Danh sách câu hỏi

Có 25,984 câu hỏi trên 520 trang
Thực hiện một trong hai đề bài sau: Đề 1: Viết bài văn nghị luận phân tích đoạn trích Kiều mắc lừa Hồ Tôn Hiến (trích Truyện Kiều, Nguyễn Du). Đề 2: Viết bài văn nghị luận phân tích đoạn trích Chí khí anh hùng (trích Truyện Kiều, Nguyễn Du). Nửa năm hương lửa đương nồng, Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương Trông vời trời bể mênh mang, Thanh gươm, yên ngựa, lên đường thẳng dong Nàng rằng: “Phận gái chữ tòng, Chàng đi thiếp cũng quyết lòng xin đi”. Từ rằng: “Tâm phúc tương tri Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình? Bao giờ mười vạn tinh binh, Tiếng chiêng dậy đất, bóng tinh rợp đường; Làm cho rõ mặt phi thường, Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia. Bằng nay bốn bể không nhà. Theo càng thêm bận, biết là đi đâu? Đành lòng chờ đó ít lâu Chầy chăng là một năm sau, vội gì!” Quyết lời dứt áo ra đi, Gió đưa bằng tiện đã lìa dặm khơi. (In trong Truyện Kiều, Đặng Thanh Lê giới thiệu và chú thích, in lần thứ 4, có bổ sung, NXB Giáo dục, 1984) Nửa năm hương lửa đương nồng, Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương Trông vời trời bể mênh mang, Thanh gươm, yên ngựa, lên đường thẳng dong Nàng rằng: “Phận gái chữ tòng, Chàng đi thiếp cũng quyết lòng xin đi”. Từ rằng: “Tâm phúc tương tri Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình? Bao giờ mười vạn tinh binh, Tiếng chiêng dậy đất, bóng tinh rợp đường; Làm cho rõ mặt phi thường, Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia. Bằng nay bốn bể không nhà. Theo càng thêm bận, biết là đi đâu? Đành lòng chờ đó ít lâu Chầy chăng là một năm sau, vội gì!” Quyết lời dứt áo ra đi, Gió đưa bằng tiện đã lìa dặm khơi. (In trong Truyện Kiều, Đặng Thanh Lê giới thiệu và chú thích, in lần thứ 4, có bổ sung, NXB Giáo dục, 1984)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: KIỂU MẮC LỬA HỒ TÔN HIẾN (Trích Truyện Kiều) Nguyễn Du Có quan tổng đốc trọng thần, Là Hồ Tôn Hiến, kinh luân gồm tài Đẩy xe vâng chỉ đặc sai Tiện nghi bát tiễu, việc ngoài đổng nhung 2455. Biết Từ là đấng anh hùng, Biết nàng cũng dự quân trung luận bàn. Đóng quân, làm chước chiêu an, Ngọc vàng gấm vóc, sai quan thuyết hàng. Lại riêng một lễ với nàng, 2460. Hai tên thể nữ, ngọc vàng nghìn cán. Tin vào gửi trước trung quân, Từ công riêng hãy mười phân hồ đồ. Một tay gây dựng cơ đồ, Bấy lâu bể Sở, sông Ngô tung hoành! 2465. Bó thân về với triều đình, Hàng thần lơ láo, phận mình ra đâu? Áo xiêm ràng buộc lấy nhau, Vào luồn ra cúi công hầu mà chi? 2470. Sao bằng riêng một biên thuỳ, Sức này đã dễ làm gì được nhau? Chọc trời, khuấy nước, mặc dầu, Dọc ngang nào biết trên đầu có ai? Nàng thời thật dạ tin người, Lễ nhiều, nói ngọt, nghe lời dễ xiêu. 2475. Nghĩ mình mặt nước cánh bèo, Đã nhiều lưu lạc, lại nhiều gian truân. Bằng nay chịu tiếng vương thần, Thênh thênh đường cái, thanh vân hẹp gì! 2480. Công tư vẹn cả hai bề, Dần dà rồi sẽ liệu về cố hương. Cũng ngôi mệnh phụ đường đường, Nở nang mày mặt, rõ ràng mẹ cha. Trên vì nước, dưới vì nhà, Một là đắc hiếu, hai là đắc trung. 2485. Chẳng hơn chiếc bách giữa dòng, E dè sóng gió, hãi hùng cỏ hoa. Nhân khi bàn bạc gần xa, Thừa cơ, nàng mới bàn ra nói vào. Rằng: “Trong Thánh trạch dồi dào, 2490. Tưới ra đã khắp, thấm vào đã sâu. Bình thành công đức bấy lâu, Ai ai cũng đội trên đầu xiết bao! Ngẫm từ gây việc binh đao, Đống xương Vô Định đã cao bằng đầu. 2495. Làm chi để tiếng về sau, Nghìn năm ai có khen đâu Hoàng Sào! Sao bằng lộc trọng, quyền cao, Công danh ai dứt lối nào cho qua?” Nghe lời nàng nói mặn mà, 2500. Thế công Từ mới trở ra thế hàng. Chỉnh nghi tiếp sứ vội vàng, Hẹn kì thúc giáp, quyết đường giải binh. Tin lời thành hạ yêu minh, Ngọn cờ ngơ ngác, trống canh trễ tràng. 2505. Việc binh bỏ chẳng giữ giàng, Vương sư dòm đã tỏ tường thực hư. Hồ công quyết kế thừa cơ, Lễ tiên, binh hậu, khắc cờ tập công”. Kéo cờ chiêu phủ tiên phong, 2510. Lễ nghi dàn trước, bác đồng phục sau. Từ công hờ hững biết đâu? Đại quan lễ phục ra đầu cửa viên. Hồ công ám hiệu trận tiền, Ba bề phát súng, bốn bên kéo cờ. 2515. Đương khi bất ý chẳng ngờ, Hùm thiêng khi đã sa cơ cũng hèn! Tử sinh, liều giữ trận tiền, Dạn dày cho biết gan liền tướng quân! Khí thiêng khi đã về thần, 2520. Nhơn nhơn còn đứng chôn chân giữa vòng! Trơ như đá, vững như đồng, Ai lay chẳng chuyển, ai rung chẳng rời. Quan quân truy sát đuổi dài, Ầm ầm sát khí, ngất trời ai đang! 2525. Trong hào ngoài luỹ tan hoang, Loạn quân vừa dắt tay nàng đến nơi. Trong vòng tên đá bời bời, Thấy Từ còn đứng giữa trời trơ trơ, Khóc rằng: “Trí dũng có thừa, 2530. Bởi nghe lời thiếp nên cơ hội này! Mặt nào trông thấy nhau đây? Thà liều sống thác một ngày với nhau!” Dòng thư như xối cơn sầu, Dứt lời, nàng cũng gieo đầu một bên. 2535. Lạ thay oan khí tương triền! Nàng vừa phục xuống, Từ liền ngã ra! (In trong Truyện Kiều, Đặng Thanh Lê giới thiệu và chú thích, in lần thứ 4 có bổ sung, NXB Giáo dục, 1984) a. Nêu nội dung bao quát và xác định bố cục của văn bản. b. Liệt kê những chi tiết miêu tả suy nghĩ, lời nói, hành động của Thuý Kiều trong văn bản. Những chi tiết ấy cho em biết Thuý Kiều là người như thế nào? c. Phân tích đặc điểm của nhân vật Từ Hải và Hồ Tôn Hiến thể hiện trong văn bản trên. Em có nhận xét gì về cách tác giả xây dựng hai nhân vật này? d. Xác định chủ đề của văn bản và phân tích các căn cứ giúp em xác định được chủ đề ấy. đ. Tác giả muốn gửi gắm thông điệp gì qua văn bản? Theo em, thông điệp ấy có còn ý nghĩa trong thời đại ngày nay không? Vì sao?
Đọc văn bản dưới đây và trả lời các câu hỏi phía dưới văn bản: CÁI CHÙA HOANG Ở ĐÔNG TRIỀU (Trích Truyền kì mạn lục) Nguyễn Dữ Đời nhà Trần, tục tin thần quỷ, thần từ, phật tử chẳng đâu là không có. Các chùa như chùa Hoàng Giang, chùa Đồng Cổ, chùa An Sinh, chùa An Tử, chùa Phổ Minh, quán Ngọc Thanh dựng lên nhan nhản khắp nơi; những người cắt tóc làm tăng, làm ni, nhiều gần bằng nửa số dân thường. Nhất là vùng huyện Đông Triều, sự sùng thượng lại càng quá lắm. Chùa chiền dựng lên, làng lớn có đến hơn mười nơi, làng nhỏ cũng chừng năm, sáu. Bao ngoài bằng rào luỹ, tô trong bằng vàng son, phàm người đau ốm, chỉ tin theo ở sự hư vô; gặp các tuần tiết thì đàn tràng cúng vái rất là rộn rịp. Thần, Phật xem chừng cũng ứng giáng, nên cầu gì được nấy, linh ứng lạ thường. Bởi vậy người dân càng kính tin, không dám ngạo mạn. Song đến đời vua Giản Định nhà Trần, binh lửa liên miên, nhiều nơi bị đốt; số chùa chiền còn lại mười không được một mà cái số còn lại ấy, cũng mưa bay gió chuyển, đổ ngã xiêu nghiêng, tiêu điều đúng rũ ở giữa áng cỏ hoang bụi rậm. Sau khi quân Ngô lui, dân trở về phục nghiệp, có viên quan là Văn Tư Lập đến trị huyện ấy, thấy những cảnh hoang tàn đổ nát bèn róng rả dân định các xã, đánh tranh ken nửa mà sửa chữa lại ít nhiều. Ngồi ở huyện ấy được một năm, thấy dân quanh huyện khổ về cái nạn trộm cắp, từ gà, lợn, ngỗng, ngan đến cá trong ao, quả trong vườn, phàm cái gì có thể ăn được đều bị mất hết, Tư Lập than rằng: – Ta ở vào địa vị một viên ấp tể, không có cái minh để xét ra kẻ gian, cái cứng để chế phục kẻ ác, vì nhân nhu mà hỏng việc, chính là cái lỗi tự ta. Song Tư Lập cho là những đám trộm cắp vặt ấy, cũng không đến nỗi đáng lo ngại lắm, nên chỉ sức các thôn dân, đêm đêm phải canh phòng cẩn mật. Trong khoảng một tuần, tuy canh phòng chẳng thấy gì cả, nhưng những việc trộm cắp vặt cũng vẫn như trước. Lâu dần càng không thấy chúng kiêng sợ gì, đến nỗi lại vào bếp để khoắng hũ rượu của người ta, vào buồng ghẹo vợ con người ta, khi mọi người đổ đến vây bắt, thì kẻ gian đã biến đi đằng nào mất, chẳng thấy gì cả. Tư Lập cười mà nói: – Té ra lâu nay vẫn ngờ oan cho lũ kẻ trộm, kì thực đó là loài ma quỷ, hưng yêu tác quái đó mà thôi. Những sự quấy rối bấy nay, đều tự vật này cả. Sau đấy đi mời khắp các thầy phù thuỷ cao tay, xin bùa yểm trấn, làm thuyền bè mã mà tống tiễn. Song càng bùa bèn trừ yểm, sự quấy nhiễu càng tệ hơn trước. Tư Lập cả sợ, họp người dân thôn lại bàn rằng: – Các người khi trước vẫn thờ Phật rất kính cẩn, lâu nay vì việc binh hoả mà đèn hương lễ bái không chăm, cho nên yêu nghiệt hoành hành mà Phật không cứu giúp. Nay sao chẳng đến chùa kêu cầu với Phật, tưởng cũng là một cách quyền nghi may có thể giúp ích cho mình. Mọi người bèn đi đốt hương lễ bái ở chùa chiền khấn rằng: “Lũ chúng sinh này kính thờ Trời Phật, quy y đã lâu, hết lòng trông cậy ở Phật pháp. Nay ma quỷ nổi lên, quấy nhiễu dân chúng, hoạ hại cả đến loài lục súc, vậy mà Phật ngồi nhìn im lặng, chẳng cũng từ bi quá lắm ư? Cúi xin mở lượng thương xót, ra uy trừng phạt, khiến thần, người chẳng lẫn, dân vật đều yên, hết thảy chúng sinh, đều được đội ơn nhiều lắm. Song loạn lạc vừa yên, sinh kế chưa khôi phục được, tấc gỗ mảnh ngói khó lòng xoay xở vào đâu. Đợi khi làm ăn giàu có sẽ lại xin sửa lại chùa chiền đền công đúc ấy”. Đêm hôm ấy, trộm cắp hoành hành lại dữ hơn trước. Tư Lập chẳng biết làm sao được; nghe Vương tiên sinh ở huyện Kim Thành là người giỏi bói dịch, bèn đến bói một quẻ xem sao. Vương tiên sinh bói rồi nói rằng: Cưỡi trên ngựa tốt, Mặc áo vải săn. Túi da tên thiếc, Đích thị người thần. Lại dặn rằng: – Ông muốn trừ được nạn ấy, sáng mai nên theo phía tả của huyện đi về phương Nam, hễ thấy người nào vận mặc như thế, mang xách như vậy, quyết là người ấy có thể trừ hại được, nên cố thỉnh mời, dù từ chối cũng đừng nghe. Hôm sau, Tư Lập cùng các phụ lão đúng theo lời của Vương tiên sinh để trông ngóng xem, những kẻ đi, người lại đầy đường, chẳng thấy ai giống như thế cả. Trời đã xế chiều, ai nấy chán nản sắp muốn về, chợt có một người từ trong núi bước ra, mình mặc áo vải, đeo cung cưỡi ngựa. Mọi người cùng chạy ra phục lạy ở phía trước mặt. Người ấy ngạc nhiên hỏi, mọi người cũng kể rõ bản ý của mình. Người ấy cười mà nói rằng: – Các ông sao mà quá tin bói toán thế. Tôi từ nhỏ làm nghề săn bắn, mình không rời yên ngựa, tay không rời cung tên. Hôm qua nghe nói ở núi An Phụ có nhiều giống nai, báo, thỏ tốt nên nay định đến để săn, nào có biết lập đàn thầy pháp, bắt ma vô hình là công việc thế nào. Tư Lập nghĩ bụng người này tất là một vị pháp đàn cao tay vì không muốn nổi tiếng về thuật bùa, vì sợ mang luy vào thân, nên mới nhỏ nhơ trong chốn khe núi, giấu mình ở thú chơi cung mã, bèn nhất định cố mời kì được. Người kia xem chừng không thể từ chối, phải gượng nghe lời. Tư Lập mời người ấy về huyện để ở trong nhà quán xá, giường chiếu màn đệm rất sang trọng, săn sóc kính cẩn như một vị thần minh. Người ấy nghĩ riêng rằng: – Họ tiếp đãi kính cẩn với ta như thế này, chỉ vì cho ta là có tài trừ quỷ. Nhưng thực thì ta chẳng có tài gì về việc đó, thế mà đi hưởng sự cung cấp của người, sao cho đành tâm. Nếu không sớm liệu trốn đi thì có ngày xấu hổ. Hôm ấy ước chừng nửa đêm, thừa lúc mọi người đã ngủ say, người ấy bèn rón rén ra khỏi huyện lị. Khi đến phía Tây cái cầu ván bấy giờ trời tối lờ mờ, trăng khuya chưa mọc, thấy có người hình thể to lớn, hớn hở từ dưới đồng đi lên, người ấy bèn lẻn vào chỗ khuất, ngồi rình để xem họ làm trò gì. Một lát, thấy họ thò tay khoắng xuống một cái ao rồi bất cứ vớ được cá lớn cá nhỏ, đều bỏ vào mồm nhai nuốt hết, lại nhìn nhau mà cười mà nói: – Những con cá con ăn ngon lắm nên ăn dè dặt mới thấy thú, há chăng hơn những thức hương hoa nhạt nhẽo họ thường dâng cúng chúng mình ư? Đáng tiếc là đến bây giờ, chúng mình mới được biết những vị ngon ấy. Một người cười mà nói: – Chúng mình thật to đầu mà dại, bấy nay bị người đời chúng nó lừa dối; ai lại đem cái oản, một vài lẻ gạo để lấp cái bụng nặng nghìn cân mà đi giữ của cho chúng nó bao giờ. Nếu không có những buổi như buổi hôm nay mà cứ trường chay mãi như trước thì thật là một đời sống uổng. Một người nói: – Tôi xưa nay vẫn ăn đồ mặn không phải ăn chay tịnh như các ông. Nhưng hiện giờ dân tình nghèo kiết, chúng nó chẳng có gì để cúng vái mình. Bụng đói miệng thèm, không biết mùi thịt là cái gì đã trải qua một thời gian lâu lắm, chẳng khác chi Đức Khổng Tử ở nước Tề ba tháng không được đụng đến miếng thịt. Song đêm nay, trời rét, nước lạnh, khó lòng ở lâu chỗ này được, chi bằng lên quách vườn mía mà bắt chước Hổ đầu tướng quân ngày xưa. Đoạn rồi họ dắt nhau đi lên, vào vườn mía, nhổ trộm mà tước, mà hít. Người kia đang ngồi núp một chỗ, liền dương cung lắp tên, thình lình bắn ra, tin luôn ngay được hai người. Bọn gian kêu ấm ở mấy tiếng rồi ồ chạy cả, chừng độ mấy chục bước đều mờ khuất hết. Song lúc đó còn thấy có tiếng mắng nhau: – Đã bảo ngày giờ không tốt thì đừng nên đi, không nghe lời ta, bây giờ mới biết. Người kia kêu réo ầm ĩ lên, dân làng quanh đấy giật mình tỉnh dậy, cùng đốt đèn thắp đuốc chia nhau mỗi người đi đuổi một ngả. Họ soi thấy dấu máu vấy trên mặt đất, bèn theo dấu máu ấy đi về phía Tây. Chừng hơn nửa dặm đến một cái chùa hoang, vào thấy hai pho tượng Hộ pháp xiêu vẹo trong chùa, trên lưng mỗi tượng đều có một phát tên cắm vào sâu lắm. Mọi người đều lắc đầu lè lưỡi, cho là một sự lạ xưa nay chưa có bao giờ. Họ liền hay đổ hai pho tượng. Trong lúc ấy còn nghe có tiếng nói rằng: – Vẫn tưởng kiếm cho no bụng, ai ngờ phải đến nát thân. Nhưng bầy ra mưu mẹo là tự lão thuỷ thần kia. Hắn là chủ mưu mà được thoát nạn còn chúng ta theo hắn mà phải chịu vạ, thật cũng đáng phàn nàn lắm. Đó rồi họ sai người đến miếu Thuỷ thần, thấy pho tượng thần đắp bằng đất, bỗng biến sắc, mặt tái đi như chàm đổ, mấy cái vẩy cá còn dính lèm nhèm trên mép, lại phá huỷ luôn cả pho tượng ấy. Quan huyện Văn Tư Lập dốc hết hòm rương để trả ơn, người kia chở nặng mà về. Từ đấy, yêu tà tuyệt tịch không còn thấy bóng tăm đâu nữa. (In trong Truyền kì mạn lục, Nguyễn Dữ, Trúc Khê Ngô Văn Triện dịch, NXB Văn hoá, 1962) a. Tóm tắt các sự việc chính được kể trong văn bản và xác định bối cảnh lịch sử xã hội của câu chuyện. b. Liệt kê các nhân vật xuất hiện trong truyện và cho biết (các) nhân vật nào là nhân vật được xây dựng bằng yếu tố kì ảo? Căn cứ vào đâu để em khẳng định như vậy? c. Những kẻ trộm cắp, quấy nhiễu cuộc sống của người dân ở Đông Triều thực chất là ai? Nhận xét về cách tác giả miêu tả các nhân vật này trong truyện. d. Phân tích vai trò của nhân vật Tư Lập, Vương tiên sinh, người thợ săn có công trong việc phát giác, trừ khử thủ phạm trộm cắp quấy nhiễu để mang lại cuộc sống yên bình cho người dân ở Đông Triều. đ. Nêu chủ đề và thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc. Theo em, yếu tố kì ảo có vai trò thế nào trong việc thể hiện chủ đề, thông điệp đó?
Giải thích tên viết tắt được in đậm trong các đoạn trích sau và cho biết đâu là tên viết tắt của tổ chức quốc tế: a. “Các bạn hãy xem cát như tiền và dòng sông là ngân hàng. Con người là khách vay, và hiện tại chúng ta đang mắc nợ đầm đìa, tức đã khai thác quá nhiều so với khả năng cung cấp tự nhiên của dòng sông”, ông Mác-Gấu-choi (Marc Goichot), Quản lí Chương trình Nước ngọt của WWF khu vực châu Á – Thái Bình Dương, nói. (Ngọc Tài – Hoàng Nam – Thu Hằng, Trả nợ dòng Mekong, https://onexpress.net/tra-no-dong-mekong-4641735.html, ngày 17.8.2023) b. Vào tháng 10/2022, WHO đã bày tỏ lo ngại về tình trạng gia tăng các ca mắc lao mới trên toàn thế giới vào năm 2021. Theo dữ liệu của WHO, khoảng 10,6 triệu người đã mắc căn bệnh này trong năm 2021. (TTXVN, WHO cảnh báo số ca tử vong do bệnh lao tại Châu Âu đang tăng trở lại, https://nhandan.vn/who-canh-bao-so-ca-tu-vong-do-benh-lao- tai-chau-au-dang-tang-tro-lai-post744595.html, ngày 24.3.2023) c. Với niềm đam mê, sự hết lòng với nghề và tâm nguyện được phụng sự cho sự nghiệp điện ảnh của Đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung, mảng phim Kí sự Truyền hình của TFS đã gây được tiếng vang và có đóng góp rất đáng kể. Chúng ta có thể dễ dàng kể ra hàng loạt tác phẩm kí sự như: Mekong kí sự, Kí sự hoả xa, Kí sự sông Hằng, Kí sự “Hành trình theo chân Bác”... (Thanh Nhàn, Huyền thoại “Mekong kí sự”, https://tozozo.hto.com.on/huyen-thoai-mekong-ky-su, ngày 1.5.2020)
Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu bên dưới: CHUYỆN TRÒ VỀ THƠ VỚI HUY CẬN Theo Phan Hoàng Huy Cận là một trong những cây đại thụ hiếm hoi còn sót lại của phong trào Thơ mới. Vừa đặt chân đến Hà Nội, chúng tôi (sáu người trong đoàn nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh) tham dự hội nghị công tác Nhà văn trẻ toàn quốc lần thứ IV, rời nhà khách Chính phủ để đến thắp hương cho nhà thơ Xuân Diệu và thăm nhà thơ Huy Cận. Buồn thay, nhà thơ Huy Cận vắng nhà. Nhưng rồi chúng tôi cũng đã được gặp ông trong hội nghị. Và ông đã dành riêng cho chúng tôi một cuộc chuyện trò thú vị về thơ. [...] – Cái tên Huy Cận không xa lạ gì đối với nền thi ca Việt Nam hiện đại. Nhưng để đi đến đỉnh cao vinh quang ấy, chàng Huy Cận bắt đầu từ đâu, thưa ông? – Hồi nhỏ tôi rất thích thơ. Quê hương tôi lại là vùng có truyền thống văn nghệ. Tôi sinh năm 1919, tại làng An Phú thuộc huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Bố tôi là một ông đồ Nho đậu Tam trường, có biết tiếng Tây. Ông đi làm hương sư, sau chán, trở về quê cày ruộng và mở lớp dạy chữ Hán. Bố tôi rất mê văn chương, thuộc Truyện Kiều kinh khủng và hay bình Kiều. Mẹ tôi cũng mê Kiều và nể phục tài của chồng. Còn cái làng tôi thì yêu văn nghệ vô cùng. Vào những đêm trăng thanh gió mát, nhất là vào mùa hè, thường là cả xóm kéo nhau ra bãi cát, gọi là bãi Giang, để hát dặm hát ví với nhau. Nam nữ thanh niên ứng khẩu những câu ví dặm rất hay, rất tình. Không khí thơ mộng chưa thấy ở bất cứ đâu. Và nhiều cuộc tình duyên cũng đã nảy nở, hình thành trong hoàn cảnh ấy. Nhà nghèo, nên tôi phải sớm vào Huế nhờ ông cậu nuôi ăn học. Lúc bấy giờ mới bảy tuổi, tôi chưa biết Kiều là gì. Nhưng đêm đêm, có ông quản gia nhà bà con với tôi nằm đọc Kiều sang sảng: “Đề huề lưng túi gió trăng/ Sau lưng theo một vài thằng con con...”. Tôi không biết “đề huề” là gì, “lưng túi” là gì, nhưng vẫn thấy rất hay. Tất cả những cái đó làm cho mình đâm ra thích thơ, mặc dù tôi là thằng học sinh giỏi cả khoa học nhân văn lẫn khoa học tự nhiên, nhưng rất mê thơ. – Ông bắt đầu làm thơ từ khi nào? – Lúc học ở Huế, năm lớp nhất thành chung, mười ba tuổi, tôi làm những bài thơ đầu tiên. Năm đệ tam, mười sáu tuổi, tôi mới có thơ đăng báo ở Huế như Tràng An, Sông Hương,... Đến năm mười tám tuổi, thơ tôi đăng liên tiếp ở báo Ngày nay. Và tôi bắt đầu nổi tiếng từ đó. – Là nhà thơ rất thành công về thể thơ lục bát, ông nghĩ gì về thể thơ này? – Lục bát là thể thơ rất Việt Nam, như là hơi thở của giống nòi. Theo nhận định của một số nhà nghiên cứu, phê bình văn học thì thơ Việt Nam có ba giai đoạn lục bát: lục bát của ca dao, lục bát của Nguyễn Du và lục bát của Huy Cận. Còn lục bát khác cũng có nhiều cái hay, nhưng nó không hẳn thành ra một giai đoạn lục bát. Tại sao tôi viết được lục bát như vậy? Trước tiên là mê Kiều. Nhưng mê Kiều thì cũng có nhiều người mê kia mà? Điều quan trọng là lục bát thấm vào tôi từ nhỏ với những bài ví dặm câu năm chữ xen những câu lục bát. Như bài Mẹ goá con côi cực hay: Cực lòng mẹ quá con ôi Đi thời thương tiếc phải ngồi nuôi con Ru duyên hời, phận hỡi Ru duyên hời, phận hỡi Ru duyên hời, phận hỡi Ru con ăn con nhởi Ru non nước tình chung Ru xuân hạ thu đông Ru bốn mùa ơ tình cảnh Bóng trăng lên xấp xách... – Theo ông, lục bát Huy Cận khác gì lục bát Nguyễn Bính? – Có loại lục bát vè. Có loại lục bát thơ. Lục bát của Nguyễn Bính và lục bát Huy Cận đều là lục bát thơ. Thơ lục bát của tôi cô đọng, đông đặc, nhưng không bí hiểm. So với Nguyễn Bính thì lục bát Huy Cận có phần cô đúc, sâu lắng hơn. Lục bát Nguyễn Bính gần với ca dao, có chất thơ. – Ông nghĩ gì về lục bát của các nhà thơ hôm nay? – Có nhiều bài lục bát tài tình đấy. Như Cây tre của Nguyễn Duy chẳng hạn. Kĩ thuật lục bát bây giờ của nhiều anh cũng tài cũng nhuyễn. Thế nhưng, để có cái hồn riêng của từng người thì thật khó. – Nhà thơ bây giờ như “lá rụng mùa thu”, nhưng ít người có cái “riêng” chứ chưa nói là hay. Vậy theo ông, một nhà thơ trước hết cần tố chất gì? – Tài năng. Anh bỏ hàng năm để làm một bài thơ, nhưng không có tài thì cũng hỏng. Nhưng tài năng thể hiện ở chỗ nào? Ở cảm xúc tổng thể, cảm xúc của trái tim, cảm xúc của cơ thể, cảm xúc của cả trí tuệ nữa, tức sự rung động về trí tuệ, vì nếu không thì anh làm xã luận, chứ không làm thơ được. – Xin cảm ơn ông! (In trong Phỏng vấn người Hà Nội, Phan Hoàng, NXB Trẻ, 2000) a. Văn bản trên có phải là một bài phỏng vấn không? Dựa vào đâu em xác định như vậy? b. Mục đích của văn bản này là gì? Hệ thống câu hỏi trong văn bản có giúp người phỏng vấn đạt được mục đích hay không? Vì sao? c. Xác định những thông tin cơ bản của văn bản. Nhan đề Chuyện trò về thơ với Huy Cận đã khái quát được nội dung của toàn văn bản chưa? Giải thích suy nghĩ của em. d. Có ý kiến cho rằng một người phỏng vấn giỏi phải biết ẩn mình khơi gợi, tạo cảm hứng cho nhân vật và người đọc. Theo em, người phỏng vấn trong văn bản trên đã đáp ứng được yêu cầu đó chưa? Phân tích một ví dụ để làm rõ ý kiến của em.
Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu bên dưới: NÉT ĐẶC TRƯNG CỦA VƯỜN QUỐC GIA MŨI CÀ MAU Theo Đào Thị Luyến, Hoàng Trà My, Hoàng Lan Anh Đất Mũi Cà Mau – nơi cực Nam của đất nước được khai phá vào cuối thế kỉ XVII, đầu thế kỉ XVIII, gắn liền với sự quân tụ của ba dân tộc: Kinh, Hoa, Kh'mer. Do vậy, nơi đây có sự giao thoa những nét sinh hoạt văn hoá đa sắc tộc được thể hiện qua nhiều phong tục, tập quán phong phú và đặc sắc. Xưa có người kể rằng, những cư dân nơi Mũi Cà Mau là những người hùng ở phía Bắc vì không chịu được sự bóc lột của đế quốc phong kiến đã bỏ làng, bỏ đất mà đi về phương Nam. Họ cứ đi, đi mãi tới Mũi Cà Mau, mảnh đất cuối cùng của đất nước vốn được thiên nhiên đặc biệt ưu đãi và dùng lại để sinh cơ, lập nghiệp. Càng gắn bó với đất, với rừng, họ càng thấu hiểu câu nói: “Đất lành chim đậu”, “Rừng là vàng, biển là bạc”,... Lịch sử hình thành, vị trí toạ lạc, diện tích Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau được thành lập năm 2002, năm trên địa bàn huyện Năm Căn và Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau, cách Thành phố Hồ Chí Minh gần 400km, nơi có cột mốc cuối cùng của Việt Nam trên đất liền, với tổng diện tích: 41862 ha, trong đó diện tích trên đất liền là 15 262 ha, diện tích ven biển là 26 600 ha – một vùng đất ngập mặn với quần thể thực vật chiếm ưu thế là cây đước, cây mắm. Đây là một hệ sinh thái rừng ngập mặn tự nhiên có giá trị rất cao về đa dạng sinh học, cảnh quan thiên nhiên, môi trường, văn hoá và lịch sử. Đến với Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau, nơi nghiên cứu về các loài chim nước ven biển của Việt Nam và vùng châu Á – Thái Bình Dương, du khách có thể thoả sức khám phá, tìm hiểu những nét đặc trưng độc đáo về địa lí tự nhiên và địa mạo tạo nên vùng sinh thái cửa sông, ven biển có một không hai ở Việt Nam. Sẽ thật là thú vị khi bạn được lênh đênh băng xuống máy trên các sông, rạch, với những buổi đi xuyên rừng đước, thoả thích chụp ảnh các loài chim, thú, hít thở bầu không khí trong lành và lắng nghe những âm thanh vọng về từ cây lá, chim muông,... Du khách cũng sẽ rất ngạc nhiên và thích thú khi được biết Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau chính là nơi bảo tồn “nguồn gen đặc hữu quý hiếm” với 22 loài thực vật ngập mặn đã được phát hiện. Nơi đây hiện có hơn 100 loài động vật quý hiếm đang sinh sống. Quần thể động thực vật phong phú Do điều kiện thiên nhiên đặc trưng nên hệ động vật của Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau rất phong phú, đa dạng với lớp thú có 13 loài thuộc 9 họ, trong đó có hai loài trong Sách đỏ thế giới IUCN' là khỉ đuôi dài và con cà khu. Một số loài phổ biến thường gặp là rái cá, sóc, chồn, khỉ,... Hằng năm, vào tháng Tám, những đàn chim di cư về rừng được làm tổ, sớm chiều theo con nước kiếm ăn, bầu trời rừng đước lại rộn rã như ngày hội. Lớp chim ở Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau có hơn 74 loài thuộc 23 họ, trong đó có 5 loài có trong Sách đỏ của IUCN gồm cò Trung Quốc, bồ nông chân xám, giang sen, rẽ mỏ cong hông nâu và quắn trắng. Theo thống kê của các nhà khoa học ở Đất Mũi, mỗi năm đất nơi đây lấn biển khoảng 100 mét, đi theo quá trình bồi tụ là sự sống của cây cỏ và các loài sinh vật. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi nơi đây bạt ngàn rừng ngập mặn, tiếng lá cây và tiếng gió biển hoà quyện vào nhau trong một không gian thanh bình, yên ả. Phải đến với Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau mới thấy hết vẻ đẹp của những dãy rừng ngập mặn trù phú dọc theo bờ biển và bờ sông như những bức tường phòng hộ, chống gió, chống xói lở. Những loài cây ngập mặn tiên phong có tác dụng thúc đẩy quá trình lắng đọng phù sa, tích tụ mới ở biển. Điều kiện tự nhiên nơi đây cũng đã ngẫu nhiên tạo ra một môi trường sinh trưởng, phát triển lí tưởng cho các loài tôm cá và nhuyễn thể. Mũi đất hướng ra biển Nhìn trên bản đồ Việt Nam, mũi đất chỉ là một doi đất hơi nhọn hướng ra biển về phía tây, nhưng thực tế tại đây lại là một khoảng không gian rộng lớn, nơi đất mới bồi là một bãi sình lầy bằng phẳng, sâu trong đất liền là rừng được xanh ngút ngàn. Phải phóng tầm mắt thật xa mới thấy thấp thoáng xóm Đất Mũi nằm lẫn với rừng cây. Còn khi nhìn về phía biển trong cái nắng chói chang có thể thấy mờ mờ hình dáng Hòn Khoai ngoài khơi xa. Không những thế, từ vọng hải đài, phóng tầm mắt ra khoi quay mặt hứng luồng gió biển lồng lộng, hít thật sâu vào hai lá phổi, du khách tưởng chừng như ngửi được mùi cá, mùi muối đặc trưng của vùng nước mặn mà từ đó cảm thấy Tổ quốc mình thật gần gũi, mến yêu. Đất Mũi được nhắc đến như một vùng đất thiêng liêng trong tâm thức người Việt Nam và trong đời, ai cũng ước một lần được đến. Nơi đây có hệ sinh thái rừng ngập mặn rất đa dạng và phong phú. Đến với Mũi Cà Mau, du khách được thăm cột mốc toạ độ quốc gia, ngắm rừng, ngắm biển, tham quan khu mô phỏng làng rừng kháng chiến; chụp hình dưới chân biểu tượng Mũi Cà Mau và được chiêm ngưỡng nhiều điều kì thú khi hoàng hôn buông xuống, ráng chiều ẩn hiện trên vùng trời biển bao la. Bên trái là biển Đông, bên phải là biển Tây, đứng ở Mũi Cà Mau, du khách như đang đứng trên mũi tàu khổng lồ của Tổ quốc rẽ sóng ra khơi. (Theo Hỏi – đáp về những cánh rừng và vườn quốc gia Việt Nam, Đào Thị Luyến, Hoàng Trà My, Hoàng Lan Anh, NXB Quân đội nhân dân, 2009, tr. 178 – 181) a. Mục đích viết của văn bản Nét đặc trưng của Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau là gì? Những đặc điểm nào của văn bản đã giúp em nhận ra mục đích ấy? b. Văn bản đã trình bày những thông tin cơ bản nào? Nhan đề của văn bản có mối quan hệ như thế nào với những thông tin cơ bản ấy? c. Xác định cách trình bày thông tin của phần văn bản: “Quần thể động thực vật phong phú. phát triển lí tưởng cho các loài tôm cá và nhuyễn thể”. Tác dụng của cách trình bày thông tin ấy trong văn bản là gì? d. Tìm ít nhất một chi tiết quan trọng mà tác giả đã sử dụng để làm rõ nét đặc trưng của Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau. Em đánh giá như thế nào về vai trò của chi tiết ấy trong toàn văn bản? đ. Xác định loại phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản và vai trò của chúng trong việc biểu đạt thông tin của văn bản. e. Qua thông tin “Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau chính là nơi bảo tồn “nguồn gen đặc hữu quý hiếm” với 22 loài thực vật ngập mặn đã được phát hiện”, em có suy nghĩ gì về trách nhiệm và vai trò của cá nhân trong việc bảo tồn các giá trị nổi bật của những khu vườn quốc gia?