Danh sách câu hỏi
Có 25,763 câu hỏi trên 516 trang
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
THÔNG ĐIỆP NHÂN NGÀY THẾ GIỚI
PHÒNG CHỐNG AIDS, 01-12-2003
Cô-phi An-nan (Kofi Annan)
Cách đây hai năm, các quốc gia trên thế giới đã nhất trí rằng để đánh bại căn bệnh HIV/AIDS, cần phải có sự cam kết, nguồn lực và hành động. Tại phiên họp đặc biệt vào năm 2001 của Đại hội đồng Liên hợp quốc về HIV/AIDS, các quốc gia đã nhất trí thông qua Tuyên bố về Cam kết phòng chống HIV/AIDS, trong đó đưa ra một loạt mục tiêu cụ thể kèm theo thời hạn để chiến đấu chống lại dịch bệnh này.
Ngày hôm nay, chúng ta đã cam kết và các nguồn lực đã được tăng lên. Song những hành động của chúng ta vẫn quá ít so với yêu cầu thực tế.
Đến thời điểm này, ngân sách dành cho phòng chống HIV đã được tăng lên một cách đáng kể, nhờ vào sự cam kết đóng góp tại từng quốc gia. Đồng thời, vấn đề thành lập Quỹ toàn cầu về phòng chống AIDS, lao và sốt rét cũng đã được thông qua. Đại đa số các nước đã xây dựng chiến lược quốc gia phòng chống HIV/AIDS của mình. Ngày càng có nhiều công ty áp dụng chính sách phòng chống HIV/AIDS tại nơi làm việc. Nhiều nhóm từ thiện và cộng đồng đã luôn đi đầu trong cuộc chiến chống AIDS, hiện đang hoạt động tích cực trong việc phối hợp chặt chẽ với chính phủ và các tổ chức khác để cùng nhau ứng phó với bệnh dịch này.
Nhưng cũng chính lúc này, dịch HIV/ AIDS vẫn hoành hành, gây tỉ lệ tử vong cao trên thế giới và có rất ít dấu hiệu suy giảm. Trong năm qua, mỗi phút đồng hồ của một ngày trôi đi, có khoảng 10 người bị nhiễm HIV. Ở những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất, tuổi thọ của người dân bị giảm sút nghiêm trọng. HIV/AIDS đang lây lan với tốc độ báo động ở phụ nữ. Giờ đây phụ nữ đã chiếm tới một nửa trong tổng số người nhiễm trên toàn thế giới. Bệnh dịch này đang lan rộng nhanh nhất ở chính những khu vực mà trước đây hầu như vẫn còn an toàn – đặc biệt là Đông Âu và toàn bộ châu Á, từ dãy núi U-ran (Ural) đến Thái Bình Dương.
Chúng ta đã không hoàn thành được một số mục tiêu đề ra cho năm nay theo Tuyên bố về Cam kết phòng chống HIV|AIDS. Nhưng điều quan trọng hơn là chúng ta đã bị chậm trong việc giảm quy mô và tác động của dịch so với chỉ tiêu đã đề ra cho năm 2005. Lẽ ra chúng ta phải giảm được 1/4 số thanh niên bị nhiễm HIV ở các nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất; lẽ ra chúng ta phải giảm được một nửa trẻ sơ sinh bị nhiễm; và lẽ ra chúng ta phải triển khai các chương trình chăm sóc toàn diện ở khắp mọi nơi. Với tiến độ như hiện nay, chúng ta không đạt được bất kì mục tiêu nào vào năm 2005.
Rõ ràng, chúng ta phải nỗ lực nhiều hơn nữa để thực hiện cam kết của mình bằng những nguồn lực và hành động cần thiết. Chúng ta không thể tuyên bố rằng những thách thức cạnh tranh có ý nghĩa quan trọng hơn và cấp bách hơn. Chúng ta phải đưa vấn đề AIDS lên vị trí hàng đầu trong chương trình nghị sự về chính trị và hành động thực tế của mình.
Đó là lí do chúng ta phải công khai lên tiếng về AIDS. Dè dặt, từ chối đối mặt với sự thật không mấy dễ chịu này, hoặc vội vàng phán xét đồng loại của mình, chúng ta sẽ không đạt được đến độ hoàn thành các mục tiêu đề ra, thậm chí chúng ta còn bị chậm hơn nữa, nếu sự kì thị và phân biệt đối xử vẫn diễn ra đối với những người nhiễm HIV/AIDS. Hãy đừng để một ai đó có ảo tưởng rằng chúng ta có thể bảo vệ được chính mình bằng cách dựng lên các bức rào chắn ngăn cách giữa “chúng ta” và “họ”. Trong thế giới khốc liệt của AIDS, không có khái niệm “chúng ta” và “họ”. Trong thế giới đó, im lặng đồng nghĩa với cái chết.
Nhân Ngày Thế giới phòng chống AIDS năm nay, tôi kêu gọi các bạn hãy cùng tôi lên tiếng thật to và dõng dạc về HIV/ AIDS. Hãy cùng tôi đánh đổ các thành luỹ của sự im lặng, kì thị và phân biệt đối xử đang vây quanh bệnh dịch này.
Hãy sát cánh cùng tôi, bởi lẽ cuộc chiến chống lại HIV / AIDS bắt đầu từ chính các bạn.
(In trong Ngữ văn 12, tập một, Phan Trọng Luận (Tổng Chủ biên),
NXB Giáo dục, 2009)
a. Vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong văn bản. Em ấn tượng với lí lẽ, bằng chứng nào nhất?
b. Em có tán thành với ý kiến: “Trong thế giới khốc liệt của AIDS, không có khái niệm “chúng ta” và “họ”. Trong thế giới đó, im lặng đồng nghĩa với cái chết” không? Vì sao? Từ đó, em có nhận xét gì về những giải pháp được nêu ở cuối văn bản?
c. Thông điệp gọi ra từ văn bản có còn ý nghĩa đối với cuộc sống hôm nay không? Tìm những ví dụ từ thực tế để làm sáng tỏ ý kiến của em.
d. Hãy thiết kế một sản phẩm truyền thông (bài báo, đoạn phim ngắn, infographic, tranh cổ động,...) để tuyên truyền về phòng chống phân biệt đối xử đối với người nhiễm HIV / AIDS.
Trong các câu sau, câu nào đúng, câu nào sai về ngành dịch vụ ở Bắc Trung Bộ?
a) Bắc Trung Bộ có đầy đủ các loại hình giao thông như đường ô tô, đường sắt, đường biển, đường sông, đường hàng không.
b) Năm 2021, khối lượng hàng hoá vận chuyển của Bắc Trung Bộ đứng thứ hai sau Đồng bằng sông Hồng.
c) Số lượng khách du lịch trong nước và quốc tế đến Bắc Trung Bộ có xu hướng giảm.
d) Các loại hình du lịch của Bắc Trung Bộ đa dạng, như du lịch biển, du lịch di sản, du lịch sinh thái,…
e) Cảng hàng không Vinh, Phú Bài; cảng biển Thanh Hoá, Nghệ An, Thừa Thiên Huế giúp Bắc Trung Bộ phát triển kinh tế theo hướng mở.
Cho bảng số liệu sau:
CƠ CẤU GRDP (GIÁ HIỆN HÀNH) CỦA BẮC TRUNG BỘ NĂM 2015 VÀ 2021
(Đơn vị: %)
Năm
Cơ cấu GDP
2015
2021
Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản
22,5
18,5
Công nghiệp và xây dựng
28,5
37,7
Dịch vụ
43,0
37,4
Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm
6,0
6,4
(Nguồn: Niên giám thống kê các tỉnh năm 2016, 2022)
a) Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu GRDP (giá hiện hành) của Bắc Trung Bộ năm 2015 và 2021.
b) Nhận xét sự chuyển dịch cơ cấu GRDP (giá hiện hành) của Bắc Trung Bộ năm 2021 so với năm 2015.
k) Các khu kinh tế ven biển Nghi Sơn, Vũng Áng, Hòn La, Chân Mây – Lăng Cô lần lượt thuộc các tỉnh nào sau đây?
A. Thanh Hoá, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế.
B. Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình. Girine or
C. Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế.
D. Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.
Cho bảng số liệu sau:
QUY MÔ VÀ CƠ CẤU GRDP CỦA VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM BẮC BỘ NĂM 2010 VÀ 2021
Năm
Chỉ số
2010
2021
Quy mô (nghìn tỉ đồng)
629,6
2 249,2
Cơ cấu GRDP (%)
- Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản
- Công nghiệp và xây dựng
- Dịch vụ
- Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm
100
6,5
29,4
50,1
14,0
100
3,9
42,2
43,8
10,1
(Nguồn: Tổng cục Thống kê năm 2011, 2022)
a) Vẽ biểu đồ thể hiện quy mô và cơ cấu GRDP của Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ năm 2010 và 2021.
b) Nhận xét về sự thay đổi quy mô và cơ cấu GRDP của vùng.
Cho bảng số liệu sau:
DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG VÀ SẢN LƯỢNG CÂY LƯƠNG THỰC CÓ HẠT GIÁ CỦA VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG GIAI ĐOẠN 2010 – 2021
Năm
2010
2015
2021
Diện tích gieo trồng (triệu ha)
- Trong đó: Lúa
1,24
1,15
1,20
1,11
1,03
0,97
Sản lượng (triệu tấn)
-Trong đó: Lúa
7,2
6,8
7,2
6,7
6,3
6,0
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2011, 2016, 2022)
a) Trong cơ cấu cây lương thực có hạt ở vùng Đồng bằng sông Hồng giai đoạn 2010 – 2021, diện tích và sản lượng lúa chiếm tỉ trọng bao nhiêu?
b) Nhận xét về cơ cấu diện tích gieo trồng và sản lượng lúa của của vùng Đồng bằng sông Hồng giai đoạn 2010 – 2021. Giải thích sự thay đổi diện tích và sản lượng lúa ở vùng Đồng bằng sông Hồng.
Hãy sử dụng những dữ liệu sau để hoàn thành đoạn thông tin về vị thế của Thủ đô Hà Nội.
phát triển 13% lớn hàng đầu 41% đầu não
Thủ đô Hà Nội có vị thế đặc biệt quan trọng đối với vùng Đồng bằng sông Hồng và cả nước. Hà Nội là trung tâm (1)............ chính trị – hành chính quốc gia, là trung tâm (2)......... về kinh tế, văn hoá, khoa học, giáo dục, giao dịch quốc tế,...
Năm 2021, tổng sản phẩm của Hà Nội chiếm khoảng (3)........... GRDP toàn vùng Đồng bằng sông Hồng và khoảng (4)...................... GDP cả nước. Hà Nội thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và có trị giá xuất khẩu đứng (5).................... cả nước.
Hà Nội có sức lan toả, thúc đẩy vùng Đồng bằng sông Hồng, Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước cùng phát triển. Trong tương lai, Hà Nội phấn đấu phát triển ngang tầm thủ đô các nước (6).............. trong khu vực.
h) Trung tâm du lịch lớn của vùng Đồng bằng sông Hồng là
A. Hà Nội, Hạ Long, Bắc Ninh, Hưng Yên.
B. Hà Nội, Hải Phòng, Hạ Long, Ninh Bình.
C. Hà Nội, Ninh Bình, Vĩnh Yên, Nam Định.
D. Thái Bình, Ninh Bình, Hà Nội, Hạ Long.