Danh sách câu hỏi
Có 6,056 câu hỏi trên 122 trang
Quan sát và ghi lại kết quả quan sát một cây hoa (hoặc cây ăn quả, cây bóng mát, cây lương thực, cây cảnh) mà em yêu thích.
Gợi ý:
a) Em định tả cây nào?
b) Em quan sát những gì?
- Quan sát hình dáng của cây (to hay nhỏ, cao hay thấp, vươn thẳng hay xoè rộng,..).
– Quan sát các bộ phận của cây (gốc cây, thân cây, lá cây, hoa, quả,...).
c) Em quan sát bằng những cách nào?
– Quan sát hình dáng, màu sắc bằng mắt.
– Cảm nhận tiếng lá reo, mùi hương, cánh hoa,... bằng tai, mũi hoặc tay.
d) Ghi lại vắn tắt kết quả quan sát.
* Nội dung chính Một người chính trực
Tô Hiến Thành là một người trung trực. Dù có quyền chức, ông cũng không để tình cảm cá nhân, sự tham lam tiền bạc lấn át. Quyết một mực chính trực, đặt việc nước lên đầu, việc tư không màng tới, không hòng vụ lợi cá nhân.
Một người chính trực
Tô Hiến Thành làm quan triều Lý, nổi tiếng là người chính trực.
Năm 1175, vua Lý Anh Tông mất, di chiếu cho Tô Hiến Thành phố tả thái tử Long Cán, con bà thái hậu họ Đỗ, lên ngôi. Nhưng bà Chiêu Linh thái hậu lại muốn lập con mình là Long Xưởng. Bà cho người đem vàng bạc đút lót vợ Tô Hiến Thành để nhờ ông giúp đỡ. Tô Hiến Thành nhất định không nghe, cứ theo di chiếu lập Long Cần làm vua. Đó là vua Lý Cao Tông.
Phò tá Lý Cao Tông được 4 năm, Tô Hiến Thành lâm bệnh nặng. Quan tham tri chính sự là Vũ Tán Đường ngày đêm hầu hạ bên giường bệnh. Còn gián nghị đại phu Trần Trung Tả do bận nhiều công việc nên không mấy khi tới thăm Tô Hiến Thành được.
Một hôm, Đỗ thái hậu và vua tới thăm ông, hỏi:
– Nếu chẳng may ông mất thì ai sẽ là người thay ông?
Tô Hiến Thành không do dự, đáp:
– Có gián nghị đại phu Trần Trung Tá
Thái hậu ngạc nhiên hỏi:
– Vũ Tán Đường hết lòng vì ông, sao không tiến cử?
Tô Hiến Thành tâu:
– Nếu thái hậu hỏi người hầu hạ giỏi thì thần xin cử Vũ Tấn Đường, còn hỏi người tài ba giúp nước, thần xin cử Trần Trung Tá.
Theo QUỲNH CƯ - ĐỖ ĐỨC HÙNG
Tô Hiến Thành đã thể hiện sự chính trực như thế nào trong việc thực hiện di chiếu của vua Lý Anh Tông?
Cấu tạo của bài văn tả cây cối
Trình tự miêu tả trong bài văn sau có gì khác bài văn Cây si?
Cây bàng
Đối với Thuỷ, cây bàng này thật thân thiết. Mùa hè, hết tầng lá nọ đến tầng lá kia che kín không cho một tia nắng nhỏ rồi được xuống đất. Những cái lá to của nó toàn một màu xanh ngắt, màu xanh mát mẻ biết bao nhiêu!
Sang cuối thu, lá của nó ngả màu vàng tía, cái màu fía kì diệu ấy không thể thấy ở bất cứ một cây nào khác, càng nhìn càng thấy đẹp. Đỗ anh hoạ sĩ nào pha được đúng cái màu fía ấy của lá bàng cuối thu!
Qua mùa đông, cây bằng trụi không còn một lá, cành như khô lại, in trên nền trời đục. Trong những ngày rét nhất, đám cảnh trơ trụi đó như cố co mình lại để chịu cho được cái rét buốt của mùa đông. Thuỳ và các bạn thấy thương xót trong lòng, những cảnh trụi hết lá kia trơ trơ ngoài trời chắc là rét lắm!
Cho tới mùa xuân, chỉ một đêm thôi, chồi xanh li ti đã điểm kín cành to, cảnh nhỏ. Rồi từng ngày, từng ngày, những chồi xanh ấy lớn nhanh như thổi, mỗi ngày một khác, mỗi lúc một khác nữa kia. Mùa xuân của cây bàng cũng như tuổi thơ của nó vậy.
Theo ĐẢO VŨ
Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi:
Cây si
Cây si bao giờ cũng già hơn những cây khác, từ cây si cổ thụ bên giếng đầu làng đến cây si bé tí trong hòn non bộ của ông.
Rễ si làm thành bộ “râu” độc đáo của si. Bộ râu si rất rậm và dài. Những ngày sắp mua hoặc sau mưa, cây si lại càng già thêm vì râu cứ trắng ra. Cây si khác cây đa là những chòm râu ấy không thành những thân phụ, mà bao giờ cũng vẫn chỉ là bộ râu loà xoà. Còn cây đa, đến một ngày nào đó, có những râu sẽ ăn xuống đất, lồn lên, thành thân cây: một cây đa có khi có đến năm, sáu gốc.
Lá si tuy nhỏ nhưng nhiều nên bao giờ cũng cho bóng mát. Bước vào dưới bóng một cây si, sờ vào tùng chòm râu, ta cảm thấy mát rượi và quên ngay cái nắng gay gắt ngoài đường. Cây si không bao giờ rụng lá hàng loạt như cây bằng, cây sấu, cây xà cừ, cây xoan. Cây si già hơn những cây khác vì chòm râu nhưng cũng luôn trẻ hơn những cây khác vì xanh lá quanh năm.
Lá si tặng con người bóng mát, còn chòm râu thì để trẻ ngắm nghĩa mà nhớ đến ông nội, ông ngoại của mình, những người giả luôn yêu quý các em.
Theo BẰNG SƠN
a) Bài văn có mấy đoạn? Nêu nội dung của từng đoạn.
b) Cây si được miêu tả theo trình tự nào?
TIẾNG RU
Con ong làm mật, yêu hoa
Con cá bơi, yêu nước; con chim ca, yêu trời
Con người muốn sống, con ơi
Phải yêu đồng chí, yêu người anh em.
Một ngôi sao, chẳng sáng đêm
Một thân lúa chín, chẳng nên mùa vàng.
Một người – đâu phải nhân gian?
Sống chăng, một đốm lửa tàn mà thôi!
Núi cao bởi có đất bồi
Núi chê đất thấp, núi ngồi ở đâu?
Muôn dòng sông đổ biển sâu
Biển chê sông nhỏ, biển đâu nước còn?
Tre già yêu lấy măng non
Chắt chiu như mẹ yêu con tháng ngày
Mai sau con lớn hơn thầy
Các con ôm cả hai tay đất tròn.
(Tố Hữu)
Từ ngữ
- Nhân gian: loài người.
- Bồi: thêm vào, đắp nên
Bài thơ là lời của ai, nói với ai? Từ ngữ nào cho em biết điều đó?
TỜ BÁO TƯỜNG CỦA TÔI
Chiều nay, tôi phải xuống nhà thằng Eng để bàn với nó về tên tờ báo tường đón tết Trung thu. Con đường đến nhà Eng đi qua một con dốc. Đang đi, tôi bỗng khựng lại, suýt nữa hét toáng lên vì sợ hãi. Ngay trước mặt tôi, có người nằm bên gốc cây. Bên cạnh chiếc xe máy, ngổn ngang những bao hàng. Người bị nạn kêu yếu ớt:
- Cháu ơi, gọi người cứu bác với!
Tôi đứng ngây ra, tim đập thình thịch. Cố trấn tĩnh, tôi đáp:
- Bác đợi cháu nhé!
“Phải đến đồn biên phòng”... Thoáng nghĩ thế, tôi liền chạy theo con đường gần nhất. Trời bắt đầu nhá nhem tối. Khu rừng âm u. Tiếng mấy con chim kêu “túc... túc...” không ngớt. Tôi chạy nhanh hơn. Gió thổi vù vù bên tai, bàn chân đau nhói vì giẫm lên đá răng mèo. “Phải cố lên! Người bị nạn nguy mất...”. Cuối cùng, cánh cổng của đồn biên phòng cũng hiện ra. Một chú bộ đội đứng gác cất tiếng hỏi tôi:
- Có việc gì thế cháu?
- Cháu thấy người bị tai nạn bên đường nên tới báo cho các chú ạ.
Nhìn khuôn mặt đỏ bừng, nhễ nhại mồ hôi của tôi, chú như đoán được câu chuyện. Nhấc điện thoại lên, chú liên lạc với đồng đội đang đi tuần tra địa bàn để thông báo sự việc. Xong xuôi, chú vỗ vai tôi cười bảo:
- Cháu gan dạ và tốt bụng quá! Hi vọng, người gặp nạn sẽ được cứu kịp thời.
Ngày hôm sau, câu chuyện tôi giúp các chú bộ đội biên phòng cứu được người bị nạn lan đi khắp nơi. Tôi thấy rất vui. Tôi còn vui hơn khi tìm được nhan đề “Trăng Rằm yêu thương” cho tờ báo tường. Thằng Eng chắc hẳn sẽ rất thích cái tên đó.
(Nguyễn Luân)
Từ ngữ
- Biên phòng: phòng thủ và bảo vệ vùng biên giới.
- Đá răng mèo: đá nhỏ, nhọn, lởm chởm giống như răng mèo
- Tuần tra địa bàn: đi để xem xét trong một khu vực nhằm giữ gìn trật tự.
Trên con đường đến nhà bạn, cậu bé đã nhìn thấy sự việc gì? Cậu bé có cảm xúc thế nào khi nhìn thấy cảnh tượng đó?