Danh sách câu hỏi
Có 865 câu hỏi trên 18 trang
Hiện nay, không ít bạn trẻ quan niệm rằng, để hội nhập thì phải thành thạo ít nhất 2 ngoại ngữ, trang phục phải dùng hàng có thương hiệu của nước ngoài, các ngày lễ, tết phải đi du lịch đó đây, thưởng thức các món ăn ở nhà hàng Tây. Với quan niệm này, các bạn trẻ đã đua nhau đi học ngoại ngữ, khi giao tiếp thì dùng tiếng Việt xen lẫn tiếng Tây mà chẳng quan tâm đến việc người nghe có biết, có hiểu hay không. Tiền vất vả kiếm được đều dùng mua hàng hiệu, tổ chức tiệc sinh nhật, tiệc kỉ niệm tại các nhà hàng sang trọng.
Em có đồng tình với cách sống của các bạn trẻ trong trường hợp trên không? Vì sao?
Gần đây, bạn Mai thấy cô Lan (em gái của bố) đang tìm hiểu các trại hè ở nước ngoài để cho con trai 10 tuổi tham dự. Mai suy nghĩ, cô Lan làm gì nhiều tiền, con của cô mới 10 tuổi sao lại cứ phải ra nước ngoài, ở ngay trong nước cũng có trại hè quốc tế. Nghe Mai tâm sự, Hùng giải thích, tham gia trại hè quốc tế không chỉ để trau dồi vốn tiếng Anh, làm quen với bạn mới, thích nghi với môi trường mới, mà quan trọng hơn là được tìm hiểu nền văn hoá của đất nước khác, thấy được sự văn minh, tiến bộ và có cơ hội giao lưu nhiều hơn. Chỉ ra nước ngoài mới có thể làm được điều này.
Em nhận xét thể nào về suy nghĩ của bạn Mai và cách giải thích của bạn Hùng?
Em đồng ý hay không đồng ý với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?
A. Sự khác biệt tạo nên tính đa dạng của các dân tộc, trong đó mỗi dân tộc mang một bản sắc, giá trị riêng.
B. Sự khác nhau về ngôn ngữ, chữ viết, trang phục của các dân tộc là biểu hiện sự đa dạng của các nền văn hoá trên thế giới.
C. Tôn trọng sự khác biệt giữa các cá nhân thuộc các dân tộc khác nhau là một yêu cầu không thể thiếu trong cuộc sống, là phẩm chất của người công dân toàn cầu.
D. Sự khác biệt về cá tính, sở thích, năng lực giữa mọi người trong một cộng đồng, dân tộc, quốc gia sẽ làm cộng đồng, dân tộc, quốc gia đó yếu đi.
E. Xung đột tôn giáo, phân biệt chủng tộc, phân biệt giới tính đều xuất phát từ việc thiếu tôn trọng người khác, không chấp nhận sự khác biệt của các dân tộc.
G. Khi các dân tộc trên thế giới tôn trọng sự khác biệt của nhau, thế giới sẽ hoà bình và phát triển.
Em hãy đọc các thông tin dưới đây và cho biết:
- Tôn trọng sự đa dạng sẽ mang lại giá trị gì? Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta không tôn trọng sự đa dạng đó?
Thông tin 1. Không phải tất cả các châu lục đều có số lượng các ngôn ngữ đồng đều nhau. Theo các số liệu được thống kê cho biết, châu Á là châu lục đang dẫn đầu về sự đa dạng ngôn ngữ với 2 301 các ngôn ngữ khác nhau. Châu Phi theo sát với 2 138 thứ tiếng đang được sử dụng. Có khoảng 1 300 các ngôn ngữ ở Thái Bình Dương. Ở Bắc Mỹ và Nam Mỹ, con số này là 1 064 ngôn ngữ. Mặc dù châu Âu có nhiều các quốc gia khác nhau nhưng lại xếp cuối bảng với chỉ 286 thứ tiếng khác nhau.
Thông tin 2. Cư dân châu Âu và châu Mỹ khi gặp gỡ thường chào hỏi nhau một cách hồ hởi và nhanh chóng. Phong cách chung là bắt tay, ôm hôn hoặc gật đầu. Họ luôn tỏ thái độ tự tin, bình đẳng, ít coi trọng cương vị xã hội,... Cư dân ở châu Á khi gặp gỡ, chào hỏi thường dè dặt và có xu hướng tôn trọng địa vị xã hội của cá nhân. Trong quan hệ, người châu Á coi trọng cộng đồng và thích phụ thuộc lẫn nhau.
Thông tin 3. Mỗi quốc gia có tập tục đón Giao thừa khác nhau, với những điều độc đáo thú vị. Ở Đan Mạch, vào đúng 12 giờ đêm, mọi người leo lên ghế và nhảy xuống đất. Người Costa Rica vào lúc nửa đêm lấy vali kéo chạy quanh khu nhà. Ở Hy Lạp, hành tây tượng trưng cho sự tái sinh được treo lên cửa vào ngày cuối năm. Người Nhật rung chuông đủ 108 lần sẽ xua đuổi tội lỗi của con người, mang lại may mắn cho tất cả mọi người. Người Phi-líp-pin trang trí xung quanh mình những món đồ tròn trịa trong đêm giao thừa, từ tiền xu đến quả nho, quả táo,...
Tất cả đều để hi vọng đón một năm mới thịnh vượng, giàu có và may mắn.
Em hãy đọc các thông tin dưới đây và cho biết:
- Biểu hiện sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hoá thể hiện trong thông tin.
Thông tin 1. Không phải tất cả các châu lục đều có số lượng các ngôn ngữ đồng đều nhau. Theo các số liệu được thống kê cho biết, châu Á là châu lục đang dẫn đầu về sự đa dạng ngôn ngữ với 2 301 các ngôn ngữ khác nhau. Châu Phi theo sát với 2 138 thứ tiếng đang được sử dụng. Có khoảng 1 300 các ngôn ngữ ở Thái Bình Dương. Ở Bắc Mỹ và Nam Mỹ, con số này là 1 064 ngôn ngữ. Mặc dù châu Âu có nhiều các quốc gia khác nhau nhưng lại xếp cuối bảng với chỉ 286 thứ tiếng khác nhau.
Thông tin 2. Cư dân châu Âu và châu Mỹ khi gặp gỡ thường chào hỏi nhau một cách hồ hởi và nhanh chóng. Phong cách chung là bắt tay, ôm hôn hoặc gật đầu. Họ luôn tỏ thái độ tự tin, bình đẳng, ít coi trọng cương vị xã hội,... Cư dân ở châu Á khi gặp gỡ, chào hỏi thường dè dặt và có xu hướng tôn trọng địa vị xã hội của cá nhân. Trong quan hệ, người châu Á coi trọng cộng đồng và thích phụ thuộc lẫn nhau.
Thông tin 3. Mỗi quốc gia có tập tục đón Giao thừa khác nhau, với những điều độc đáo thú vị. Ở Đan Mạch, vào đúng 12 giờ đêm, mọi người leo lên ghế và nhảy xuống đất. Người Costa Rica vào lúc nửa đêm lấy vali kéo chạy quanh khu nhà. Ở Hy Lạp, hành tây tượng trưng cho sự tái sinh được treo lên cửa vào ngày cuối năm. Người Nhật rung chuông đủ 108 lần sẽ xua đuổi tội lỗi của con người, mang lại may mắn cho tất cả mọi người. Người Phi-líp-pin trang trí xung quanh mình những món đồ tròn trịa trong đêm giao thừa, từ tiền xu đến quả nho, quả táo,...
Tất cả đều để hi vọng đón một năm mới thịnh vượng, giàu có và may mắn.
Sau khi đọc thông tin “Đại dịch Covid-19 bùng phát, người dân lâm vào cảnh thiếu thốn về vật chất, trong lúc đó “cây ATM gạo” miễn phí của anh Hoàng Tuấn Anh sáng chế được đặt ở 204 đường Vườn Lài, quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh. Cây ATM gạo được cấu tạo gồm một nút bấm kết nối với một van tự động và một thùng chứa gạo. Khi một người tới nhấn nút, gạo sẽ tự động chạy ra từ trong thùng chứa; mỗi lần lấy được khoảng 1,5kg gạo. Nhờ phát minh này mà sau này đã có thêm rất nhiều cây ATM gạo, thực phẩm ra đời hỗ trợ người dân trong mùa dịch”, các bạn học sinh lớp 8A1 tranh luận với nhau, nhiều ý kiến cho rằng sự ra đời của cây ATM gạo đã thể hiện rõ nét sự kế thừa và phát huy truyền thống lao động cần cù, sáng tạo, lá lành đùm lá rách của dân tộc Việt Nam.
Em có đồng tình với ý kiến của các bạn học sinh lớp 8A1 không? Vì sao?
Năm 1911, năm ấy Bác còn trẻ lắm, mới khoảng 21 tuổi. Một hôm anh Ba - tên của Bác hồi ấy, cùng một người bạn đi dạo khắp thành phố Sài Gòn, rồi bỗng đột nhiên anh Ba hỏi người bạn cùng đi:
- Anh Lê, anh có yêu nước không?
Người bạn đột nhiên đáp:
- Tất nhiên là có chứ!
Anh Ba hỏi tiếp:
- Anh có thể giữ bí mật không?
Người bạn đáp:
- Có.
Anh Ba nói tiếp:
- Tôi muốn đi ra nước ngoài, xem nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem xét họ làm như thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta. Nhưng đi một mình, thật ra cũng có nhiều mạo hiểm, ví như đau ốm,... Anh muốn đi với tôi không?
Anh Lê đáp:
Nhưng bạn ơi! Chúng ta lấy đâu ra tiền mà đi?
- Đây, tiền đây. - Anh Ba vừa nói vừa giơ hai bàn tay. Chúng ta sẽ làm việc, chúng ta sẽ làm bất cứ việc gì mà sống và để đi. Anh cùng đi với tôi chứ? Bị lôi cuốn vì lòng hăng hái của Bác, người bạn đồng ý. Nhưng sau khi suy nghĩ kĩ về cuộc đi có vẻ phiêu lưu, anh Lê không có đủ can đảm để giữ lời hứa. Còn Bác Hồ đã đi ra nước ngoài bằng chính đôi bàn tay của mình. Bác đã làm nhiều nghề khác nhau: Phụ bếp, bồi bàn, quét tuyết,... và đi khắp năm châu, bốn biển để tìm con đường cứu dân, cứu nước khỏi ách đô hộ của thực dân phong kiến, giải phóng cho dân tộc.
Việc giữ gìn và phát huy những truyền thống của dân tộc đã mang lại điều gì cho Bác Hồ và dân tộc Việt Nam? Em rút ra bài học gì cho bản thân từ câu chuyện trên?
Năm 1911, năm ấy Bác còn trẻ lắm, mới khoảng 21 tuổi. Một hôm anh Ba - tên của Bác hồi ấy, cùng một người bạn đi dạo khắp thành phố Sài Gòn, rồi bỗng đột nhiên anh Ba hỏi người bạn cùng đi:
- Anh Lê, anh có yêu nước không?
Người bạn đột nhiên đáp:
- Tất nhiên là có chứ!
Anh Ba hỏi tiếp:
- Anh có thể giữ bí mật không?
Người bạn đáp:
- Có.
Anh Ba nói tiếp:
- Tôi muốn đi ra nước ngoài, xem nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem xét họ làm như thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta. Nhưng đi một mình, thật ra cũng có nhiều mạo hiểm, ví như đau ốm,... Anh muốn đi với tôi không?
Anh Lê đáp:
Nhưng bạn ơi! Chúng ta lấy đâu ra tiền mà đi?
- Đây, tiền đây. - Anh Ba vừa nói vừa giơ hai bàn tay. Chúng ta sẽ làm việc, chúng ta sẽ làm bất cứ việc gì mà sống và để đi. Anh cùng đi với tôi chứ? Bị lôi cuốn vì lòng hăng hái của Bác, người bạn đồng ý. Nhưng sau khi suy nghĩ kĩ về cuộc đi có vẻ phiêu lưu, anh Lê không có đủ can đảm để giữ lời hứa. Còn Bác Hồ đã đi ra nước ngoài bằng chính đôi bàn tay của mình. Bác đã làm nhiều nghề khác nhau: Phụ bếp, bồi bàn, quét tuyết,... và đi khắp năm châu, bốn biển để tìm con đường cứu dân, cứu nước khỏi ách đô hộ của thực dân phong kiến, giải phóng cho dân tộc.
Trong câu chuyện, những truyền thống nào của dân tộc Việt Nam được Bác Hồ giữ gìn và phát huy?
Sách Đại Nam nhất thống chí ghi lại câu chuyện cảm động về đạo thầy trò trong một lần vua Lê Hiến Tông về thăm thầy cũ.
Vua Lê Hiến Tông (1461 - 1504) là vị vua thứ sáu nhà Hậu Lê, tại ngôi năm 1497 - 1504. Vua có tên huý Lê Tranh, còn có tên khác là Huy. Người đời truyền tụng Hiến Tông là vị vua thông minh, nhân từ và ôn hoà.
Trong chuyến về thăm thầy cũ, đến cổng làng Châu Khê, nhà vua ra lệnh dừng kiệu và bước xuống đầu đường rẽ vào nhà thầy. Vua chỉ chọn 2 đến 3 cận thần cùng một vị quan sở tại tháp tùng vào nhà thầy giáo rồi ôn tồn nói với mọi người đi theo: “Hôm nay trẫm về đây để thăm thầy chứ không phải vi hành, công cán, vì vậy cho phép các khanh về nghỉ ở công quán”. Nhà vua đi bộ vào nhà thầy, cùng với cụ Nguyên Bảo thưởng thức chén trà hương, ăn bữa cơm quê gia đình. Nhà vua đặc biệt thưởng thức món canh cua quê kiểng, bất giác nói: “Thầy cho con ăn một bát canh này thật là niềm hạnh phúc. Hương vị của đồng quê nhà ít có thức ăn nào sánh tày, quả là ngon”.
Em hãy chỉ ra những biểu hiện cụ thể của truyền thống đó trong câu chuyện và rút ra bài học cho bản thân.
Sách Đại Nam nhất thống chí ghi lại câu chuyện cảm động về đạo thầy trò trong một lần vua Lê Hiến Tông về thăm thầy cũ.
Vua Lê Hiến Tông (1461 - 1504) là vị vua thứ sáu nhà Hậu Lê, tại ngôi năm 1497 - 1504. Vua có tên huý Lê Tranh, còn có tên khác là Huy. Người đời truyền tụng Hiến Tông là vị vua thông minh, nhân từ và ôn hoà.
Trong chuyến về thăm thầy cũ, đến cổng làng Châu Khê, nhà vua ra lệnh dừng kiệu và bước xuống đầu đường rẽ vào nhà thầy. Vua chỉ chọn 2 đến 3 cận thần cùng một vị quan sở tại tháp tùng vào nhà thầy giáo rồi ôn tồn nói với mọi người đi theo: “Hôm nay trẫm về đây để thăm thầy chứ không phải vi hành, công cán, vì vậy cho phép các khanh về nghỉ ở công quán”. Nhà vua đi bộ vào nhà thầy, cùng với cụ Nguyên Bảo thưởng thức chén trà hương, ăn bữa cơm quê gia đình. Nhà vua đặc biệt thưởng thức món canh cua quê kiểng, bất giác nói: “Thầy cho con ăn một bát canh này thật là niềm hạnh phúc. Hương vị của đồng quê nhà ít có thức ăn nào sánh tày, quả là ngon”.
Hành động của vua Lê Hiến Tông thể hiện truyền thống nào của dân tộc Việt Nam?
Em hãy nhận xét suy nghĩ, việc làm của các bạn trong đoạn hội thoại dưới đây:
- Hà: Bây giờ có phải thời chiến tranh đâu mà cô giáo yêu cầu bọn mình viết ra những việc cần làm để thể hiện lòng yêu nước nhỉ?
- Vân: Đâu phải cứ có chiến tranh thì mới có cơ hội thể hiện lòng yêu nước. Có nhiều cách thể hiện lòng yêu nước như học tập tốt, rèn luyện tốt, tích cực tham gia hoạt động cộng đồng.
- Mạnh: Anh trai tớ bảo, lựa chọn được một nghề nghiệp phù hợp với bản thân mình, gắn bó với công việc đó hay làm giàu chính đáng cũng là yêu nước.
- Hà: Anh của cậu nói không đúng, vì đó là việc làm cho bản thân mình chứ không phải cho đất nước nên không thể hiện lòng yêu nước.
Vân: Tớ đồng ý với anh của Mạnh, vì đó là không chỉ là thể hiện lòng yêu nước mà còn là cách giữ gìn và phát huy truyền thống lao động cần cù, chăm chỉ nữa. Có những việc tưởng nhỏ như không vứt rác bừa bãi, không tàn phá môi trường, không huỷ diệt muông thú cũng đều là yêu nước.
Em hãy liệt kê những truyền thống của dân tộc Việt Nam trong đoạn thông tin dưới đây và xác định biểu hiện niềm tự hào về những truyền thống đó theo gợi ý trong bảng
Trong suốt quá trình hình thành và phát triển của dân tộc Việt Nam, điểm nổi bật chiếm vị trí hàng đầu và trở thành chuẩn mực đạo lí của Việt Nam là tinh thần yêu nước, ý chí tự lập, tự cường, truyền thống đoàn kết vì đại nghĩa dân tộc. Cuộc sống lao động gian khổ đã tạo nên truyền thống lao động cần cù, sáng tạo và kiên nhẫn; yêu cầu phải liên kết lại để đấu tranh với những khó khăn, thách thức đã tạo ra sự gắn bó giữa con người với thiên nhiên, giữa con người với nhau trong mối quan hệ gia đình, láng giềng, dòng họ của người Việt cũng như trong cộng đồng nhà - làng - nước - dân tộc. Lịch sử cũng cho con người Việt Nam truyền thống tương thân tương ái, sống có đạo lí, nhân nghĩa; khi gặp hoạn nạn thì đồng cộng khổ, cả nước một lòng; tính thích nghi và hội nhập; lối ứng xử mềm mỏng và truyền thống hiếu học, trọng nghĩa, khoan dung. Đây chính là sức mạnh tiềm tàng, là nội lực vô tận cho công cuộc xây dựng đất nước Việt Nam vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Tên truyền thống
Biểu hiện niềm tự hào về truyền thống