Câu hỏi:
11/07/2024 604Em đồng tình với ý kiến nào sau đây về hậu quả của tệ nạn xã hội?
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
A. Tệ nạn xã hội chỉ để lại hậu quả cho bản thân người mắc.
B. Tệ nạn xã hội để lại hậu quả lớn nhất là cho gia đình.
C. Tệ nạn xã hội mang lại hậu quả cho cả gia đình nhưng không ảnh hưởng đến xã hội.
D. Tệ nạn xã hội mang lại hậu quả cho bản thân, gia đình và xã hội.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Em hãy nêu một số hành vi, biểu hiện liên quan đến các tệ nạn xã hội mà em biết qua tìm hiểu thực tế và trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Câu 2:
Quan sát các hình ảnh dưới đây và cho biết mỗi hình ảnh nói về một tệ nạn xã hội nào?
Câu 3:
Đọc câu chuyện
ĐẨY LÙI TỆ NẠN MA TUÝ TRONG TRƯỜNG HỌC
Ngày nay, những thủ đoạn ngày càng tinh vi của các đối tượng cùng sự thiếu quan tâm của phụ huynh, tạo kẽ hở có thể khiến học sinh bị dụ dỗ, lôi kéo, trở thành nạn nhân hoặc tham gia tàng trữ, mua bán ma tuý; nhiều gia đình rơi vào bi kịch mất con, mất hạnh phúc, khánh kiệt kinh tế vì con em mình sử dụng ma tuý.
Gia đình chị X (ở quận Sơn Trà) vừa trải qua những chuỗi ngày khó khăn khi cậu con trai đang học lớp 12 “dính” vào ma tuý đá. Chị X kể, tháng 5/2020, chị để ý mỗi ngày, cứ đến một giờ nhất định nào đó, dù đang bận việc gì, con cũng kiếm cớ đi khỏi nhà. Vốn mồm miệng lanh lợi, hay chia sẻ với bố mẹ, con bỗng thích ở một mình, không thích đi cùng bố mẹ. Khi chị bày tỏ nỗi lo lắng thì chồng gạt đi, cho rằng con đang ở “độ tuổi ẩm ương”, cư xử như vậy là bình thường, đừng làm quả lên! Đến một ngày, chị lục cặp con thì phát hiện một “gói lạ”, có màu hơi vàng, hãng hắc mùi xăng. Chị vào mạng tìm hiểu thì mới biết, loại keo này tên là keo con chó. Sau khi hít sẽ tạo cảm giác hưng phấn, ảo giác, lú lẫn, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ vì nó có tính chất gây nghiện. Những chất có trong keo tác động lên hệ thần kinh làm trẻ em hay quên, gây chóng mặt, nhức đầu, nôn mửa và khi sử dụng cảng lâu thì tác hại cảng nặng.
K (con trai chị X) thú nhận với bố mẹ rằng, K mua loại keo này từ một nhóm kín trên mạng xã hội. Một số cá nhân vào mời gọi dùng thử một số thứ như kẹo, thuốc lá, nấm thức thần, bóng cười,... Họ bảo các loại thuốc này không phải là ma tuý, không gây nghiện, dùng 1, 2 lần nếu không muốn dùng nữa thì thôi. Nó sẽ giúp K luôn trong tình trạng vui vẻ, hưng phấn. Điều này khiến K tò mò và muốn thử.
Theo cơ quan công an, việc mời gọi các bạn trẻ dùng thử kẹo thuốc lá, nấm thức thần cùng nhiều loại ma tuý khác đang được thực hiện ngày càng tinh vi trên môi trường mạng xã hội. Đơn cử, “tem giấy” hay còn gọi là “bùa lưỡi” gây ảo giác đang được một bộ phận không nhỏ học sinh sử dụng. Núp bóng dưới con tem đặt lưỡi là loại ma tuý gây ảo giác mạnh nhất hiện nay mà nhiều phụ huynh, học sinh chưa lường hết được. Lần đầu chơi tem, cảm giác như lạc vào một thế giới khác. Chỉ cần ngậm vào miệng, chất ở giấy sẽ tan ra tạo cảm giác “phê” thuốc. Ban đầu, cơ thể thấy hưng phấn, tinh thần sảng khoái, vui vẻ. Tuy vẫn còn tỉnh để nói chuyện với những người xung quanh, nhưng nói cái gì thì không nhớ rõ. Đối tượng tội phạm buôn bán ma tuý đánh đúng tâm lí tò mò, muốn khám phá bản thân của giới trẻ. Điều nguy hại là nếu lạm dụng chất gây ảo giác lâu ngày sẽ dễ dẫn đến sử dụng thuốc gây nghiện thật sự. Khi quen cảm giác “phê” với ảo giác, các bạn trẻ rất dễ tìm đến thứ tạo cảm giác “phê” mạnh hơn.
Câu hỏi gợi ý: Trong câu chuyện trên, theo em, con đường nào đã dẫn các bạn trẻ đến nghiện ma tuý đá?
Câu 4:
H sinh ra và lớn lên ở một thị trấn nhỏ, điều kiện kinh tế gia đình còn khó khăn, bố mẹ phải đi làm vất vả, ít có thời gian để quan tâm đến việc học hành và cuộc sống của H cùng em gái. Thấy H không bị bố mẹ quản lí, K liền tìm cách rủ rê, lôi kéo H tham gia trò chơi điện tử ăn tiền cho có hội. Ban đầu, H bị K và mấy bạn rủ chơi thử, sau mấy lần H thấy thích, rồi đam mê, bỏ bê chuyện học hành. Sa vào trò chơi, nhiều lần bị thua, H đã tìm cách lấy trộm tiền của bố để trong tủ ở nhà.
a) Em hãy cho biết, vì sao H trở thành con nghiện trò chơi điện tử ăn tiền?
Câu 5:
Từ lớp 1 đến lớp 7, M luôn là học sinh giỏi và năng động. Nhưng từ đầu năm học lớp 8, do bị bạn bè xấu rủ rê, lôi kéo, M bắt đầu dùng thử chất ma tuý; một lần, hai lần,... rồi nhiều lần, M đã quen và trở thành con nghiện ma tuý. Từ đó M chểnh mảng học hành, hay nghỉ học do sinh hoạt bất thường và người rất mệt mỏi. Khi biết chuyện của M, người mẹ đã vô cùng buồn chán, đau khổ và suy sụp.
a) Theo em, trong tình huống trên nguyên nhân nào đã dẫn đến việc M mắc phải tệ nạn xã hội?
Câu 6:
Theo em, hành vi nào dưới đây là lệ nạn xã hội hoặc không phải tệ nạn xã hội?
(Đánh dấu X vào ô em lựa chọn)
Hành vi |
Tệ nạn xã hội |
Không phải tệ nạn xã hội |
1. Tiêm chích ma túy. |
|
|
2. Chơi điện tử ăn liền |
|
|
3. Chơi game với bạn suốt đêm |
|
|
4 Đánh bạc |
|
|
5. Cá cược bóng đá |
|
|
6. Hoạt động mại dâm |
|
|
7. Đánh nhau giữa các nhóm |
|
|
8. Xem bói trước khi đi thi |
|
|
Câu 7:
Những biểu hiện nào dưới đây là nguyên nhân dẫn đến học sinh mắc tệ nạn xã hội?
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
A. Học sinh bị người khác rủ rê, lôi kéo.
B. Nhà trường không tổ chức các hoạt động vui chơi cho học sinh.
C. Cha mẹ thường xuyên bất hoà, gia đình không hạnh phúc.
D. Nhà trường không quan tâm giáo dục.
E. Đời sống kinh tế của gia đình học sinh gặp khó khăn.
G. Học sinh thiếu đời sống văn hoá tinh thần.
H. Học sinh không làm chủ được bản thân.
L Học sinh gặp khó khăn trong học tập.
K. Học sinh ham chơi, thích đua đòi.
L. Thiếu sự quan tâm của gia đình.
về câu hỏi!