Danh sách câu hỏi

Có 2,970 câu hỏi trên 60 trang
Trong thực tế, giá trị của điện trở sử dụng trong các mạch điện tử được thể hiện bằng các vạch màu. Cách đọc giá trị điện trở 4 vạch màu như sau. - Vạch màu thứ nhất là giá trị hàng chục trong giá trị điện trở. - Vạch màu thứ hai là giá trị hàng đơn vị trong giá trị điện trở. - Vạch màu thứ ba là giá trị lũy thừa của cơ số 10 trong hệ số nhân của giá trị điện trở. - Vạch màu thứ tư là giá trị sai số của điện trở. - Giá trị điện trở = (vạch 1)(vạch 2) x 10 (lũy thừa vạch 3) ± sai số. Với điện trở ở hình bên, vạch 1 màu xanh lá cây ứng với hàng chục là 5, vạch 2 màu xanh da trời ứng với hàng đơn vị là 6. Vạch 3 màu vàng ứng với lũy thừa 4 tức là nhân với 104 Ω hoặc có thể viết theo cột hệ số là nhân với 10kΩ . Vạch 4 màu nhũ vàng ứng với sai số 5%. Vì vậy giá trị điện trở đó là56.104Ω±5% . Điện trở có giá trị 15Ω±5% thì các màu phân bố trên thân của điện trở từ trái sang phải như thế nào?
Chuẩn bị Nguồn điện và dây nối, nguồn sáng, thấu kính hội tụ, thấu kính phân kì, vật sáng (khe chữ F), màn chắn. Tiến hành thí nghiệm và thảo luận Thí nghiệm 1. Thấu kính hội tụ a. Khoảng cách từ vật đến thấu kính lớn hơn tiêu cự - Lắp đặt dụng cụ như hình 6.5. - Dịch chuyển thấu kính sao cho khoảng cách từ khe chữ F đến thấu kính lớn hơn tiêu cự được ghi trên thấu kính. - Dịch chuyển màn chắn để tìm vị trí cho ảnh rõ nét trên đó (có thể quan sát rõ các chi tiết nhỏ trên ảnh). - Bỏ màn chắn, đặt mắt ở vị trí thích hợp, đón chùm sáng ló. - Mô tả tính chất ảnh quan sát được khi dùng màn chắn và khi quan sát trực tiếp bằng mắt. b. Khoảng cách vật đến thấu kính nhỏ hơn tiêu cự - Dịch chuyển thấu kính sao cho khoảng cách từ khe chữ F đến thấu kính nhỏ hơn tiêu cự của thấu kính. - Dịch chuyển màn chắn để tìm vị trí cho ảnh rõ nét trên đó. - Bỏ màn chắn, đặt mắt ở vị trí thích hợp, đón chùm sáng ló. - Mô tả tính chất ảnh quan sát được khi dùng màn chắn và khi quan sát trực tiếp bằng mắt. Thí nghiệm 2. Thấu kính phân kì - Thay thấu kính hội tụ ở hình 6.5 bằng thấu kính phân kì. - Dịch chuyển thấu kính phân kì tới một số vị trí khác nhau. Ứng với mỗi vị trí đó, dịch chuyển màn chắn để tìm vị trí cho ảnh rõ nét trên đó. Sau đó, bỏ màn chắn, đặt mắt phía sau ở vị trí thích hợp, đón chùm sáng ló. - Mô tả tính chất ảnh quan sát được khi dùng màn chắn và khi quan sát trực tiếp được bằng mắt. So sánh tính chất ảnh trong các trường hợp trên với kết quả ở bảng 6.1.
Chuẩn bị: Đèn laser, thấu kính hội tụ, thấu kính phân kì, bút, thước, bảng thép. Tiến hành thí nghiệm và thảo luận - Vẽ một đường thẳng nằm ngang lên bảng, đặt thấu kính sao cho trục chính của thấu kính trùng với đường thẳng đó. - Bật đèn, lần lượt chiếu tia tới theo các phương khác nhau đi qua quang tâm O của thấu kính (hình 5.8), quan sát tia ló. - Dịch chuyển đèn để chiếu tia tới song song với trục chính của thấu kính, dùng bút đánh dấu vị trí cắt nhau của tia ló và trục chính trên bảng thép. - Dịch chuyển đèn lên hoặc xuống một chút sao cho tia tới vẫn song song với trục chính của thấu kính, quan sát tia ló. - Thay thấu kính hội tụ bằng thấu kính phân kì và lặp lại các bước thí nghiệm trên. Dùng bút đánh dấu vị trí cắt nhau giữa đường kéo dài của tia ló với trục chính. - Dùng hình vẽ mô tả hiện tượng xảy ra và rút ra nhận xét về đường truyền của tia tới đi qua quang tâm thấu kính và tia tới song song với trục chính của thấu kính.