Danh sách câu hỏi

Có 6,056 câu hỏi trên 122 trang
* Nội dung chính Ở Vương quốc Tương Lai Những điều ở Vương quốc Tương Lai cũng là những ước mơ, những hạnh phúc mà con người mong muốn có được. Hi vọng về những ước mơ không xa khi con người có thể nghiên cứu, hiện thực hoá chúng bằng tình yêu, sự đoàn kết toàn Trái Đất. Ở Vương quốc Tương Lai Tin-tin và Mi-tin được một bà tiên giúp đỡ, đã vượt qua nhiều thử thách, đến nhiều xứ sở để tìm con Chim Xanh về chữa bệnh cho một người bạn hàng xóm. Đoạn trích dưới đây thuật lại việc hai em tôi Vương quốc Tương Lai và trò chuyện với những em bé sắp ra đời. Cảnh trí Một gian phòng rộng có những hàng cột và mái vòm bằng ngọc bích. Phòng có một số ghế băng, đồ đạc, cây cối. Có nhiều trẻ em đang chơi đùa hoặc làm việc. Có em đi lại hoặc ngồi suy nghĩ. Nhân vật Tin-tin Mi-tin (em gái Tin-tin) Một số em bé Công xưởng xanh Tin-tin: Cậu đang làm gì với đôi cánh xanh ấy? Em bé thứ nhất: Mình sẽ dùng nó vào việc sáng chế trên Trái Đất. Tin-tin: Cậu sáng chế cái gì? Em bé thứ nhất: Khi nào ra đời, mình sẽ chế ra một vật làm cho con người hạnh phúc. Mi-tin: Vật đó ăn ngon chứ? Nó có ồn ào không? Em bé thứ nhất: Không đâu, chẳng ồn ào gì cả. Mình chế sắp xong rồi, cậu có muốn xem không? Tin-tin: Có chứ! Nó đâu? Em bé thứ hai: Cậu có muốn xem vật mình sáng chế không? Tin-tin: Có chứ, cái gì đấy? Em bé thứ hai: Có ba mươi vị thuốc trường sinh ở kia, trong những chiếc lọ xanh. Em bé thứ ba: (Từ trong đám đông đi ra) Mình mang đến một thứ ánh sáng mà chưa ai biết cả. (Em bé toả ra một thứ ánh sáng lạ thường) Thật là kì lạ phải không? Em bé thứ tư: (Kéo tay Tin-tin) Cậu lại đây xem cái máy của mình, nó biết bay trên không như một con chim. Em bé thứ năm: Hãy lại xem cái máy của mình đã. Nó biết dò tìm những kho báu còn giấu kín trên Mặt Trăng. Theo MÁT-TÉC-LINH (Nguyễn Trường Lịch dịch) Vở kịch có những nhân vật nào?
Đi làm nương Ở làng người Thái và làng người Xá, đến mùa đi làm nương thì trên sàn, dưới đất mọi nhà đều vắng tanh. Cả làng đều đi làm nương; nương xa, nhiều khi lên tận ngọn suối. Con ngựa đeo tất cả đồ đạc và nông cụ trên lưng, có khi nó còn thổ thêm một chú bé ngồi vắt vẻo bên cạnh một cái nồi to. Mấy con chó thì lon ton, loăng quăng, lúc chạy trước, lúc chạy sau. Trên nương, mỗi người một việc. Người lớn đánh trâu ra cày. Các cụ già nhặt cỏ, đốt lá. Mấy chú bé đi tìm chỗ ven suối để bắc bếp thổi cơm. Chẳng mấy chốc, khói bếp đã um lên. Các bà mẹ cúi lom khom tra ngô. Được mẹ địu ấm, có khi em bé vẫn ngủ khì trên lưng mẹ. Lũ chó nhưng nhăng chạy, sủa om cả rừng. Những khi đi làm nương xa, chiều không về kịp, mọi người ngủ lại trong lều. Sương xuống mù mịt, lạnh buốt. Những bữa cơm tối, các gia đình quây quần ấm áp quanh đống lửa lớn đương bùng bùng cháy. TÔ HOÀI Từ ngữ, hình ảnh nào trong bài đọc cho biết mọi người trong làng đều đi làm nương? Tìm các ý đúng: a) Cả làng đều đi làm nương. b) Trên nương, mỗi người một việc. c) Trên sàn, dưới đất mọi nhà đều vắng tanh. d) Con ngựa đeo tất cả đồ đạc và nông cụ trên lưng.
* Nội dung chính Mẹ con cùng đọc   Mẹ con cùng đọc Hồi tôi còn học mầm non, tối nào mà cũng đọc truyện cho tôi nghe. Mã đọc hay như hát ru. Có khi chưa hết truyện, tôi đã khô khô. Lên tiểu học, có tối mà đọc, có tối tôi đọc. Tối nào, hai mà con cũng đọc thì đọc hai truyện rồi mới chúc nhau ngủ ngon. - Má ơi! Tối nay, mình đọc truyện cổ tích nhé. Cô giáo con nói: “Mỗi em về nhà tìm đọc một truyện cổ tích kể về đất nước mình. Tôi giờ kể chuyện tuần sau, các em kể lại cho cả lớp nghe.”. - Hay đó! Nhà mình có bộ “Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam". Con lấy ra đây, mà con mình cũng tìm truyện! Tôi khệ nệ mang ra từ tủ sách nhà mình bộ sách ấy. Đó là một bộ sách có 5 tập thật dày. Gảy sách nối nhau cao hơn một gang tay. Mỗi tập mấy trăm trang, cả bộ mấy nghìn trang! Tôi bắt đầu mở quyển tập 1 thì má tôi cầm lấy quyển tập 2. Hai má con cùng tra mục lục. Tôi reo lên: – Đây rồi! Sách có mục “Sự tích đất nước Việt Nam", từ trang 388. Theo mục lục, tôi tìm được một truyện về đất phương Nam, dài 10 trang. Hai má con đọc bằng hết. Truyện bắt đầu: "Ngày xưa, ở Gia Định có một người tên là...” rồi kết bằng câu ca: “Nhà Bè nước chảy phân hai Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về.". TRẦN QUỐC TOẢN Bạn nhỏ cần tìm loại truyện cổ tích nào? Tìm ý đúng: a) Truyện về tài trí và sức khoẻ của con người. b) Truyện về nguồn gốc của các con vật. c) Truyện về nguồn gốc của các đồ vật. d) Truyện về đất nước Việt Nam.
* Nội dung chính Người thu gió Người thu gió là câu chuyện kể về hành trình của một thiếu niên sinh ra ở một vùng đất nghèo khó tại châu Phi, đã dám mày mò chế tạo ra cối xay gió từ phế liệu để tạo ra điện, thay đổi cuộc sống cho toàn bộ cộng đồng cũng như bản thân mình. Người thu gió Cậu bé Uy-li-am sống ở một làng quê nghèo của châu Phi. Năm mười bốn tuổi, cậu phải bỏ học vì không có tiền đóng học phí. Rồi hạn hán xảy ra khiến gia đình cậu và dân làng rơi vào cảnh đói kém. Nhiều người, trong đó có cả bạn bè của cậu, phải bỏ mạng vì không còn thực phẩm để sống. Những cơn mưa ở mùa vụ tiếp theo giúp các cánh đồng dần xanh tươi trở lại, nhưng Uy-li-am vẫn phải nghỉ học. Không được tới trường, Uy-li-am tìm đến thư viện làng. Ở đó, với vốn tiếng Anh bập bõm và sự giúp sức của từ điển, cậu đọc được hai cuốn sách hướng dẫn cách làm ra điện. Hình ảnh chiếc máy điện gió gây ấn tượng đặc biệt cho cậu. Cậu quyết định làm một chiếc máy từ ống nhựa và các bộ phận của ô tô, máy kéo, xe đạp cũ. Mày mò mãi, cuối cùng, Uy-li-am cũng tạo ra được một máy điện gió thô sơ cung cấp đủ điện cho bốn chiếc đèn. Chiếc máy điện gió thứ hai giúp cậu dùng máy bơm nước để cung cấp nước tuổi cho cánh đồng ngô, thuốc lá của gia đình. Rồi cậu chế ra ba chiếc máy điện gió, đủ để bom nước cho các cánh đồng trong làng và phục vụ sinh hoạt hằng ngày của các hộ dân. Câu chuyện chế tạo máy điện gió của Uy-li-am nhanh chóng vượt ra khỏi phạm vi của ngôi làng. Năm 2013, Uy-li-am được một tạp chí quốc tế có uy tín đưa vào danh sách những người dưới ba mươi tuổi thay đổi thế giới. Cuốn sách “Người thu gió” viết về cậu được nhiều trường đại học của Mỹ đưa vào danh mục sách cần đọc cho tất cả sinh viên mới vào trường. Cuốn sách nổi tiếng này đã được dịch sang tiếng Việt năm 2020. Theo TÍNH LỄ và NGUYỄN CƯỜNG Hoàn cảnh gia đình và làng quê của Uy-li-am khó khăn như thế nào?