Câu hỏi:

22/11/2024 459 Lưu

Trong khổ thơ sau, tác giả đã sử dụng những hình ảnh so sánh nào? Tác dụng của nó là gì?

Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng

Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá:

Chiếc thuyền nhẹ băng như con tuấn mã

Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang

Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió...

(Tế Hanh, Quê hương)

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

- Trong khổ thơ, tác giả đã so sánh hình ảnh chiếc thuyền như con tuấn mã, cánh buồm như mảnh hồn làng.

- Tác dụng: làm cho chiếc thuyền sống động, thể hiện sức mạnh của con thuyền khi đạp sóng trên biển, hình ảnh cánh buồm như là biểu tượng của quê hương, trở nên sinh động, có hồn.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Lời giải

Cách gieo vần của bài thơ Quê hương (Tế Hanh) là vần chân: liền (giang/ làng, sông/ hồng, trắng/ nắng, xăm/ nằm), vần cách (vôi/ khơi); cách ngắt nhịp 3/5 kết hợp với 3/2/3,4/4 tạo nên nhịp điệu uyển chuyển cho bài thơ, góp phần thể hiện tình cảm quê hương trong sáng, tha thiết của nhà thơ.

Lời giải

- Kết cấu của bài thơ là toàn bộ tổ chức chặt chẽ và sinh động các yếu tố về nội dung và hình thức của bài thơ, của tác phẩm, tạo ra tính toàn vẹn và thể hiện một cách tốt nhất chủ đề, tư tưởng của tác phẩm.

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP