Danh sách câu hỏi
Có 4,786 câu hỏi trên 96 trang
Tìm các điển cố, điển tích (in đậm) được dùng trong Truyện Kiều (Nguyễn Du) nêu ở bên A ứng với nguồn gốc và nghĩa ở bên B.
A. Điển cố,
điển tích
B. Nguồn gốc, nghĩa
a) Sông Tương một dải nông sờ, / Bên trông đầu nọ, bên chờ cuối kia.
1) Điển cố, bắt nguồn từ một câu trong sách cổ bên Trung Quốc: Thương cung chi điểu kiến khúc mộc nhi cao phi... (Chim đã bị thương vì cung bắn, thấy cây cong cũng sợ phải bay cao). Câu thơ của Nguyễn Du có điển cố này biểu thị sự cảnh giác, nỗi lo lắng của nàng Kiều sau những hoạn nạn đã trải qua.
b) Dâng thư đã thẹn nàng Oanh, / Lại thua ả Lý bán mình hay sao?
2) Điển tích, lấy ý từ một chuyện xưa bên Trung Quốc: Đời nhà Chu có ông Lão Lai đã 70 tuổi, hãy còn cha mẹ. Một hôm, ông mặc áo ngũ sắc ra sân múa, rồi giả ngã, khóc như trẻ con để làm vui cho cha mẹ. Câu thơ có điển tích này nói về nỗi nhớ thương của Thuý Kiều đối với cha mẹ.
c) Sân Lai cách mấy nắng mưa, / Có khi gốc tử đã vừa người ôm?
3) Điển cố, dẫn theo sách Tình sứ (Trung Quốc): Quân tại Tương giang đầu / Thiếp tại bát Tương giang vĩ / Tương tư bất tương kiến / Đồng ẩm Tương giang thuỷ. (Chàng ở đầu sông Tương / Thiếp ở cuối sông Tương / Nhớ nhau không thấy mặt / Cùng uống nước sông Tương.). Câu thơ của Nguyễn Du có điển cố này miêu tả nỗi niềm tương tư của Kim Trọng sau khi gặp nàng Kiều.
d) Thiếp như con én lạc đàn, / Phải cung, rày đã sợ làn cây cong!
4) Điển tích, dẫn theo một chuyện trong Hán thư: Cha nàng Đề Oanh phạm tội nặng, nàng dâng thư lên vua xin chuộc tội cho cha. Vua cảm lòng hiếu thảo của nàng mà tha tội cho người cha. Câu thơ có điển tích này thể hiện sự hiếu nghĩa của Thuý Kiều khi quyết bán mình chuộc cha.
Mẫu: a) - 3).
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
(Đây là đoạn trích trong Truyện Kiều, từ dòng 1 519 đến dòng 1 526, thuộc phần “Gia biến và lưu lạc”. Sau khi bị lừa mua đến lầu xanh của Tú Bà, buộc phải tiếp khách làng chơi, Kiều được Thúc Sinh, một nhà buôn giàu có, là con rể của quan Lại bộ Thượng thư, chuộc ra khỏi lầu xanh và cưới làm vợ. Kiều đã khuyên Thúc Sinh về gặp vợ cả là Hoạn Thư để trình bày mọi việc. Đoạn này tả cảnh Thuý Kiều tiễn đưa Thúc Sinh về gặp Hoạn Thư.)
Người lên ngựa, kẻ chia bào,
Rừng phong, thu đã nhuốm màu quan san.
Dặm hồng bụi cuốn chinh an,
Trông người đã khuất mấy ngàn dâu xanh.
Người về chiếc bóng năm canh,
Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi.
Vầng trăng ai xẻ làm đôi,
Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường.
(Theo Truyện Kiều, trong Từ điển “Truyện Kiều”,
Đào Duy Anh, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1974)
a) Đoạn trích trên thể hiện nội dung gì?
b) Nhân vật ở đây gồm những ai? Lời trong đoạn trích là lời của ai?
c) Xác định chủ đề của đoạn trích.
d) Phân tích nghệ thuật đối được Nguyễn Du sử dụng trong đoạn trích trên.
e) Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đã được thể hiện như thế nào trong đoạn trích?
(Bài tập 3, SGK) Hãy tìm thêm một số ví dụ về các trường hợp sau trong chữ Quốc ngữ:
a) Trường hợp dùng nhiều chữ cái khác nhau để ghi cùng một âm. Ví dụ, ghi âm /k/ bằng các chữ c, k, q,...
b) Trường hợp dùng một chữ cái để ghi nhiều âm khác nhau. Ví dụ, dùng chữ a vừa để ghi âm /a/, vừa để ghi âm /ă/,…
c) Trường hợp ghép nhiều chữ cái để ghi một âm. Ví dụ: ch, ng, kh,…
Đọc bài thơ Vận nước (Quốc tộ) của Đỗ Pháp Thuận) sau đây và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Phiên âm:
Quốc tộ như đằng lạc
Nam thiên lí thái bình.
Vô vi cư điện các,
Xứ xứ tức đạo binh.
Dịch nghĩa:
Vận nước như dây mây kết nối,
Trời Nam mở mang nền thái bình.
Ở cung điện dùng đường lối “vô vi”,
(Thì) khắp mọi nơi dứt nạn đao binh.
Dịch thơ:
Vận nước như mây quấn,
Trời Nam mở thái bình.
Vô vi trên điện các
Chốn chốn dứt đao binh.
(Theo bản dịch của Đoàn Thăng, Thơ văn Lý – Trần, tập 1, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1977)
a) Trình bày hoàn cảnh ra đời của bài thơ Vận nước.
b) Xác định đặc điểm thể loại của bài thơ (số dòng, số chữ, niêm, luật và cách hiệp vần ở bản phiên âm).
c) Trình bày nội dung của hai dòng thơ đầu và hai dòng thơ cuối.
d) Cho biết chủ đề của bài thơ.
e) So sánh bài thơ trên với bài Phò giá về kinh (Trần Quang Khải) để chỉ ra sự tương đồng về nội dung giữa hai tác phẩm.