Câu hỏi:
22/11/2024 59Trong bài thơ Mùa xuân chín, vị trí, thời điểm quan sát, miêu tả “mùa nhân chín” của tác giả trong khổ thơ cuối so với ba khổ thơ đầu có sự thay đổi gì không? Điều đó có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện hình ảnh con người và thiên nhiên mùa xuân?
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
- Ở ba khổ đầu, cảnh vật được quan sát chủ yếu từ thời điểm hiện tại (tuy cũng có lúc dự báo tương lai: Ngày mai trong đám xuân xanh ấy...), người quan sát hoặc đang ngắm nhìn cảnh (Sột soạt gió trêu tà áo biếc/ Trên giàn thiên lí. Bóng xuân sang), hoặc đứng ở một vị trí có thể bao quát cả một bức tranh rộng lớn (Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời, Bao cô thôn nữ hát trên đồi,…; Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi,…). Đồng thời, người cảm nhận bức tranh mùa xuân bằng nhiều giác quan: Thị giác cảm nhận màu sắc, đường nét (nắng ửng, khói mơ, lấm tấm vàng, sóng cỏ xanh tươi,...) thính giác cảm nhận âm thanh (sột soạt, bao cô thôn nữ hát trên đồi,...) và tổng hoà nhiều giác quan để cảm nhận (Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi/ Hổn hển như lời của nước mây/ Thầm thĩ với ai ngồi dưới trúc/ Nghe ra ý vị và thơ ngây).
- Ở khổ cuối, vào thời điểm “mùa xuân chín”, tự xưng là “khách xa”, người quan sát, từ một bối cảnh xa quê, nhìn vào tâm tưởng (lòng trí bâng khuâng) để nhớ và thao thức cùng không gian làng quê của mình, xa xôi, nhưng ấm áp, thân thuộc: – Chị ấy năm nay còn gánh thóc/ Dọc bờ sông trắng nắng chang. Đây là hình ảnh làng quê và “chị ấy” trong quá khứ hay hiện tại? Trong sự tương chiếu với câu thơ dự cảm ở khổ thứ hai: Ngày mai… có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi, hai dòng thơ cuối thể hiện cảm xúc phức tạp của người khách xa, vừa là tiếc nuối, vừa là mong mỏi.
- Như vậy, có sự thay đổi vị trí, thời điểm quan sát, miêu tả “mùa xuân chín” của tác giả trong khổ thơ cuối so với ba khổ thơ đầu. Điều này một mặt cho thấy sự thay đổi của bức tranh thiên nhiên mùa xuân cùng hình ảnh con người – những nàng xuân nữ; mặt khác thể hiện tâm trạng, cảm xúc bâng khuâng, nuối tiếc của tác giả.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Dọc văn bản Tống biệt hành và thực hiện các yêu cầu nêu bên dưới:
TỐNG BIỆT HÀNH
Thâm Tâm
Đưa người, ta không đưa qua sông,
Sao có tiếng sóng ở trong lòng?
Bóng chiều không thắm, không vàng vọt,
Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong?
Đưa người ta chỉ đưa người ấy
Một giã gia đình, một dửng dưng.
– Li khách! Li khách! Con đường nhỏ,
Chí nhớn chưa về bàn tay không,
Thì không bao giờ nói trở lại!
Ba năm mẹ già cũng đừng mong!
Ta biết người buồn chiều hôm trước:
Bây giờ mùa hạ sen nở nốt,
Một chị, hai chị cũng như sen
Khuyên nốt em trai dòng lệ sót.
Ta biết người buồn sáng hôm nay:
Giời chưa mùa thu, tươi lắm thay,
Em nhỏ ngây thơ đôi mắt biếc
Gói tròn thương tiếc chiếc khăn tay...
Người đi? Ừ nhỉ, người đi thực!
Mẹ thà coi như chiếc lá bay,
Chị thà coi như là hạt bụi,
Em thà coi như hơi rượu say.
1940
(In trong Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh – Hoài Chân, NXB Văn học, 1988)
a. Xác định đề tài, nội dung bao quát và bố cục của bài thơ.
b. Phân tích 10 dòng thơ đầu để làm rõ:
- Khung cảnh đưa tiễn, hình ảnh người ra đi (“người”) và tình cảm, cảm xúc của người đưa tiễn (“ta”).
- Các yếu tố hình thức nghệ thuật như thể thơ, từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ,... có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện khung cảnh, nhân vật được nêu ở mục a?
c. Phân tích 12 dòng thơ cuối và cho biết:
- Giữa thái độ “một giã gia đình một dửng dưng” (mười dòng thơ đầu) với nỗi “buồn” (tám dòng thơ giữa) và việc “đi thực” (bốn dòng thơ cuối) của người ra đi có gì mâu thuẫn không? Vì sao?
- Hình ảnh “mẹ già”, “một chị, hai chị...”, “em nhỏ ngây thơ...” được nhắc đến trong bài thơ có tác dụng gì trong việc thể hiện hình ảnh người ra đi?
d. Bài thơ cùng lúc thể hiện tình cảm, tâm sự của nhiều nhân vật nhưng chung quy vẫn là để thể hiện tình cảm, tâm sự của nhân vật xưng “ta”, có thể nói như vậy được không? Vì sao?
d. Theo em, về hình thức, bài thơ có những điểm gì độc đáo?
Câu 2:
Phân tích tình cảm, cảm xúc của Nguyễn Quang Thiều khi viết bài thơ Sông Đáy. Bài thơ cho thấy mối liên hệ nào giữa Sông Đáy với mẹ và kí ức của tác giả?
Câu 3:
Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi bên dưới:
HIỂN LÂM CÁC
Theo Lê Đinh Phúc
Hiển Lâm Các (Ảnh: Shutterstock)
Có nhà nghiên cứu mĩ thuật Việt Nam cho rằng “Trong Đại nội, nổi bật nhất là Hiển Lâm Các, một công trình kiến trúc đẹp, gồm ba tầng, mười hai mái”. Đó là công trình kiến trúc thuộc quần thể di tích Cố đô Huế, nằm trong khu vực các miếu thờ.
Hiển Lâm Các được xây dựng cùng một lần với Thế Miếu (1821 – 1822) – thời vua Minh Mạng.
Hiển Lâm Các được xây dựng ngay phía trước Thế Miếu, trên khối nền cao hình chữ nhật, lát gạch Bát Tràng, xây bó bằng gạch vồ, vôi vữa và đắp nổi mảnh sành để trang trí. Từ dưới bước lên mặt nền bằng hai hệ thống bậc đá thanh ở trước và sau, mỗi hệ thống có chín bậc. Hai bên thành bậc được đắp hình rồng, lối đi ở giữa chỉ dành riêng cho vua.
Hiển Lâm Các được kiến trúc bằng gỗ cao tầng. Mặt bằng tầng một chia làm ba gian hai chái. Quanh ba mặt ngoài của hai chái được xây tường gạch để gia cố sức chịu lực của các hàng cột quân và bao che bớt phần nội thất. Ở hàng cột thứ ba tính từ mặt trước, dựng ở một dãy đố bản, giữa mỗi gian trổ một cửa vòm. Các hệ thống kèo, liên ba, đổ bản ở tầng này đều được chạm nổi các mô típ hình rồng cách điệu hoá thành dây leo lá cuốn. Trên cửa giữa treo tấm hoành phi lớn đề ba chữ “Hiển Lâm Các” trên nền sơn màu lục, khung chạm chín con rồng vờn mây sơn son thếp vàng.
Gian bên phải bắc chiếc cầu thang lên tầng trên. Cầu thang được trang trí rất đẹp. Hai tay vịn được chia thành các ô hộc trang trí hình chữ “thọ”, chữ “vạn” và đường nét kỉ hà. Đầu và cuối tay vịn đều được chạm nổi hình đầu và đuôi rồng uốn lượn mềm mại.
Tầng hai có ba gian. Trước đây đặt án thư và sập ngự sơn son thếp vàng. Hai mặt trước và sau đều có cửa lá sách, hai mặt bên nong ván, chung quanh là một hệ thống lan can bằng gỗ với những hàng con tiện trau chuốt tỉ mỉ. Đỡ giàn mái tầng này có bốn cột chính, bốn cột phụ với một hệ thống con sơn được chạm trổ đẹp mắt.
Tầng ba chỉ có một gian với lối đi lên là một cầu thang gỗ chín bậc. Mặt trước và mặt sau lầu dựng cửa lá sách. Có một hệ thống con sơn được đặt từ bên cột chính ở bốn góc vươn ra như những cánh tay để đỡ cho toàn bộ phần dưới của bộ mái trên cùng. Hệ thống con sơn này đã đưa các mái ra khá rộng, nó vừa có giá trị kết cấu vừa có giá trị trang trí, tạo ra nhiều mảng tối, sáng cho mặt ngoài của công trình kiến trúc, làm tăng thêm vẻ thâm nghiêm của chốn cung đình. Trên nóc tầng ba, ở giữa trang trí bầu rượu bằng pháp lam màu vàng nhạt đặt trên một áng mây pháp lam ngũ sắc tươi thắm,...
Hiển Lâm Các là công trình kiến trúc có giá trị cả về kĩ thuật lẫn thẩm mĩ. Toà nhà cao tầng nhưng có tỉ lệ cân xứng, hài hoà giữa các tầng với nhau. Sự đứng vững của toà nhà gần hai thế kỉ đã thể hiện tài năng, sự khéo léo tuyệt vời của những người thợ mộc ở cả phương diện tạo nên độ bền chắc lẫn khả năng trang trí mĩ thuật.
Chức năng chính của Hiển Lâm Các được xem như là đài kỉ niệm để ghi nhớ công tích các vua Triều Nguyễn được thờ ở Thế Miếu và các đại thần có công được thờ ở hai nhà Tả Tùng tự và Hữu Bằng tự gần trước mặt.
Hiển Lâm Các là một trong số ít công trình kiến trúc có giá trị nghệ thuật và thẩm mĩ đạt trình độ rất cao ở Huế. Cùng với Thế Miếu và Cửu Đỉnh, Hiển Lâm Các đã trở thành điểm nhấn trong toàn bộ quần thể di tích Cố đô Huế và là điểm đến không thể bỏ qua của du khách khi đến tham quan Di sản văn hoá thế giới này ở Việt Nam.
(In trong Huế – di tích lịch sử – văn hoá – danh thắng, NXB Chính trị quốc gia, 1997)
a. Xác định bố cục của bài văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử được thể hiện trong bài viết trên và nội dung chính của từng phần.
b. Bài viết chủ yếu chọn trình bày thông tin theo cách nào? Tác dụng của cách trình bày thông tin ấy là gì?
c. Chỉ ra tác dụng của việc sử dụng kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm, tự sự (nếu có) trong bài viết trên.
d. Nhận xét về vai trò của phương tiện phi ngôn ngữ trong bài viết. Hãy rút ra ít nhất một kinh nghiệm về việc sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ từ bài viết trên.
đ. Trong bài viết trên, người viết đã chọn thuyết minh chi tiết về yếu tố nào của di tích Hiển Lâm Các? Ý nghĩa của việc lựa chọn ấy là gì?
e. Dùng Bảng kiểm kĩ năng viết bài văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử ở Bài 3 (Những di tích lịch sử và danh thắng - Ngữ văn 9, tập một, bộ sách Chân trời sáng tạo) để đánh giá và xác định (những) tiêu chí mà bài viết chưa đạt được (nếu có).
Câu 4:
Xác định nghĩa của các từ ngữ in đậm trong các trường hợp sau. Trong các trường hợp này, trường hợp nào từ ngữ được dùng theo nghĩa mới?
a1.Con cóc là cậu ông trời
Hễ ai đánh cóc thì trời đánh cho.
(Ca dao)
a2. Chúng tôi thích la cà ở những quán cóc bên hè phố.
b1. Nó trót làm sai nên bây giờ phải tìm cách chữa cháy.
b2. Lúc xảy ra hoả hoạn, đội cứu hoả đã đến kịp thời để chữa cháy.
Câu 5:
Chỉ ra sự độc đáo trong cách kết hợp từ ngữ ở các trường hợp sau (chú ý các cụm từ/ câu được in đậm):
a.
Bóng chiều không thắm, không vàng vọt,
Sao đây hoàng hôn trong mắt trong?
(Thâm Tâm, Tống biệt hành)
b.
Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi
Hổn hển như lời của nước mây
(Hàn Mặc Tử, Mùa xuân chín)
Câu 6:
Thực hiện theo nhóm những nhiệm vụ sau:
Nhiệm vụ nói: Trình bày ý kiến của em với các bạn trong nhóm về một trong những sự việc có tính thời sự liên quan đến đời sống học đường, lứa mới học sinh, chẳng hạn như:
- Làm thế nào để giải quyết vấn nạn bạo lực học đường hiện nay?
- Cách thức để tạo ra một trường học hạnh phúc là gì?
- Nên hay không nên tự tìm hiểu những vấn đề liên quan đến giới tính ở lứa tuổi dậy thì?
- Nên hay không nên trao đổi về tình yêu tuổi học trò với cha mẹ?
Nhiệm vụ nghe: Nghe, tóm tắt phần trình bày của bạn và nhận xét về tính thuyết phục của (những) ý kiến mà bạn đã đưa ra, chỉ ra những hạn chế (nếu có) về lập luận, bằng chứng.
Câu 7:
Phân tích nghệ thuật miêu tả bức tranh đại ngàn và thể hiện cảm xúc của con hổ trong đoạn thơ sau:
Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?
– Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?
(Nhớ rừng, Thế Lữ)
Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 2)
Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9 Cánh diều có đáp án (Đề 1)
Đề minh họa thi vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2025 - Sở GD Hải Dương
Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 1)
Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 9)
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 9 Cánh diều có đáp án ( Đề 8)
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án ( Đề 1 )
Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 8)
về câu hỏi!