Danh sách câu hỏi
Có 1,560 câu hỏi trên 32 trang
Đọc câu chuyện
HAI BÁT MÌ BÒ
Vào một buổi chiều mùa xuân lạnh lẽo, trước cửa quán xuất hiện hai vị khách rất đặc biệt, một người cha và một người con. Nói đặc biệt là bởi vì người cha bị mù. Người con trai đi bên cạnh cần mẫn dìu người cha. Cậu con trai trạc mười tám, mười chín tuổi, quần áo đơn giản, lộ rõ vẻ nghèo túng, nhưng từ cậu lại toát lên nét trầm tĩnh của người có học, dường như cậu vẫn đang là học sinh.
Cậu con trai tiến đến trước mặt tôi: “Cho hai bát mì bò!”, cậu nói to. Tôi đang định viết hoá đơn, thì cậu ta hướng về phía tôi và xua xua tay. Tôi ngạc nhiên nhìn cậu ta, cậu ta nhoẻn miệng cười biết lỗi, rồi chỉ tay vào bảng giá treo ở trên tường, phía sau lưng tôi, bảo tôi rằng chỉ làm một bát mì cho thịt bò, bát kia chỉ cần rắc chút hành là được. Lúc đầu, tôi hơi hoảng, nhưng sau đó chợt hiểu ra ngay. Hoá ra, cậu ta gọi to hai bát mì thịt bò như vậy là cố tình để cho người cha nghe thấy, thực ra thì tiền không đủ, nhưng lại không muốn cho cha biết. Tôi cười với cậu ta tỏ vẻ hiểu ý.
Nhà bếp nhanh nhẹn bê lên ngay hai bát mì nóng hổi. Cậu con trai chuyển bát mì bò đến trước mặt cha, ân cần chăm sóc: “Cha, có mì rồi, cha ăn đi thôi, cha cẩn thận kẻo nóng đấy ạ!”. Rồi cậu ta tự bưng bát mì nước về phía mình. Người cha không vội ăn ngay, ông cầm đũa dò dẫm đưa qua đưa lại trong bát. Mãi lâu sau, ông mới gắp trúng một miếng thịt, vội vàng bỏ miếng thịt vào bát của người con. “Ăn đi con, con ăn nhiều thêm một chút, ăn no rồi học hành chăm chỉ, sắp thi tốt nghiệp rồi, nếu mà thi đỗ đại học, sau này làm người có ích cho xã hội”. Điều khiến cho tôi ngạc nhiên đó là, cái cậu con trai đó không hề cản trở việc cha gắp thịt cho mình, mà cứ im như thóc đón nhận miếng thịt từ bát của cha, rồi lại lặng lẽ gắp miếng thịt đó trả về.
Cứ lặp đi lặp lại như vậy, dường như thịt trong bát của người cha cứ gặp lại đầy, gắp mãi không hết. “Cải quán này thật từ tế quá, một bát mi mà biết bao nhiêu là thịt”. Ông lão cảm động nói. Kẻ đứng ngay bên cạnh là tôi, chợt toát hết cả mồ hôi, trong bát chỉ có vài mẫu thịt tội nghiệp, quắt queo bằng móng tay, lại mỏng chẳng khác gì xác ve. Người con trai nghe vậy vội vàng tiếp lời cha: “Cha à, cha mau ăn đi, bát của con đầy ắp không biết để vào đâu rồi đây này”. “Ừ... ừ, con ăn nhanh lên, ăn mì bò thực ra cũng có chất lắm đấy.”
Hành động và lời nói của hai cha con đã làm chúng tôi rất xúc động. Chẳng biết từ khi nào, bà chủ cũng đã ra đứng cạnh tôi, lặng lẽ nhìn hai cha còn họ. Vừa lúc đó, cậu đầu bếp bê lên một đĩa thịt bò vừa thái, bà chủ dẩu dầu mới ra hiệu bảo cựu đặt lên bàn của hai cha con nọ. Cậu con trai ngẩng đầu tròn mắt nhìn một lúc, bàn này chỉ có mỗi hai cha con cậu ngồi, cậu ta vội vàng hỏi lại: "Anh để nhầm bàn rồi thì phải, chúng tôi không gọi thịt bò.” Bà chủ mim cười bước lại chỗ họ: “Không nhầm đâu, hôm nay chúng tôi kỉ niệm ngày mở quản, đĩa thịt này là quà biểu khách hàng”. Cậu con trai cười cười, không hỏi gì thêm,
Cậu lại gặp thêm vài miếng thịt vào bát người cha, sau đó, bỏ phần còn thừa vào trong một cái tủi nhựa. Chúng tôi cứ im lặng chờ cho hai cha con ăn xong, rồi lại dõi mắt tiễn hai cha con ra khỏi quán.
(Theo Truyện cổ tích Việt Nam)
Câu hỏi gợi ý:
a) Người con trai trong câu chuyện trên đã quan tâm chăm sóc người cha của mình như thế nào?
Khi bà H tổ trưởng tổ dân phố đề nghị gia đình ông Q tham gia cuộc họp tổ dân phố vào buổi tối để phát động phong trào thực hiện nếp sống văn minh, gia đình văn hoá, tích cực tham gia xoá bỏ tệ nạn xã hội, trong đó có tệ nạn cờ bạc, ma tuý, mại dâm, ông Q từ chối, không tham gia, vì cho rằng mọi người trong gia đình mình từ trước đến nay sống rất nền nếp, không cần phải nhắc nhở, vận động gì nữa.
Theo em, hành vi và biểu hiện của ông Q có phù hợp với trách nhiệm của công dân trong công tác phòng, chống tệ nạn xã hội hay không? Vì sao?
Đọc thông tin
CẢNH BÁO MA TUÝ XÂM NHẬP VÀO HỌC ĐƯỜNG
Hiện nay, ma tuý đã và đang len lỏi vào môi trường học đường. Nhiều học sinh bị dụ dỗ, lôi kéo trở thành nạn nhân hoặc tham gia tàng trữ, mua bán ma tuý, tiềm ẩn gây ra những hệ luỵ nghiêm trọng trong đời sống xã hội, mà trực tiếp là môi trường học đường và bản thân các em học sinh, sinh viên.
Trước thềm năm học mới 2020 – 2021, Công an thành phố Ninh Bình phát hiện, bắt giữ hai học sinh của một trường trung học phổ thông khi hai học sinh này đang bán trái phép hai túi ma tuý (dạng cần sa) trước cổng một trường trung học phổ thông khác. Qua quá trình đấu tranh, hai đối tượng khai nhận số ma tuý trên là do mua trên mạng Facebook về chia ra bán lại chủ yếu cho học sinh cùng trường để kiếm lời. Vụ việc trên gióng lên hồi chuông cảnh báo về diễn biến phức tạp của tình hình tội phạm và tệ nạn ma tuý trong học sinh, sinh viên.
Hiện nay, trên thị trường có hàng trăm loại ma tuý đang lưu hành trái phép. Ma tuý không chỉ huỷ hoại sức khoẻ bản thân người nghiện, làm hao tốn tiền bạc của gia đình mà còn để lại biết bao hệ luỵ cho giới trẻ.
Nguyên nhân dẫn đến học sinh sa ngã vào ma tuý được cho là do tâm lí học sinh dễ bị kích động; chưa có bản lĩnh tự chủ trong cuộc sống, dễ bị rủ rê, lôi kéo và thiếu sự giám sát chặt chẽ của gia đình, nhà trường. Đầu tiên là tò mò “thử một lần cho biết”, rồi lần hai, lần ba, dẫn đến nghiện và lệ thuộc vào ma tuý lúc nào không hay. Khi đã lệ thuộc vào ma tuý, các em bị kẻ xấu sai khiến trộm cắp, trấn lột, thậm chí phạm tội hình sự để có tiền hút, chích.
Tội phạm ma tuý hiện nay trên địa bàn tỉnh diễn biến phức tạp, số đối tượng nghiện ma tuý ngày càng trẻ hoá; nổi lên tình trạng thanh, thiếu niên sử dụng ma tuý tại nhà hàng, vũ trường, quán bar, karaoke, nhà nghỉ, khách sạn. Đảng lo ngại, ma tuý đã và đang len lỏi vào môi trường học đường. Một số học sinh bị dụ dỗ, lôi kéo trở thành nạn nhân hoặc tham gia tàng trữ, mua bán ma tuý.
Để bảo vệ thế hệ trẻ, tránh xa khỏi tệ nạn ma tuý, vào năm học mới, lực lượng công an đã có thông báo nhận diện một số loại ma tuý mới. Trong đó có chế phẩm cần sa được bọc trong vỏ kẹo, khi bóc ra có màu nâu giống socola; tem giấy dán vào lưỡi, bóng cười,... gây ảo giác như ma tuý. Lực lượng công an cũng tiến hành rà soát tại các cổng trường, các quán hàng rong để vừa nhắc nhở, vừa phát hiện những điểm trà trộn bán ma tuý trái phép. Kiên quyết đấu tranh, loại bỏ các hiểm hoạ về ma tuý, góp phần giảm tệ nạn ma tuý trong đời sống xã hội nói chung và trong học đường nói riêng, tạo môi trường học tập an toàn, lành mạnh.
Cùng với lực lượng công an, ngành Giáo dục và Đào tạo cũng tích cực thực hiện các giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn ma tuý xâm nhập vào học đường; trong đó, Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức kí cam kết trong cán bộ, giáo viên và học sinh không vi phạm về buôn bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng ma tuý; vận động học sinh, cán bộ quản lí, nhà giáo tham gia phong trào phát hiện, tố giác tội phạm, tệ nạn ma tuý và tự giác khai báo về tình trạng sử dụng ma tuý trái phép; tiếp nhận, xử lí thông tin của học sinh, sinh viên, cán bộ quản lí, nhân viên, người lao động và nhân dân có liên quan đến công tác phòng, chống ma tuý của nhà trường. Bên cạnh đó, nhà trường cũng đề cao công tác tuyên truyền phòng, chống ma tuý, sự phối hợp giữa cha mẹ học sinh và giáo viên trong công tác quản lí, giáo dục học sinh.
Câu hỏi gợi ý:
a) Em hãy nêu lên tính chất phức tạp và nguy hiểm của việc sử dụng ma tuý trong học sinh qua thông tin trên.
Nguyễn Văn N năm nay 27 tuổi, đã nghiện ma tuý gần 9 năm. Khi học phổ thông xong, N đi khỏi nhà mấy năm. Khi về, N trở thành một người xa lạ, ít tiếp xúc với người trong làng và thường xuyên tụ tập, ngao du với các phần tử xấu. Rồi mọi người phát hiện N hút, chích ma tuý. Để có tiền sử dụng “nàng tiên nâu”, N đem đồ đạc trong nhà đi bán, từ cái quạt bàn đến cái nồi cơm điện, thậm chí là cả đồ chơi của con gái mình N cũng đem bán nốt. Hết của cải trong nhà, N tìm cách lấy trộm của hàng xóm. Cứ thế, sự xuất hiện của N trở thành nỗi lo sợ, ám ảnh của người dân trong thôn.
Hành vi của N từ khi nghiện ma tuý đã gây ra hậu quả gì cho gia đình và xã hội?
H sinh ra và lớn lên ở một thị trấn nhỏ, điều kiện kinh tế gia đình còn khó khăn, bố mẹ phải đi làm vất vả, ít có thời gian để quan tâm đến việc học hành và cuộc sống của H cùng em gái. Thấy H không bị bố mẹ quản lí, K liền tìm cách rủ rê, lôi kéo H tham gia trò chơi điện tử ăn tiền cho có hội. Ban đầu, H bị K và mấy bạn rủ chơi thử, sau mấy lần H thấy thích, rồi đam mê, bỏ bê chuyện học hành. Sa vào trò chơi, nhiều lần bị thua, H đã tìm cách lấy trộm tiền của bố để trong tủ ở nhà.
a) Em hãy cho biết, vì sao H trở thành con nghiện trò chơi điện tử ăn tiền?
Từ lớp 1 đến lớp 7, M luôn là học sinh giỏi và năng động. Nhưng từ đầu năm học lớp 8, do bị bạn bè xấu rủ rê, lôi kéo, M bắt đầu dùng thử chất ma tuý; một lần, hai lần,... rồi nhiều lần, M đã quen và trở thành con nghiện ma tuý. Từ đó M chểnh mảng học hành, hay nghỉ học do sinh hoạt bất thường và người rất mệt mỏi. Khi biết chuyện của M, người mẹ đã vô cùng buồn chán, đau khổ và suy sụp.
a) Theo em, trong tình huống trên nguyên nhân nào đã dẫn đến việc M mắc phải tệ nạn xã hội?
Đọc câu chuyện
ĐẨY LÙI TỆ NẠN MA TUÝ TRONG TRƯỜNG HỌC
Ngày nay, những thủ đoạn ngày càng tinh vi của các đối tượng cùng sự thiếu quan tâm của phụ huynh, tạo kẽ hở có thể khiến học sinh bị dụ dỗ, lôi kéo, trở thành nạn nhân hoặc tham gia tàng trữ, mua bán ma tuý; nhiều gia đình rơi vào bi kịch mất con, mất hạnh phúc, khánh kiệt kinh tế vì con em mình sử dụng ma tuý.
Gia đình chị X (ở quận Sơn Trà) vừa trải qua những chuỗi ngày khó khăn khi cậu con trai đang học lớp 12 “dính” vào ma tuý đá. Chị X kể, tháng 5/2020, chị để ý mỗi ngày, cứ đến một giờ nhất định nào đó, dù đang bận việc gì, con cũng kiếm cớ đi khỏi nhà. Vốn mồm miệng lanh lợi, hay chia sẻ với bố mẹ, con bỗng thích ở một mình, không thích đi cùng bố mẹ. Khi chị bày tỏ nỗi lo lắng thì chồng gạt đi, cho rằng con đang ở “độ tuổi ẩm ương”, cư xử như vậy là bình thường, đừng làm quả lên! Đến một ngày, chị lục cặp con thì phát hiện một “gói lạ”, có màu hơi vàng, hãng hắc mùi xăng. Chị vào mạng tìm hiểu thì mới biết, loại keo này tên là keo con chó. Sau khi hít sẽ tạo cảm giác hưng phấn, ảo giác, lú lẫn, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ vì nó có tính chất gây nghiện. Những chất có trong keo tác động lên hệ thần kinh làm trẻ em hay quên, gây chóng mặt, nhức đầu, nôn mửa và khi sử dụng cảng lâu thì tác hại cảng nặng.
K (con trai chị X) thú nhận với bố mẹ rằng, K mua loại keo này từ một nhóm kín trên mạng xã hội. Một số cá nhân vào mời gọi dùng thử một số thứ như kẹo, thuốc lá, nấm thức thần, bóng cười,... Họ bảo các loại thuốc này không phải là ma tuý, không gây nghiện, dùng 1, 2 lần nếu không muốn dùng nữa thì thôi. Nó sẽ giúp K luôn trong tình trạng vui vẻ, hưng phấn. Điều này khiến K tò mò và muốn thử.
Theo cơ quan công an, việc mời gọi các bạn trẻ dùng thử kẹo thuốc lá, nấm thức thần cùng nhiều loại ma tuý khác đang được thực hiện ngày càng tinh vi trên môi trường mạng xã hội. Đơn cử, “tem giấy” hay còn gọi là “bùa lưỡi” gây ảo giác đang được một bộ phận không nhỏ học sinh sử dụng. Núp bóng dưới con tem đặt lưỡi là loại ma tuý gây ảo giác mạnh nhất hiện nay mà nhiều phụ huynh, học sinh chưa lường hết được. Lần đầu chơi tem, cảm giác như lạc vào một thế giới khác. Chỉ cần ngậm vào miệng, chất ở giấy sẽ tan ra tạo cảm giác “phê” thuốc. Ban đầu, cơ thể thấy hưng phấn, tinh thần sảng khoái, vui vẻ. Tuy vẫn còn tỉnh để nói chuyện với những người xung quanh, nhưng nói cái gì thì không nhớ rõ. Đối tượng tội phạm buôn bán ma tuý đánh đúng tâm lí tò mò, muốn khám phá bản thân của giới trẻ. Điều nguy hại là nếu lạm dụng chất gây ảo giác lâu ngày sẽ dễ dẫn đến sử dụng thuốc gây nghiện thật sự. Khi quen cảm giác “phê” với ảo giác, các bạn trẻ rất dễ tìm đến thứ tạo cảm giác “phê” mạnh hơn.
Câu hỏi gợi ý: Trong câu chuyện trên, theo em, con đường nào đã dẫn các bạn trẻ đến nghiện ma tuý đá?
Đọc thông tin
Nhiều nạn nhân của bạo lực học đường không nhận ra mình đang bị bạo lực học đường, chưa có kĩ năng phòng, chống bạo lực học đường, đặc biệt là các kĩ năng xử lí tình huống khi bị bạo lực học đường, từ đó dẫn đến những hậu quả hết sức nghiêm trọng.
Thời gian gần đây xảy ra nhiều vụ bạo lực học đường với các hình thức như: đánh đập, nhục mạ, đe doạ dùng vũ lực,... với tính chất, mức độ hành vi rất nghiêm trọng để lại những hậu quả nặng nề cho nạn nhân.
Để vượt qua dư chấn khi bị bắt nạt, điều quan trọng nhất là tập trung vào những điều tốt đẹp hiện tại, vạch ra những giới hạn để việc này không tái diễn, và tập cách yêu bản thân mỗi ngày. Đôi khi, quá yếu đuối, nhút nhát cũng vô tình đẩy bạn rơi vào tầm ngắm của kẻ thích bạo lực. Để cảnh báo những thành phần gây rối, bạn trẻ cần tỏ ra tự tin, ngẩng cao đầu, nhìn thẳng vào mắt đối phương. Đừng im lặng, hãy đáp lại một cách ngắn gọn, dứt khoát. Trốn tránh có thể là một cách xử lí đúng đắn, nhưng không có hiệu quả lâu dài. Nếu bị bắt nạt, bạn nên chia sẻ với người mình tin tưởng và giữ bình tĩnh để nghĩ hướng đối phó phù hợp. Cách nhanh nhất để giải quyết vấn đề là báo cho cha mẹ, thầy cô, hay thậm chí là cảnh sát. Dùng uy lực của người lớn để trấn áp bạo lực là phương pháp xử lí hữu hiệu và nhanh chóng.
Đối diện với kẻ bạo lực, bạn không nên lấy ác trị ác mà thay vào đó hãy hoá giải bằng lời nói, cảm xúc. Đôi khi cách tốt nhất để ngưng hành động bắt nạt là tăng sự đồng cảm, giúp người bắt nạt hiểu nếu bị cô lập thì cảm xúc của họ sẽ thế nào.
Câu hỏi gợi ý:
Từ thông tin trên em hãy cho biết, học sinh cần làm gì để ứng phó với bạo lực học đường?