Bên cạnh đó, Vân thực hiện nghiêm túc chế độ ăn uống khoa học như: hạn chế ăn đồ ngọt, ăn ít tinh bột, ăn nhiều rau xanh, hoa quả,… Nhờ siêng năng, kiên trì tập luyện kết hợp với ăn uống khoa học, Vân đã giảm cân và có ngoại hình cân đối.
Em hãy đọc thông tin sau và trả lời câu hỏi Mạc Đĩnh Chi là vị trạng nguyên nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam. Vốn lanh lợi, thông minh ham học nhưng nhà nghèo không được đi học. Mạc Đĩnh Chi thường phải tranh thủ ghe qua các lớp học gần nhà, đứng ngoài cửa nghe thầy giảng. Ban ngày phải đi nhặt củi kiếm sống, tối về cậu lại lo ôn luyện, học bài. Nhà nghèo không có đèn, cậu bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng lấy ánh sáng để học. Không có giấy, cậu dùng lá để tập viết. Nhờ siêng năng, kiên trì, nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, để học tập, Mạc Đĩnh Chi đã thi đỗ Trạng nguyên – học vị Tiến sĩ cao nhất.a) Mạc Đĩnh Chi đã nỗ lực như thế nào để thi đỗ Trạng nguyên?b) Em hiểu thế nào là siêng năng, kiên trì?
Em đồng tình hoặc không đồng tình với việc làm của bạn nào dưới đây? Vì sao?1. Gia đình Hà có bốn người: bố, mẹ, Hà và em trai. Để hai chị em Hà có nhiều thời gian học tập và vui chơi, bố mẹ thường làm hết việc nhà. Mấy hôm nay mẹ bị ốm nên mọi việc đều do một mình bố xoay xở, còn hai chị em Hà vẫn mãi chơi, không giúp đỡ bố cũng không quan tâm, động viện mẹ.2. Lan là học sinh khuyết tật mới chuyển đến lớp. Em thường ngồi một chỗ xem các bạn vui đùa, chạy nhảy. Thấy vậy, Mai đến trò chuyện và cùng chơi với Lan.3. Cạnh nhà Phúc có một bà cụ neo đơn. Phúc thường sang chơi với cụ mỗi khi rảnh rỗi. Cuối tuần được nghỉ, Phúc rủ các bạn hàng xóm sang quyét dọn nhà cửa, nhổ cỏ vườn và nói chuyện để cụ đỡ buồn.
Em hãy đọc thông tin dưới đây, thảo luận và trả lời câu hỏi Các chương trình nhân ái trên truyền hình như những nhịp cầu, mang phép màu đến với những người nghèo khổ, bất hạnh. Đó là thông điệp của lòng yêu thương lan tỏa tới những trái tim biết rung cảm, thấu hiểu và chia sẻ với những mảnh đời khốn khó. Chương trình “ Cặp lá yêu thương” là dự án hỗ trợ các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, vươn lên trong cuộc sống để tới trường. Chương trình “ Xin chào cuộc sống” chữa lành những vết thương bằng chính tình yêu thương dành cho những em bé khuyết tật. Sau mỗi ca phẫu thuật giup các em bước ra khỏi bất hạnh, trở về với tuổi thơ bình thường như các em đáng được hưởng. Chương trình “ Cùng xây ước mơ” giúp giảm bớt những căn nhà dột nát, xiêu vẹo. Trên mảnh đất ấy, sẽ là những ngôi nhà mới khang trang được dựng lên từ những viên ghạch tình nghĩa, từ bàn tay, khóc óc và tấm lòng cao cả cộng đồng… để mỗi ngôi nhà thật sự trở thành một mái ấm, một chốn an cư, ươm mầm cho một đời mới tươi sáng và ấm ấp hơn.Theo em, tình yêu thương con người có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người và xã hội?
Em hãy đọc những thông tin dưới đây và trả lời câu hỏi Bé Nguyễn Hải An, 7 tuổi bị căn bệnh u thần kinh đệm cầu não lan toả - một căn bệnh hiện tại chưa có phương pháp điều trị tối ưu. Sau một thời gian điều trị tại bệnh viện nhưng không qua khỏi, thực hiện ước vọng của bé khi còn sống mẹ bé và gia đình đã quyết định hiến tặng giác mạc của bé. Hai giác mạc của Hải An sau đó đã được ghép cho một cụ bà 73 tuổi và một người đàn ông 42 tuổi. Việc mẹ bé và gia đình đã cố gắng vượt qua nỗi đau, quyết định hiến giác mạc để trao ánh sáng cho người khác với mục đích cứu người, làm việc thiện đã viết nên câu chuyện đẹp về lòng nhân ái, biết sống vì người khác, đem lại hạnh phúc cho người khác để sự sống mãi tiếp nối, trường tồn. Cô Thùy Dương, mẹ của bé chia sẻ: “ Việc hiến tạng là di nguyện của con. Lúc con còn tỉnh táo, hai mẹ con hay thủ thỉ và bé đã nói ra mong muốn của mình về việc hiến tạng, một phần là muốn cống hiến cho xã hội, giúp người; một phàn là muốn mẹ tiếp tục sống tiếp vì con còn trên thế gian”. Như một hiệu ứng kì diệu, sau khi biết nghĩa cử cao đẹp của bé Hải An, đã có hàng nghìn người trên cả nước đăng kí hiến tạng sau khi qua đời.a) Ước nguyện bé Hải An là gì? Em có suy nghĩ như thế nào về ước nguyện đó?b) Theo em, yêu thương con người là gì?
Em hãy đọc các trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi1. Năm nào cũng vậy, Linh luôn háo hức mong chờ đến sáng mùng một Tết Nguyên đán. Khi đó, mọi thành viên trong gia đình đều tụ họp đông đủ, cùng nhau đi chúc tết ông bà và những người thân trong gia đình, dòng họ. Tết năm nay, Linh còn học được rất nhiều lời chúc ý nghĩa để chúc mừng ông bà, bố mẹ và những người thân.2. Tuổi thơ của An đã gắn bó với tiếng đàn bầu vì bà ngoại và mẹ của An đều là nghệ sĩ đàn bầu nổi tiểng. Từ nhỏ, An đã được tập đàn cùng bà và mẹ. Giờ đây, kĩ thuật đánh đàn của An đã khá điêu luyện. An luôn mong muốn sẽ có nhiều cơ hội mang nét độc đáo của tiếng đàn bầu Việt Nam giới thiệu với bạn bè trong nước và quốc tế.a) Theo em, việc làm của Linh và gia đình sẽ mang đến cảm xúc như thế nào cho người thân?b) Em có suy nghĩ gì về mong muốn của bạn An?c) Từ việc làm của gia bạn Linh và bạn An, theo em mỗi người cần làm gì để giữ gìn, phát huy truyền thống gia đình, dòng họ?
Em hãy đọc các trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi1. Dung xa nhà lên huyện học. Mỗi khi gặp khó khăn trong cuộc hay học tập, Dung lại nhớ tới ông ngoại, người đã cần cù lao động, khai khẩn đất đai để trồng trọt, chăn nuôi. Cũng như ông ngoại, bố mẹ Dung không quản khó khăn, vất vả để tiếp tục mở rộng và phát triển kinh tế. Dung cảm thấy tự hào về tinh thần lao động chăm chỉ và không ngại khó khăn của ông ngoại và bố mẹ mình. Nhờ đó, bạn có động lực để tiếp tục học tập tốt dù ở xa nhà.2. Gia đình Nam có nhiều thế hệ sống chung một nhà, việc duy trì nhề nếp, gia phong “kính trên, nhường dưới”, “uống nước nhớ nguồn” đã trở thành truyền thống của gia đình. Mỗi thế hệ có nếp nghĩ, cách sống khác nhau nhưng mọi người biết chia sẻ, lắng nghe và tôn trọng ý kiến của nhau nên cuộc sống gia đình luôn đoàn kết, vui vẻ, đầm ấm.a) Việc tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ đã giúp ích gì cho Dung?b) Việc duy trì nề nếp, gia phong đã đem lại điều gì cho gia đình Nam? c) Theo em, truyền thống gia đình, dòng họ có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi cá nhân, gia đình và xã hội?