Danh sách câu hỏi

Có 4,848 câu hỏi trên 97 trang
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: KHÔNG CÒN AI KHỐN KHỔ HƠN ANH (Trích Âm mưu và ái tình) Si-le (Sile/ Schiller) Âm mưu và ái tình là một trong những vở kịch gây xúc động sâu sắc nhất của Si-le (nhà soạn kịch nổi tiếng người Đức). Cốt truyện như sau: Phúc-đi-năng (Ferdinand) là một thanh niên giàu ý chí tự do, con trai tể tướng Phôn Van-te (Von Walter). Bất chấp thành kiến xã hội, sự phân biệt đẳng cấp, chàng quyết tâm lấy Luy-dơ (Luise), cô gái mà chàng yêu tha thiết, con của nhạc công Min-le (Miller) làm vợ. Tể tướng Van-te kiên quyết chống lại cuộc tình duyên này. Ông bắt Phéc-đi-năng phải cầu hôn nàng Min-pho (Milford), nhân tình của Hoàng thân mà Hoàng thân đang muốn rũ bỏ. Bất bình, phẫn nộ, Phéc-đi-năng doạ sẽ tố cáo tội ác giết quan tể tướng trước đây của cha nếu ông cứ khăng khăng ép chàng bỏ người mà mình yêu quý để lấy ả “gái điếm thượng lưu” kia. Tể tướng Van-te dùng kế li gián Phéc-đi-năng với Luy-dơ do tên thư kí Vuôm (Wurm) dàn dựng. Chúng bắt giam vợ chồng nhạc công Min-le và ra điều kiện với Luy-dơ: Nếu nàng thuận viết một lá thư hò hẹn gặp gỡ với Thị vệ trưởng Ka-bơ (Calb, kẻ mà nàng chưa hề quen biết) thì bố mẹ nàng sẽ được thả ra. Vì muốn cứu bố mẹ, Luy-dơ đành phải viết thư theo lời đọc của chúng và thề giữ kín việc này. Chúng làm như vô tình để bức thư đó rơi vào tay Phéc-đi-năng. Phéc-đi-năng ngờ vực sự trong trắng, ngây thơ và chung thuỷ của Luy-dơ. Trong khi đó, vì lo sợ cho tính mạng của bố mẹ, Luy-dơ đành phải cắn răng chịu đựng nỗi đau oan ức. Nghĩ rằng Luy-dơ đã phản bội niềm tin và tình yêu của mình, Phéc-đi-năng bèn lén bỏ thuốc độc vào cốc nước rồi cả hai người cùng uống. Mãi khi biết mình sắp chết, Luy-dơ mới dám nói lên sự thật về lá thư oan nghiệt kia. Phân Van-te và tay chân của hắn đã hiện nguyên hình là một lũ mặt người dạ sói, độc ác, quỷ quyệt và ti tiện. Tỉnh ngộ, Phéc-đi-năng vùng lên. Chàng muốn trừng phạt người cha đao phủ cùng với “lũ dòi bọ. Nhưng thuốc độc đã ngấm, chàng gục xuống bên xác người yêu với niềm tin tưởng rằng từ nay họ sẽ bên nhau mãi mãi. Văn bản đã được điều chỉnh một vài từ ngữ cho phù hợp với học sinh. Không còn ai khốn khổ hơn anh! là cảnh gần kết thúc của vở kịch. Trước đó là cảnh Phéc-đi-năng đến nhà ông Min-le, gặp ông để bày tỏ lòng thương xót đối với cảnh ngộ gia đình họ. Phéc-đi-năng đã rắp tâm dùng thuốc độc để giết chết Luy-dơ, trừng phạt tội phản bội của nàng như chàng lầm tưởng, rồi sau đó chàng cũng tự sát theo nàng. Chàng đã bỏ thuốc độc vào li nước chanh và bảo nàng uống trước rồi chàng sẽ uống nốt phần còn lại. Phéc-đi-năng (giọng mệnh lệnh): – Uống đi! (Luy-dơ miễn cưỡng nâng cốc, và uống – Phéc-đi-năng tái mặt quay vụt đi, khi thấy nàng đưa cốc lên môi, chàng vội vã lui vào một góc phòng). Luy-dơ: – Tôi thấy cốc nước này uống được đấy chứ! Phéc-đi-năng (rùng mình, không quay lại): – Càng thoải mái cho ngươi. Luy-dơ (sau khi đã đặt cốc nước xuống): - Ôi, Van-te, ông biết đâu rằng ông đã sỉ nhục linh hồn tôi ghê gớm biết chừng nào! Phéc-đi-năng: - Hừ! Luy-dơ: – Ông Van-te, rồi sẽ đến lúc... Phéc-đi-năng (lại trở về đằng trước): – Ồ, chúng ta xong chuyện với thời gian rồi. Luy-dơ: – Vâng, rồi sẽ đến lúc mà những việc buổi tối hôm nay sẽ đè nặng lên trái tim ông... Phéc-đi-năng (bắt đầu bồn chồn đi đi lại lại, vẻ bứt rứt hơn, cởi thanh gươm và dây đeo ném ra xa): – Hãy ngủ ngon hỡi sứ mệnh của cung đình! Luy-dơ: – Trời ơi, ông làm sao thế? Phéc-đi-năng: – Bức bối, chật chội quá! Ta muốn cho thoáng một chút. Luy-dơ: – Uống đi, uống đi! Cốc nước này sẽ làm cho ông mát mẻ, dễ chịu hơn. Phéc-đi-năng: – Ừ, đã hẳn rồi, nó sẽ khiến ta mát mẻ, dễ chịu hơn. Hừ, một đứa con gái hư hỏng mà cũng biết có lòng ái ngại... Lòng chúng nó đứa nào mà chả thế! Luy-dơ (với một vẻ yêu thương vô hạn, chạy vào vòng tay yêu thương của Phúc-đi-năng): - Anh nói Luy-dơ của anh những lời như vậy ư, anh Phéc-đi-năng? Phéc-đi-năng (đẩy nàng ra xa): – Xéo đi, xéo đi! Lánh xa ta đi hỡi cặp hiện nguyên hình xấu xa, khủng khiếp của ngươi đi! Hỡi loài trùng đốn mắt dịu dàng thảm thiết này! Trời, ta sa ngã mất! Hỡi con rắn độc, hãy mạt, hãy chồm lên người ta đi! Hãy trải ra trước mắt ta và hãy vươn cao lên đến tận trời những khúc rắn quái gở của người đi! Hãy phơi bày ra đây phần xấu xa, gớm ghiếc mà vực thẳm địa ngục vẫn hằng ngắm nghía ngươi... Đừng là thiên thần nữa! Muộn quá rồi! Ta phải giẫm nát ngươi như một con rắn độc hoặc phải chìm đắm trong tuyệt vọng... Ôi thương hại thay cho ta! Luy-dơ: – Trời! Đến nông nỗi này sao? Phéc-đi-năng (liếc nhìn nàng): - Cái công trình tuyệt diệu này của tay Thợ Trời... Ai có ngờ đâu... Ai nỡ tin được rằng... (nắm lấy tay Luy-do và giơ lên trời). Hỡi tạo hoá, ta không muốn có ý nghĩ đòi Người đến trước mặt ta để nghe ta chất vấn! Nhưng sao Người lại chứa thuốc độc trong cái bình đẹp đẽ như thế này? Sao nó lại sinh sôi, nảy nở trong miền trời dịu dàng đến thế này được? Thực là quá đỗi lạ lùng! Luy-dơ: – Chao ôi! Tai nghe những lời cay đắng này mà phải lặng câm! Phéc-đi-năng: – Lại còn cái giọng thấm thía ngọt ngào kia nữa!... Dây đàn đứt nát, mà sao lại nảy lên được những âm thanh êm dịu tới bậc này! (Mắt say sưa, chăm chú nhìn Luy-dơ) – Tất cả đẹp đẽ đến thế, cân đối đến thế, hoàn thiện đến tuyệt trần... Tất cả đều là công trình của phút cảm hứng đắc ý nhất của tạo hoá! Ta nói có trời! Dường như vũ trụ này sinh ra là để gây hứng khởi cho tạo hoá dụng công trình kiệt tác này của Người... Vậy ra chỉ trong linh hồn người đàn bà này là Chúa có sự lầm lẫn chăng? Có thể nào một linh hồn méo lệch, quái gở đến thế lại trú ngụ trong một thể xác toàn mĩ như thế này được chăng? (Đột ngột rời xa nàng). Hay là đấng tạo hoá chợt nhận ra ngọn dao điêu khắc của mình đã lỡ dựng lên một thiên thần, Người liền vội vã sửa lại cái lầm mà đặt vào công trình của Người một trái tim càng quỷ quái hơn? Luy-dơ: – Cương ngạnh và ác độc! Chàng đang chửi rủa Chúa, chứ không chịu nhận rằng mình đã buông những lời xét đoán quá vội vàng! Phéc-đi-năng (Chạy lại ôm cổ Luy-dơ khóc nức nở): – Thêm một lần nữa, Luy-dơ! Thêm một lần nữa thôi, như ngày chúng ta hôn nhau lần đầu tiên, khi lần đầu tiên em thì thầm gọi “anh”! Ôi, trong giây phút ấy đã chứa đựng hạt giống của những niềm vui vô cùng vô tận không lời nào diễn tả nổi, trong một nụ hôn... Khi ấy vĩnh cửu đã hiện ra trước mắt chúng ta tưng bừng như một ngày tháng Năm rực rỡ. Khi ấy, những thiên kỉ hoàng kim đã nhảy múa vui say như những đôi tình nhân trước linh hồn chúng ta! Ôi, khi ấy anh đã là kẻ hạnh phúc. Luy-dơ! Luy-dơ sao em nỡ làm điều ấy đối với anh? Luy-dơ: – Khóc đi, khóc đi, Van-te! Nỗi đau thương của anh công bằng đối với em hơn là cơn giận dữ của anh. Phéc-đi-năng: – Cô làm rồi, đây không phải là những giọt nước mắt đau thương! Đây không phải là giọt sương ấm áp, khoái lạc có sức thấm đượm hương thơm vào những vết thương của linh hồn, và làm sống động bánh xe cảm xúc đã cứng đờ. Đây là những giọt cô đơn, giá ngắt như băng... Đây là lời vĩnh biệt khủng khiếp đối với tình yêu của ta. (Giọng trang nghiêm dữ dội, nặng nề đặt tay lên đầu Luy-dơ). Luy-dơ! Đó là những giọt nước mắt của ta khóc linh hồn cô... Những giọt nước mắt ta khóc than đấng tạo hoá mà lòng nhân từ vô cùng đến đây đã thất bại và bởi một ý oái oăm đã bỏ dở dang cái tác phẩm đáng lẽ là huy hoàng nhất của Người. Ôi, dường như cả tạo vật sẽ phải choàng tấm khăn tang, sẽ phải sửng sốt kinh hoàng trước tai biến đã xảy ra giữa lòng tạo vật... Con người ta sa ngã, và đánh mất thiên đường, đó là điều thường thấy; nhưng khi ôn dịch lại hoành hành ngay trong các thiên thần, thì khi đó, ôi, khi đó cần phải nổi hiệu báo tang trong khắp cả tạo vật. Luy-dơ: – Van-te, xin đừng dồn tôi đến chỗ cùng đường. Linh hồn tôi có sức mạnh không kém bất kì ai, nhưng xin đừng bắt tôi phải chịu thử thách quá sức chịu đựng của loài người. Van-te, một lời nữa thôi, rồi chúng ta hãy xa lìa nhau đi! Một số mệnh ghê gớm đã gieo sự hỗn loạn vào tiếng nói của trái tim chúng ta. Nếu em có quyền mở miệng, thì em sẽ nói anh nghe những điều... em sẽ có thể... Nhưng số mệnh khắc nghiệt đã trói chặt miệng lưỡi em và tình yêu của em. Em đành phải chịu để anh hành hạ em như một đứa con gái hư hỏng, đê hèn. Phéc-đi-năng: – Cô tự thấy cô có thoải mái không, Luy-dơ? Luy-dơ: – Sao ông lại hỏi tôi câu ấy? Phéc-đi-năng: – Bởi vì nếu không phải như vậy thì ta rất lấy làm tiếc rằng sẽ phải thấy cô đi khỏi nơi này mà lương tâm còn nặng trĩu một điều gian dối. Luy-dơ: – Tôi xin thề với ông, ông Van-te... Phéc-đi-năng (xúc động dữ dội): – Không, không! Như vậy thì sự trả thù này ma quỷ quá! Không, xin Chúa tránh cho ta điều đó! Ta không muốn trả thù như vậy ở cả thế giới bên kia... Luy-dơ! Cô có yêu Thị vệ trưởng không? Cô sẽ không ra khỏi gian phòng này được nữa đâu! Luy-dơ: – Ông muốn hỏi gì thì hỏi, tôi sẽ không trả lời nữa (ngồi xuống). Phéc-đi-năng (càng thêm nghiêm nghị): – Hãy nghĩ đến linh hồn vĩnh cửu của em, em không thể... Luy-dơ! Cô có yêu Thị vệ trưởng không? Cô sẽ không ra khỏi gian phòng này được nữa đâu. Luy-dơ: – Tôi sẽ không trả lời nữa. Phéc-đi-năng (hoảng loạn cực độ, quỳ sụp xuống chân Luy-dơ): – Luy-dơ, cô có yêu Thị vệ trưởng không? Trước khi ngọn đèn này tắt... cô sẽ phải... đứng trước mặt Chúa rồi! Luy-dơ (vùng đứng dậy, kinh sợ): – Giê-xu! Sao?... Tôi thấy khó chịu quá! (ngã người xuống ghế). Phéc-đi-năng: – Nhanh chóng đến thế sao? Cái giống đàn bà các người thật là điều bí ẩn muôn đời! Thân hình mỏng manh của họ vững vàng chẳng núng trước những tội ác có sức đục khoét loài người đến tận gốc rễ, vậy mà một hạt nhân ngôn đã đủ quật ngã họ rồi! Luy-dơ: – Thuốc độc! Thuốc độc! Trời đất ơi! Phéc-đi-năng: – Có lẽ đúng đấy. Cốc nước chanh của cô đã được địa ngục thêm gia vị, và cô vừa mới nâng cốc chúc sức khoẻ thần Chết đó. Luy-dơ: – Phải chết, phải chết ư? Hỡi Chúa vô cùng nhân từ! Trong nước chanh có thuốc độc! Tôi chết mất! Lạy Chúa vô cùng nhân từ, xin thương xót linh hồn tôi. Phéc-đi-năng: – Đó chính là điều cần nhất! Ta cũng cầu xin nơi Chúa điều đó. Luy-dơ: – Còn mẹ tôi... còn cha tôi... Lạy Chúa cứu thế xin thương xót cha mẹ tôi! Ôi, người cha tội nghiệp vô vọng của tôi! Không còn cứu được nữa sao? Cuộc đời non trẻ của tôi không còn cứu được nữa sao? Tôi phải ra đi rồi ư? Phéc-đi-năng: – Không, không thể nào cứu được nữa. Cô phải ra đi rồi... Nhưng hãy yên tâm, chúng ta sẽ cùng đi với nhau. Luy-dơ: – Cả anh nữa ư, Phéc-đi-năng? Thuốc độc... Phéc-đi-năng Thuốc độc do chính tay anh ư! Lạy Chúa xin tha thứ cho chàng! Xin Chúa nhân từ xoá tội cho chàng! Phéc-đi-năng: – Hãy cứ lo món nợ của chính thân cô đi! Ta lo rằng món nợ ấy không dễ gì trang trải được đâu. Luy-dơ: – Phéc-đi-năng! Phéc-đi-năng! Ôi, bây giờ em không thể cảm lặng được nữa... cái chết... cái chết cởi hết mọi lời thề'... Phéc-đi-năng ơi, nữa! Anh Phéc-đi-năng ơi, em chết oan! lúc này đây, trong khắp cõi trời đất này không còn ai khốn khổ hơn anh Phéc-đi-năng (giật mình, kinh hãi): – Nàng vừa nói gì vậy! Những kẻ ra đi trong cuộc lữ hành ghê gớm này vẫn không có thói quen mang theo sự gian dối. Luy-dơ: – Em không nói dối, em không nói dối!... Cả đời em, em chỉ nói dối có một lần... Trời ơi, băng giá rùng rợn đang luồn vào mạch máu ta... Em chỉ nói dối một lần khi em viết bức thư cho Thị vệ trưởng. Phéc-đi-năng: - A, bức thư.... Cảm tạ Chúa! Ta lại khôi phục được sức quả quyết nam nhi của ta rồi. Luy-dơ (lưỡi đã ríu lại, ngón tay bắt đầu run giật, co rút): – Bức thư ấy... anh hãy đứng vững mà nghe một lời khủng khiếp... Tay em đã viết những điều mà lòng em nguyền rủa. Bức thư ấy...là do cha anh đọc bắt em viết. (Phéc-đi-năng đứng sững như pho tượng bị chôn chân xuống đất. Ngừng lặng như chết, dài dặc. Rồi chàng ngã vật xuống đất như bị sét đánh). Luy-dơ: – Ôi, sự hiểu lầm đáng thương!... Anh Phéc-đi-năng ơi, người ta đã cưỡng bức em... anh tha tội cho em... Luy-do của anh đã muốn thà chọn cái chết còn hơn..., nhưng cha em... gặp nguy hiểm... Ôi! Chúng nó thực xảo quyệt vô cùng. Phéc-đi-năng (bật dậy, ghê gớm): – Cảm tạ Chúa! Thuốc độc vẫn chưa ngấm vào ta! (tuốt gươm). Luy-dơ (yếu dần, gục xuống): – Trời! Anh định làm gì vậy? Người ấy là cha anh... Phéc-đi-năng (điên cuồng, giận dữ): – Tên giết người đã đẻ ra tên giết người!... Mi cũng phải chết, để cho đấng phán xét tối cao chỉ trút con thịnh nộ lên đầu tên ác phạm (định ra). Luy-dơ: – Đấng cứu thế của ta khi hấp hối cũng đã từng tha thứ... Xin Người tha tội cho anh và cha anh!... (Nàng thở hơi cuối cùng). Phéc-đi-năng (quay phắt lại, trông thấy cử động cuối cùng của nàng khi hấp hối; đau đớn ngã gục xuống cạnh nàng): – Dừng lại, dừng lại đã! Đừng bỏ anh, hỡi đấng thiên thần của trời cao! (nắm tay nàng, lại vội buông xuống) – Đã lạnh ngắt và ẩm ướt, linh hồn nàng đã lìa xa rồi (đứng bật dậy). Ôi, hỡi Chúa trời của em... Luy-dơ... ta...! Xin tha tội cho cái đứa giết người ghê tởm hơn hết mọi đứa giết người! Đó là lời khẩn cầu cuối cùng của nàng! Cái xác không hồn này vẫn còn xinh đẹp, đáng yêu biết chừng nào! Thần Chết cũng phải cảm động vì nhan sắc tuyệt mĩ của nàng, đã nương nhẹ khi chạm đến đôi má xinh tươi này... Vẻ dịu hiền vô cùng này không hề giả dối; vẻ dịu hiền vô cùng này đã cưỡng lại được cả sự chết (một lát). Nhưng sao vẫn chưa cảm thấy thuốc độc ngấm vào ta? Sức trai tráng của ta muốn cứu ta chăng? Uổng công vô ích thôi! Ta không muốn như vậy (nắm lấy cốc). (In trong Những tên cướp, Nguyễn Đình Nghi dịch, NXB Văn học, 1983) a. Tóm tắt nội dung, xác định xung đột, hành động kịch trong văn bản. b. Chỉ ra những mâu thuẫn được thể hiện trong vở kịch và cho biết các mâu thuẫn đó tác động qua lại với nhau như thế nào. c. Phân tích tính cách của nhân vật Phéc-đi-năng. d. Theo em, nét nổi bật trong tính cách của Luy-dơ được thể hiện trong văn bản là gì? Phân tích một số chi tiết trong văn bản để làm rõ nét tính cách đó. đ. Nhận xét về: - Ngôn ngữ đối thoại của các nhân vật trong văn bản. - Vai trò của ngôn ngữ đối thoại trong việc thể hiện tính cách nhân vật. e. Giải thích nguyên nhân dẫn đến bi kịch tình yêu của Phéc-đi-năng và Luy-dơ trong văn bản. Theo em, thông điệp mà tác giả gửi gắm đến người đọc, người xem đương thời, ngày nay có còn giá trị hay không? Vì sao?
Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu: Nét đặc sắc nghệ thuật đầu tiên của bài thơ này là hình ảnh. Bài thơ có sự kết hợp giữa hình ảnh thực và hình ảnh ẩn dụ, biểu tượng mà đặc sắc nhất là loại hình ảnh thứ hai. Sau câu thơ mở đầu Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác như lời tâm sự của người con miền Nam nói với Bác, ba câu thơ tiếp theo tập trung khắc hoạ hình ảnh hết sức thân thuộc của làng quê Việt Nam: Tre quanh lăng. Từ lâu, cây tre, hàng tre bát ngát xanh đã trở thành biểu tượng của xứ sở với những phẩm chất cao quý như thẳng, thuỷ chung, can đảm. Nhưng với tác giả, một người vừa trải qua ngay cuộc chiến đấu ở chiến trường miền Nam, thì phẩm chất nổi bật của cây tre là kiên cường, vững vàng trước mọi giông bão bão táp mưa sa, đứng thẳng hàng. Hình ảnh hàng tre quanh lăng còn được nhắc lại ở khổ thơ cuối bài (cây tre trung hiếu) như một ấn tượng sâu đậm nhất của tác giả về khung cảnh quanh lăng Bác. Khổ thơ thứ hai được tạo nên từ hai cặp câu với những hình ảnh thực và hình ảnh ẩn dụ sóng đôi. Câu Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng là một hình ảnh thực, còn một mặt trời trong lăng rất đỏ là một hình ảnh ẩn dụ vừa nói lên sự vĩ đại của Bác Hồ (như mặt trời) vừa thể hiện được sự tôn kính của nhân dân, của nhà thơ đối với Bác. Tương tự, dòng người đi trong thương nhớ là hình ảnh thực, còn câu Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân là một ấn dụ rất đẹp và sáng tạo về tình cảm yêu kính của nhân dân dành cho Bác. Ở khổ thơ thứ ba, hình ảnh ẩn dụ vầng trăng sáng trong dịu hiền gợi nghĩ đến tâm hồn cao đẹp và những vần thơ tràn ngập ánh trăng của Bác. Tâm trạng xúc động của tác giả còn được biểu hiện trực tiếp qua hai câu thơ: Vẫn biết trời xanh là mãi mãi Mà sao nghe nhói ở trong tim. Trời xanh cũng là một hình ảnh ẩn dụ về Bác. Bác tuy đã đi xa nhưng vẫn còn sống mãi với non sông, đất nước, như trời xanh kia là vĩnh cửu. Dù vẫn tin là thế nhưng không thể không đau xót vì sự ra đi của Người! Có thể nói những hình ảnh biểu tượng như mặt trời, tràng hoa, trời xanh, vầng trăng vừa quen thuộc, gần gũi (vì được tạo thành từ những hình ảnh thực) lại vừa có sức biểu cảm và giá trị biểu tượng lớn lao. Điều tôi ấn tượng về nghệ thuật của bài thơ còn là giọng điệu. Bài thơ có giọng điệu rất phù hợp với nội dung tình cảm, cảm xúc. Đó là giọng điệu vừa trang nghiêm, sâu lắng vừa tha thiết, đau xót, tự hào khi vào viếng lăng Bác. Giọng điệu ấy được tạo nên bởi nhiều yếu tố: Thể thơ, nhịp điệu, từ ngữ và hình ảnh. Thể thơ tám chữ, nhưng có những dòng thơ bảy hoặc chín chữ tuỳ theo cung bậc cảm xúc. Cách gieo vần trong từng khổ thơ cũng không cố định, có khi liền, có khi cách. Nhịp thơ nhìn chung là nhịp chậm; diễn tả sự trang nghiêm, thành kính, lắng đọng trong tâm trạng nhà thơ. Riêng khổ thơ cuối, nhịp thơ nhanh hơn, với điệp từ muốn làm được lặp lại ba lần, thể hiện mong ước thiết tha và nỗi lưu luyến của tác giả. Nhưng đối với tôi, cái ấn tượng đậm nét về bài thơ không chỉ là đặc sắc về phương diện nghệ thuật mà còn là chủ đề của tác phẩm: Tấm lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ khi viếng lăng Bác. Tấm lòng tha thiết, chân thành ấy được thể hiện thông qua hệ thống hình ảnh thực và hình ảnh ẩn dụ, biểu tượng đặc sắc như trên đã phân tích cùng giọng điệu thơ trang trọng, đau xót xen lẫn tự hào. Vì thế, có thể nói bài thơ là minh chứng cho một chân lí trong sáng tạo thơ ca, từng được nhà thơ Viên Mai đời nhà Thanh khẳng định trong “Tuỳ Viên thi thoại” “Làm thơ cốt ở tấm lòng, hãy để tấm lòng điều khiển bàn tay”. (Theo Phân tích tác phẩm văn học Việt Nam hiện đại từ góc nhìn thể loại, Nguyễn Văn Long, NXB Giáo dục, 2009) a. Vẽ sơ đồ thể hiện các luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong văn bản. b. Em có nhận xét gì về cách sắp xếp luận điểm của tác giả trong bài viết? c. Nhận xét về cách văn bản phân tích chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật.
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: KHÓC DƯƠNG KHUÊ Nguyễn Khuyến 1. Bác Dương thôi đã thôi rồi, Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta. 3. Nhớ từ thuở đăng khoa ngày trước, Vẫn sớm hôm tôi bác cùng nhau; Kính yêu từ trước đến sau, Trong khi gặp gỡ khác đâu duyên trời? 7. Cũng có lúc chơi nơi dặm khách, Tiếng suối nghe róc rách lưng đèo; Có khi từng gác cheo leo, Thú vui con hát lựa chiều cầm xoang. Cũng có lúc rượu ngon cùng nhắp, Chén quỳnh tương ăm ắp bầu xuân. Có khi bàn soạn câu văn, Biết bao đông bích, điển phần trước sau. 15. Buổi dương cửu cùng nhau hoạn nạn, Phận đẩu thăng chẳng dám than trời; Bác già tôi cũng già rồi, Biết thôi, thôi thế thì thôi mới là! 19. Muốn đi lại tuổi già thêm nhác, Trước ba năm gặp bác một lần; Cầm tay hỏi hết xa gần, Mừng rằng bác hãy tinh thần chưa can. 23. Kể tuổi tôi còn hơn tuổi bác, Tôi lại đau trước bác mấy ngày; Làm sao bác vội về ngay, Chợt nghe, tôi bỗng chân tay rụng rời. 27. Ai chẳng biết chán đời là phải, Sao vội vàng đã mải lên tiên; Rượu ngon không có bạn hiền, Không mua không phải không tiền không mua. 31. Câu thơ nghĩ đắn đo không viết, Viết đưa ai, ai biết mà đưa; Giường kia treo cũng hững hờ, Đàn kia gảy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn. 35. Bác chẳng ở, dẫu van chẳng ở, Tôi tuy thương, lấy nhớ làm thương; Tuổi già hạt lệ như sương, Hơi đâu chuốc lấy hai hàng chứa chan! (In trong Nguyễn Khuyến – Tác phẩm chọn lọc, Lại Văn Hùng giới thiệu, tuyển chọn, NXB Giáo dục, 2009) a. Liệt kê vào bảng sau những từ ngữ, hình ảnh bộc lộ tình cảm, cảm xúc của Nguyễn Khuyến đối với Dương Khuê (làm vào vở):     Từ ngữ Hình ảnh Tình cảm, cảm xúc Khi mới hay tin bạn qua đời       Khi kể lại kỉ niệm với bạn       Khi nói về việc bạn đột ngột từ giã cõi đời       Khi bạn không còn nữa       Theo em, cách bộc lộ nỗi đau của Nguyễn Khuyến khi hay tin bạn qua đời có gì đặc biệt? b. Qua tình cảm của Nguyễn Khuyến dành cho Dương Khuê, em nghĩ gì về nhân cách và tâm sự của tác giả? c. Xác định bố cục, từ đó nêu mạch cảm xúc của văn bản. d. Nêu chủ đề, tư tưởng và cảm hứng chủ đạo của văn bản. Cho biết một số căn cứ để xác định chủ đề. đ. Thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm thông qua văn bản là gì? e. Chọn một đoạn (từ tám đến mười hai dòng) trong văn bản và làm rõ một số yếu tố về thi luật của thơ song thất lục bát được thể hiện trong đoạn đó. i dung/ vấn đề chính được đề cập trong văn bản. Tư tưởng của văn bản: Những nhận thức và trải nghiệm sâu sắc về vai trò, giá trị lớn lao của tình bạn trong đời sống tình cảm của con người. Cảm hứng chủ đạo của văn bản: Ngợi ca tình bạn và bày tỏ niềm đau đón, tiếc thương vô hạn của Nguyễn Khuyến khi người bạn thân thiết của nhà thơ là Dương Khuê từ giã cõi đời. đ. Thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm thông qua văn bản: Con người sống không thể thiếu tình bạn, nhất là tình bạn tri kỉ, tri âm; vì vậy, hãy trân trọng, yêu thương, đối xử chân thành với những người bạn, trân trọng, giữ gìn tình bạn và những kỉ niệm về tình bạn,.. e. Học sinh tự chọn một đoạn (từ tám đến mười hai dòng thơ) trong bài Khóc Dương Khuê và làm rõ một số yếu tố về thi luật của thơ song thất lục bát được thể hiện trong đoạn đó. Tham khảo cách phân tích một số yếu tố về thi luật của thơ song thất lục bát được thể hiện trong đoạn sau:  Ai chẳng biết chán đời là phải (T), Sao vội vàng đã mải (T) lên tiên (B); Rượu ngon không có bạn hiền (B), Không mua không phải không tiền (B) không mua (B) . Câu thơ nghĩ đắn đo (B) không viết (T), Viết đưa ai, ai biết (T) mà đưa (B); Giường kia treo cũng hững hờ (B), Đàn kia gảy cũng ngẩn ngơ (B) tiếng đàn (B). Vần: Tiếng cuối của dòng thất đầu tiên hiệp vẫn với tiếng thứ năm của dòng thất tiếp theo (vần trắc): phải – tải. Tiếng cuối của dòng thất tiếp theo hiệp vần với tiếng cuối của dòng lục (vần bằng): tiên – hiền. Tiếng cuối của dòng bát hiệp vần với tiếng thứ năm của dòng thất kế đó (vần bằng): mua – đo và cứ thế tiếp tục. Nhịp: Hai dòng thất ngắt nhịp 3/4, dòng lục ngắt nhịp 2/2/2 và dòng bát ngắt nhịp 2/2/2/2.
Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi bên dưới: NĂM HẠT CAM A-thơ Cô-nan Đoi-lo Năm hạt cam được trích từ tuyển tập truyện ngắn Những cuộc phiêu lưu của Sơ-lốc Hôm. Vào một ngày mưa gió, chàng thanh niên 20 tuổi tên là Giôn Ô-pen-sô (John Openshaw) đến gặp thám tử Sơ-lốc Hôm để nhờ điều tra về những tai nạn bí ẩn giáng xuống gia đình mình. Ô-pen-sô kể với Hôm về việc chú E-lai-a (Elias) – vốn là một chủ đồn điền ở Phờ-lo-ri-đa (Florida, Mỹ) đã chuyển sang Xác-xít (Sussex, Anh) sinh sống – nhận được một lá thư gửi từ Pôn-đi-che-ry (Pondichéry, Ấn Độ) với ba chữ K trên bì thư, trong đó có năm hạt cam khô. Chú E-lai-a hốt hoảng, đốt cháy các giấy tờ, chỉ còn lại cái hộp rỗng, bên trong có cái nhãn bằng giấy, in ba chữ K. Bảy tuần sau, chú E-lai-a bị chết trong vườn một cách bí ẩn, cảnh sát kết luận nguyên nhân là do tự tử. Cha Ô-pen-sô tiếp quản đồn điền của chú E-lai-a. Hai năm sau, cha Ô-pen-sô lại nhận được một lá thư có ba chữ K, trong thư có năm hạt cam khô và dòng chữ “Hãy đặt những tờ giấy trên cái đồng hồ mặt trời”; bức thư được gửi từ Dân-đi (Dundee, Xcốt-len). Ba ngày sau, ông được phát hiện đã chết ở gần nhà người bạn. Bồi thẩm kết luận cái chết của ông là do tai nạn. Gần ba năm sau, Ô-pen-sô lại nhận được lá thư đóng đấu bưu điện Luân Đôn (Anh), với năm hạt cam khô, nội dung giống như thư đã gửi cho cha anh. Ô-pen-sô đưa cho thám tử Sơ-lốc Hôm một tờ giấy còn sót lại sau khi bị chú E-lai-a đốt, có nhan đề: “Tháng Ba năm 1869” và những dòng chữ khó hiểu: “Ngày 4: Hút-sân (Hudson) đến. Vẫn sân ga cũ. Ngày 7: Gửi hạt cam cho Mắc Cô-li (McCauley), Pa-ra-mo (Paramore), và Giôn Sơ-quain (John Swain) ở Xanh Ở-gút-xơ-tin (St Augustine). Ngày 9: Đã thanh toán Mắc Cô-li. Ngày 10: Đã thanh toán Giôn Sơ-quain. Ngày 11: Đã đến chỗ Pa-ra-mo. Mọi chuyện đều êm đẹp”. Sơ-lốc Hôm khuyên Ô-pen-sô về nhà ngay trong khi chờ ông tìm thủ phạm, đặt tờ giấy đó vào cái hộp bằng đồng, để trên chiếc đồng hồ mặt trời ở trong vườn, đồng thời đặt vào đó một lá thư ngắn giải thích rằng tất cả những thứ giấy tờ khác đã bị chú anh đốt hết và mảnh giấy này là thứ duy nhất còn sót lại. Dưới đây là phần cuối của câu chuyện. [...] Anh ta bắt tay chúng tôi rồi cáo biệt ra về. Bên ngoài gió vẫn gào rú và mưa vẫn quất ràn rạt vào cửa sổ. Câu chuyện lạ lùng và man rợ này dường như đến với chúng tôi từ giữa con giông gió chẳng khác nào một nhánh rong biển bị cơn bão thổi tới rồi lại bị gió mưa bên ngoài cuốn phăng đi [...] “Oát-sân này, tôi nghĩ rằng”, cuối cùng thì anh cũng lên tiếng, “trong tất cả những vụ án mà chúng ta đã gặp thì không có vụ nào quái dị như câu chuyện này”. “Có lẽ trừ vụ Dấu bộ tứ ra”. “Ừ, phải đấy. Có lẽ ngoại trừ vụ đó. Tuy nhiên, tôi cảm thấy có vẻ như so với cha con thiếu tá Sơn-thô (Sholto) thì anh chàng Giôn Ô-pen-sô này đang phải đối mặt với những mối nguy còn kinh khủng hơn nhiều”. “Nhưng anh đã có nhận định gì cụ thể về những mối nguy hiểm đó chưa?”, tôi hỏi. “Không còn gì phải hoài nghi về bản chất của chúng”, anh đáp. “Vậy những mối hiểm hoạ đó là gì? K.K.K là ai và vì sao hắn ta cứ đeo đuổi gia đình bất hạnh này?”. Sơ-lốc Hôm nhắm mắt lại và đặt hai khuỷu tay lên thành ghế, các đầu ngón tay chụm vào nhau. “Người suy luận giỏi”, anh nhận xét, “thì chỉ cần nhìn thấy một dữ kiện duy nhất trong cả tổng thể là có thể suy luận được không những cả một chuỗi sự kiện dẫn tới dữ liệu đó mà còn thấy được tất cả các diễn biến sẽ xảy ra tiếp theo. Như Cu-vi-ê (Cuvier) có thể mô tả chính xác một con vật khi xem xét một chiếc xương duy nhất, người quan sát một khi đã hiểu rõ một mắt xích trong cả chuỗi các biến cố sẽ chỉ ra được chính xác tất cả những mắt xích còn lại, cả trước lẫn sau. Chúng ta còn chưa nắm bắt được hết những thành quả có thể đạt được chỉ bằng suy luận thuần tuý đâu. Có những vấn đề hóc búa mà nếu cứ chăm chăm dựa vào trực quan để tìm lời giải thì thất bại, song lại có thể giải quyết trong quá trình suy luận. Tuy vậy, để đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật này, nhà suy luận phải tận dụng được tất cả những dữ kiện mà anh ta đã biết; hẳn anh cũng dễ dàng nhận thấy, điều đó đồng nghĩa với việc anh ta phải sở hữu toàn bộ tri thức, ấy vậy mà ngay cả trong thời đại này, với nền giáo dục miễn phí và các pho bách khoa toàn thư, cũng chẳng mấy ai làm được điều này. Nhưng một người muốn sở hữu tất cả những kiến thức khả dĩ cần dùng trong công việc thì không khó đến mức ấy. [...] Còn bây giờ, với vụ án mà vị khách đã trình bày với chúng ta tối nay thì chắc chắn ta phải huy động hết các nguồn thông tin của mình. Xin vui lòng lấy hộ tôi tập có chữ “K” của bộ Mỹ quốc toàn thư, nó nằm trên giá sách cạnh chỗ anh ngồi đấy. Cảm ơn! Giờ thì chúng ta sẽ xem xét tình huống này để xem có thể rút ra được điều gì. Trước hết, ta có thể bắt đầu với một giả định vững chắc rằng đại tá Ô-pen-số rời bỏ nước Mỹ vì một lí do rất quan trọng. Đến tuổi ấy người ta không dễ gì thay đổi mọi thói quen hay sẵn sàng đánh đổi khí hậu tuyệt với ở Phờ-lo-ri-đa để chọn cuộc sống cô đơn tại một thị trấn quê mùa của nước Anh. Từ lúc về Anh ông ta chỉ thích sống hiu quạnh đến độ cực đoan, từ đó có thể suy đoán rằng ông ta sợ ai đó hoặc điều gì đó, vì vậy ta có thể đặt ra một giả định tạm thời rằng chính nỗi sợ hãi ấy đã đẩy ông ta ra khỏi nước Mỹ. Còn ông ta sợ điều gì thì chúng ta chỉ có thể suy luận bằng cách xem xét những bức thư đáng sợ mà ông ta và những người thừa kế đã nhận được. Anh có để ý con dấu bưu điện trên những lá thư đó chứ?”. “Bức thư thứ nhất được gửi đi từ Pôn-đi-che-ry, bức thứ hai thì từ Đân-đi, và bức thứ ba là từ Luân Đôn”. “Từ khu đông Luân Đôn. Anh rút ra điều gì từ đó?”. “Tất cả đều là hải cảng. Người viết thư ở trên một con tàu”. “Xuất sắc. Chúng ta đã có được một manh mối. Có khả năng – một khả năng lớn – rằng người viết ra những bức thư đó ở trên một con tàu. Giờ thì ta xem xét đến một khía cạnh khác. Trong vụ Pôn-đi-che-ry thì khoảng thời gian từ khi nhận được lời đe doạ đến khi nó được thực hiện là bảy tuần, đến vụ Đân-đi thì chỉ còn ba hoặc bốn ngày. Những chi tiết này có gọi lên điều gì không?”. “Phải đi xa hơn”. “Nhưng lá thư cũng phải đi một chặng đường dài hơn”.  “Vậy thì tôi chưa nhìn ra vấn đề”. “Chí ít có thể đặt ra giả định rằng con tàu chở kẻ đó hoặc đám người đó là một thuyền buồm. Có vẻ như chúng luôn gửi đi lời đe doạ hay cái tín vật kì quặc kia trước khi bắt đầu thi hành nhiệm vụ. Anh có nhận thấy là khi được gửi đi từ Dân-đi thì hành động theo sau dấu hiệu nhanh chóng đến mức nào không? Nếu chúng đi từ Pôn-đi-che-ry trên một chiếc tàu thuỷ chạy hơi nước thì chúng đã đến nơi cùng lúc với lá thư rồi. Nhưng thực tế là chúng chậm mất bảy tuần. Tôi cho rằng bảy tuần này là độ chênh lệch về thời gian di chuyển giữa con tàu đưa thư đem lá thư đến và thuyền buồm chở kẻ viết gửi thư”. “Có lẽ vậy”. “Còn hơn thế nữa, khả năng này rất cao. Và giờ thì anh đã thấy mức độ khẩn cấp đáng sợ trong vụ mới này và lí do tại sao tôi thúc giục anh chàng O-pen-sô phải đề phòng rồi đấy. Tai hoạ luôn giáng xuống khi kẻ gửi thư đã vượt qua hết quãng đường. Nhưng lần này thì lá thư được gửi đi ngay từ Luân Đôn, vì thế chúng ta không thể trông cậy vào khoảng thời gian chênh lệch nữa”. “Lạy Chúa!”. Tôi kêu lên. “Cuộc bức hại tàn nhẫn này có thể là vì mục đích gì đây?”. “Những thứ giấy tờ mà đại tá Ô-pen-sô đem đi rõ ràng có tầm quan trọng sống còn đối với một hoặc nhiều người trên chiếc thuyền buồm. Tôi cho rằng cũng khá dễ thấy là thủ phạm không chỉ có một tên. Chỉ một người thì không thể thực hiện được hai vụ giết người một cách khéo léo đến nỗi che mắt được cả ban hội thẩm pháp y. Phải có đến vài tên và chắc chắn bọn chúng là những kẻ giết người rất lão luyện và táo bạo. Chúng muốn chiếm lại bằng được những thứ giấy tờ ấy bất kể là ai đang giữ. Qua đó thì anh có thể thấy K.K.K không phải là chữ viết tắt tên của một cá nhân mà là tên viết tắt của một tổ chức”. “Nhưng đó là tổ chức nào?”. “Chẳng lẽ...” Sơ-lốc Hôm nói, người cúi về phía trước và hạ giọng xuống”... anh chưa bao giờ nghe nói đến Ku Klux Klan?”. “Chưa hề”. Hôm lật những trang giấy trong cuốn sách đang nằm trên đầu gối, “Đây rồi”, anh lập tức đọc lên: Ku Klux Klan. Một cái tên bắt nguồn từ âm thanh phát ra khi lên nòng súng trường. Hội kín nguy hiểm này do một nhóm cựu chiến binh quân Liên minh miền Nam thành lập ở các bang miền Nam sau nội chiến và nhanh chóng hình thành các chi hội địa phương ở những vùng khác, chủ yếu là Ten-nét-si (Tennessee), Lu-i-sa-na (Louisiana), cả hai bang Bắc và Nam Ca-rô-lai (Carolina), Gioóc-giơ (Georgia) và Phờ-lo-ri-đa. Tổ chức này sử dụng quyền lực nhằm đạt được các mục đích chính trị, chủ yếu là khủng bố các cử tri da đen, ám sát và xua đuổi những người chống đối lại các quan điểm của hội ra khỏi lãnh thổ nước Mỹ. Những vụ tấn công của hội này thường bắt đầu bằng một lời đe doạ gửi đến cho nạn nhân dưới một hình thức kì quái nhưng những vùng khác thì là vài hạt dưa hoặc hạt cam. Khi nhận được lời đe doạ này, nạn nhân có thể tuyên bố từ bỏ đường lối của mình hoặc đào thoát khỏi đất nước. Nếu anh ta bất chấp lời cảnh cáo thì chắc chắn cái chết sẽ giáng xuống, và thường được thực hiện bằng một cách thức kì lạ và bất ngờ. Hội này được tổ chức rất hoàn hảo và phương thức hoạt động rất có hệ thống cho nên hầu như không ghi nhận được trường hợp nào dám không đếm xỉa đến lời cảnh cáo mà thoát được sự trừng phạt hoặc có vụ tấn công nào truy tìm được thủ phạm. Tổ chức này phát triển mạnh mẽ trong vài năm, bất chấp nỗ lực của chính phủ Mỹ và các tầng lớp tiến bộ trong cộng đồng dân cư miền Nam. Cuối cùng, phong trào đột nhiên sụp đổ vào năm 1869 dù sau đó hãy còn bùng phát vài vụ lẻ tẻ có cùng tính chất. “Anh sẽ thấy rằng”, Hôm nói khi đặt cuốn sách xuống, “sự tan vỡ bất ngờ của tổ chức này trùng hợp với thời điểm O-pen-sô biến mất khỏi nước Mỹ cùng với những tài liệu của chúng. Rất có thể đây là nguyên nhân và cũng là hậu quả. Cũng chẳng có gì lạ khi ông ta cùng với gia đình cứ bị những bóng ma kiên trì theo đuổi dấu vết. Anh có thể hiểu rằng cuốn sổ và quyển nhật kí này có thể chỉ ra những thành viên đầu tiên ở miền Nam và sẽ có nhiều người không thể ăn ngon ngủ yên chừng nào những ghi chép đó còn chưa được thu hồi”. “Vậy tờ giấy mà chúng ta nhìn thấy...”. “Nhiều khả năng nó đúng như những gì ta nghĩ. Nội dung của nó thế này, nếu như tôi còn nhớ chính xác: “Đã gửi hạt cam đến A, B và C”, nghĩa là đã gửi thông điệp cảnh báo của tổ chức đến những đối tượng này. Rồi sau đó những dòng kế tiếp là A và B đã bị thanh toán hoặc bỏ trốn khỏi đất nước, cuối cùng là C đã được ghé thăm và tôi e rằng C đã có một kết cục khủng khiếp. Bác sĩ à, tôi nghĩ rằng ta có thể soi rọi đôi chút ánh sáng vào vùng tối này và tôi tin rằng cơ hội duy nhất mà chàng trai Ô-pen-sô có được ngay lúc này là làm theo những gì tôi căn dặn. Tối nay thì chẳng còn gì để nói hay làm nữa, anh hãy lấy hộ tôi cây vĩ cầm và trong độ nửa giờ chúng ta hãy cố gắng quên đi cái thời tiết tệ hại này và những hành động còn tệ hại hơn của đồng loại chúng ta”. Sáng hôm sau, bầu trời đã trở nên trong trẻo và mặt trời toả ra một làn ánh sáng dịu dàng xuyên qua bức màn che lờ mờ đang bao phủ thành phố rộng lớn này. Sơ-lốc Hôm đã sẵn sàng cho bữa điểm tâm khi tôi đi xuống. “Mong anh thứ lỗi vì tôi đã không đợi”, anh nói, “tôi dự kiến là mình sẽ có một ngày bận rộn khi phải xem xét trường hợp của chàng trai Ô-pen-số”. “Anh sẽ áp dụng những biện pháp nào?”, tôi hỏi. “Điều này phụ thuộc rất nhiều vào các kết quả điều tra ban đầu của tôi. Có thể là rốt cuộc tôi vẫn phải đi xuống Hóp-sâm (Horsham)”. “Anh không định đến đó trước tiên sao?”. “Không, tôi sẽ bắt đầu ngay tại khu Xi-ti (City). Anh chỉ việc rung chuông và cô hầu gái sẽ đem cà phê lên cho anh”. Trong khi chờ đợi, tôi cầm tờ báo hãy còn chưa mở để trên bàn lên và liếc mắt nhìn sơ qua. Mắt tôi dừng lại ở một dòng tít' khiến tim tôi lạnh buốt. “Hôm”, tôi kêu lên, “anh đã trễ quá rồi”. “A!” anh thốt lên và đặt cái tách xuống, “tôi đã lo ngại về điều này. Chuyện xảy ra như thế nào?”. Anh điềm tĩnh nói, nhưng tôi có thể thấy anh đang xúc động mạnh. Cái tên Ô-pen-sô và dòng tít Thảm kịch gần cầu Qua-to-lu (Waterloo) đập vào mắt tôi. Đây, nội dung của nó như thế này: Khoảng 9 đến 10 giờ tối qua, trong lúc thi hành nhiệm vụ gần cầu Qua-to-lu, viên cảnh binh Cúc (Cook) thuộc phân khu H đã nghe thấy một tiếng kêu cứu và tiếng nước bắn tung lên. Tuy nhiên, do trời tối đen như mực lại thêm mưa bão nên dù được một số khách qua đường giúp đỡ, việc cứu nguy vẫn không thể thực hiện được. Dù sao thì đã có báo động và nhờ sự hỗ trợ của cảnh sát đường sông, cuối cùng thi thể cũng được tìm thấy. Đó là xác của một thanh niên, tên của nạn nhân được ghi trên một phong bì tìm thấy trong túi áo của anh ta là Giôn Ô-pen-sô, nhà ở gần Hóp-sâm. Người ta đoán rằng có lẽ do vội vã nhằm bắt kịp chuyến tàu cuối cùng ở ga Qua-to-lu, lại thêm bóng đêm mịt mùng nên anh ta đã đi lạc đường và bước hụt chân ra ngoài mép của một bến đậu nhỏ dành cho tàu thuỷ đường sông. Không thấy dấu vết bạo lực nào trên thi thể nạn nhân, rõ ràng anh ta là nạn nhân của một tai nạn không may, điều này gióng lên lời kêu gọi chính quyền chú ý đến tình trạng của các bến tàu ven sông. Chúng tôi ngồi lặng yên mất một lúc, tôi chưa bao giờ thấy Hôm buồn phiền và sửng sốt như lúc này. “Lòng kiêu hãnh của tôi đã bị tổn thương, Oát-sân ạ”, cuối cùng anh cũng thốt lên. “Chắc chắn đây chỉ là một con xúc động nhỏ thôi, nhưng nó đã xúc phạm đến lòng kiêu hãnh của tôi. Đối với tôi thì câu chuyện này đã trở thành vấn đề cá nhân, và nếu Chúa ban cho tôi sức khoẻ thì tôi sẽ không để yên cho cái băng đảng này. Anh ta đi đến tìm tôi để được giúp đỡ, vậy mà tôi lại bảo anh ấy cứ về đi và khiến anh ta sa vào chỗ chết...”. Anh bật dậy khỏi ghế và bước tới lui khắp phòng trong con kích động không kìm nén được, màu đỏ bừng tràn lên hai gò má tai tái của anh và những ngón tay dài nhẳng cứ siết chặt vào nhau rồi lại buông ra lộ vẻ bồn chồn. “Chúng hẳn là một lũ quỷ sứ xảo quyệt”, sau cùng thì anh thốt lên. “Làm thế nào mà chúng dụ dỗ được anh ta đi xuống đó? Con đê đâu có nằm trên đường dẫn đến nhà ga. Chắc chắn chúng sẽ không thực hiện được mục đích khi ở trên cầu vì ở đó quá đông người cho dù là trong một đêm mưa bão như thế. Được, Oát-sân này, chúng ta sẽ thấy cuối cùng thì ai mới là người thắng cuộc. Tôi đi ra ngoài đây!”. “Anh đến đồn cảnh sát à?”. “Không, tôi sẽ tự làm cảnh sát. Khi tôi đã giăng lưới xong xuôi thì họ cứ việc bắt lấy đám ruồi, nhưng trước đấy thì không được”. Suốt cả ngày hôm đó, tôi bận rộn với công việc của mình và khi quay về phố Bây-khơ (Baker) thì trời đã tối khuya. So-lốc Hôm vẫn chưa về. Đến lúc đồng hồ chỉ gần 10 giờ anh mới bước vào, mặt mũi tái nhợt vì mệt mỏi. Anh bước lại gần tủ buýp phê, véo một mẩu bánh mì rồi ăn ngấu nghiến, sau đó uống một ngụm nước lớn. “Anh có vẻ đói”, tôi nhận xét. “Đói gần chết. Tôi quên cả ăn. Chẳng có chút gì vào bụng từ bữa điểm tâm đến giờ”. “Không một chút gì sao?”. “Không hề. Tôi không có thì giờ để nghĩ đến chuyện ăn uống”. “Thành công chứ?”. “Tốt đẹp”. “Anh đã tìm ra manh mối?”. “Tôi đã nắm được chúng trong lòng bàn tay. Chàng trai trẻ Ô-pen-sô sẽ sớm được báo thù. Nào, Oát-sân, chúng ta hãy gắn chính cái dấu hiệu ma quỷ của chúng lên đầu chúng. Quả là ý hay!”. “Ý anh là gì?”. Anh lấy ra một quả cam trong tủ, bóc ra rồi vắt cho những hạt cam rơi lên mặt bàn. Anh nhặt ra năm hạt và nhét chúng vào một cái phong bì. Bên trong mép phong bì anh viết “S.H. gửi J.C.”. Rồi anh dán kín phong bì lại và ghi địa chỉ là: “Gửi thuyền trưởng Giêm Ca-hun (James Calhoun), tàu ba buồm Ngôi sao cô đơn, Sơ-ven-nơ (Savannah), Gioóc-giơ”. “Lá thư này sẽ đợi sẵn khi tàu của hắn cập cảng”, anh vừa nói vừa cười lặng lẽ. “Có thể hắn sẽ được một đêm thức trắng. Chắc chắn hắn sẽ coi nó là điềm báo tử cho chính mình như Ô-pen-sô đã từng cảm nhận”. “Thuyền trưởng Ka-hun là ai vậy?”.  “Trùm của băng đảng đó. Tôi sẽ lần đến những tên khác nữa, nhưng hắn là kẻ mở đầu”. “Làm thế nào mà anh tìm ra chúng?”. Anh lấy từ trong túi ra một tờ giấy cỡ lớn ghi chép đầy những ngày tháng và tên người. “Tôi đã bỏ ra cả ngày trời”, anh kể, “bên đống sổ sách và hồ sơ cũ của Loi-đơ (Lloyd), theo dõi hành trình của từng con tàu cập bến ở Pôn-đi-che-ry vào tháng Một và tháng Hai năm 1883. Theo báo cáo, có ba mươi sáu chiếc có trọng tải khá lớn đã đến đó vào thời gian này. Trong số này, có một chiếc, ngay lập tức thu hút sự chú ý của tôi là tàu Ngôi sao cô đơn, mặc dù nó được báo cáo là rời bến ở Luân Đôn song cái tên đó lại là biệt danh của một tiểu bang ở Mỹ”. “Tôi cho là Tếch-dát (Texas)”. “Bang nào thì tôi không chắc, nhưng tôi biết rằng con tàu đó phải có xuất xứ từ Mỹ”. “Rồi sao nữa?”. “Tôi lại tìm trong các hồ sơ về cảng Đân-đi và khi nhận thấy là tàu Ngôi sao cô đơn có cập cảng đó vào tháng Một năm 1885, mối nghi ngờ của tôi đã được khẳng định, tiếp theo tôi lại hỏi thăm về những con tàu đang đậu tại cảng Luân Đôn”. “Rồi thì?”. “Chiếc Ngôi sao cô đơn đã đến đây tuần vừa rồi. Tôi đi xuống ụ tàu Ao-bớt (Albert) và phát hiện nó đã ra sông theo con nước lúc sáng sớm nay để trở về So-ven-nơ. Tôi đánh điện đến Gơ-rây-vo-gien (Gravesend) và được biết con tàu đã đi ngang qua đó được một lúc, vì gió đang thổi từ hướng đông nên tôi đoán chắc là nó đã qua khỏi Gút-quin (Goodwins) và hiện giờ thì đang ở cách đảo Quai-tơ (Wight) không bao xa”. “Tiếp theo anh sẽ làm gì?”. “Ồ, tôi đã nắm được hắn. Theo như tôi biết, trên tàu chỉ có hắn ta và hai thuyền phó là người Mỹ duy nhất trên tàu. Còn lại là người Phần Lan và người Đức. Tôi còn biết được là cả ba tên đã rời tàu vào đêm qua. Tôi nắm được thông tin đó từ người công nhân khuân vác đã chất hàng lên tàu của chúng. Khi con tàu đó cập cảng Sơ-ven-nơ thì tàu đưa thư đã đem cái phong bì đến nơi rồi và bức điện tín xuyên đại dương cũng đã thông báo cho cảnh sát ở So-ven-nơ biết rằng ba quý ông này là những kẻ đang bị truy nã khẩn cấp vì bị cáo buộc về tội giết người”. Tuy nhiên, con người tính toán có kĩ càng đến đâu thì vẫn luôn có sơ hở, và những tên sát nhân trong vụ Giôn Ô-pen-sô chẳng bao giờ nhận được những hạt cam để thấy được rằng có một người cũng không kém phần mưu lược và kiên quyết đang bám theo chúng. Những trận bão thu phân năm đó thật dai dẳng và khốc liệt. Chúng tôi cứ chờ đợi tin tức của con tàu Ngôi sao cô đơn từ cảng Sơ-ven-nơ nhưng mãi chẳng nhận được gì. Mãi sau này chúng tôi mới hay tin là ở đâu đó trên Đại Tây Dương, người ta phát hiện thấy một mảnh sống đuôi tàu bị gãy trôi bập bềnh giữa những đợt sóng, bên trên có khắc mấy chữ viết tắt L.S. Bấy nhiêu đó là tất cả những gì chúng tôi biết được về số phận của con tàu Ngôi sao cô đơn. (In trong Sơ-lốc Hôm toàn tập, tập một, Đăng Thư – Lê Quang Toản – Thiên Nga dịch, NXB Văn học – Đông A, 2021) a. Nêu nội dung bao quát của văn bản. b. Tìm các chi tiết thể hiện manh mối quan trọng của vụ án, phân tích ý nghĩa của các chi tiết đó trong quá trình khám phá vụ án của thám tử Sơ-lốc Hôm. c. Nhân vật Sơ-lốc Hôm thể hiện những đặc điểm gì của nhân vật chính trong truyện trinh thám? Làm rõ ý kiến của em bằng những chi tiết trong văn bản. d. Câu chuyện được kể lại bằng lời của ai? Nhận xét về việc sử dụng lời kể của nhận vật này đối với nội dung câu chuyện. đ. Dựa vào bảng sau, em hãy làm rõ mối quan hệ giữa các chi tiết tiêu biểu, nhân vật chính, chủ đề của văn bản (làm vào vở): Chi tiết tiêu biểu Nhân vật Sơ-lốc Hôm Chủ đề …. …. …. Nhận xét về mối quan hệ giữa các yếu tố trên: …. e. Xác định đâu là lời người kể chuyện, đâu là lời nhân vật trong phần văn bản sau: Chúng tôi ngồi lặng yên mất một lúc, tôi chưa bao giờ thấy Hôm buồn phiền và sửng sốt như lúc này. “Lòng kiêu hãnh của tôi đã bị tổn thương, Oát-sân ạ”, cuối cùng anh cũng thốt lên. g. Em có thích cách kết thúc của truyện này hay không? Hãy trao đổi ý kiến với các bạn trong nhóm và cho biết vì sao khi đọc truyện, người đọc lại có những ý kiến khác nhau về truyện đó.