Danh sách câu hỏi

Có 6,056 câu hỏi trên 122 trang
* Nội dung chính Đón Thần Mặt Trời Cuộc sống cần có sự dung hoà, ổn định giữa con người với tự nhiên. Không có một phép thần thông nào tồn tại thực sự, chỉ có niềm tin và thực hiện mọi việc một cách khoa học, thực tế thì mới đem lại hiệu quả, thành công. Đón Thần Mặt Trời Ngày xưa, có vị phú ông nọ muốn xây một toà nhà thật đặc biệt. Phủ ông tự tay vẽ kiểu nhà rồi thuê thợ làm theo. Nhà xây xong, phú ông tự cho đó là một lâu đài chưa từng có. Lâu đài của phú ông đúng là chưa từng có thật vì không hề có cửa sổ. Trong nhà tối như hang chuột, cả ngày phải thắp đèn. Ít lâu sau, cả nhà phú ông bỗng mắc nhiều chứng bệnh. Mắt ngày một kém, da xanh như tàu lá, bệnh ngoài da thi nhau phát triển. Phú ông sợ hãi, bèn mời thầy thuốc giỏi về chữa, đón thầy phù thuỷ về cúng, nhưng bệnh càng nặng thêm. Ông ta đành loan tin khắp nơi, hứa thưởng lớn cho người chữa khỏi bệnh. Một cậu bé biết tin bèn xin cha đưa đến gặp phú ông. Khi tới toà nhà kì quái, cậu bé nói ngay: – Mọi người bị bệnh là do không chịu đón Thần Mặt Trời vào nhà! Tin vào thần thánh, phú ông liền cho người đem các túi lớn ra ngoài trời hứng nắng rồi buộc lại mang vào nhà. Nhưng bệnh tình không hề thuyên giảm. Ông ta nổi giận, gọi cậu bé đến, trách móc nặng lời. Nghe phú ông trách, cậu bé hỏi: – Cháu bảo đón Thần Mặt Trời, sao ông lại đi nhốt Thần Mặt Trời vào túi? Phú ông lúng túng, vội xin cậu bé mách cho cách làm. Cậu bé cười ngặt nghẽo rồi chỉ vào toà nhà, nói: – Ông phải làm thật nhiều cửa sổ! Ánh nắng là nguồn sáng vô giá. Nó làm cho nhà ở khô ráo, không khí trong lành, da dẻ hồng hào, khoẻ mạnh. Hãy đưa nguồn sáng đó vào các phòng, chắc chắn mọi người sẽ khoẻ mạnh. Phú ông nghe theo. Quả nhiên, ít lâu sau, cả nhà đều khỏi bệnh và trở nên vui vẻ. Theo PHẠM NĂNG CƯỜNG Vì sao phú ông phải loan tin khắp nơi, tìm người chữa bệnh?
* Nội dung chính Nữ tiến sĩ đầu tiên Trong những hoàn cảnh khó khăn, ngặt nghèo nhất, con người lại nảy ra những ý tưởng sáng tạo, lòng nhiệt huyết sôi nổi, bùng cháy nhất. Tài năng không chỉ nên giới hạn ở một đối tượng nào, chỉ cần có cơ hội và sự rèn luyện nghiêm túc, tài năng sẽ xuất hiện ở bất cứ ai. Nữ tiến sĩ đầu tiên Thuở xưa, việc học hành, thi cử ở nước ta chỉ dành riêng cho nam giới. Vậy mà vào thời nhà Mạc, một người con gái đã cải trang thành nam giới để đi thi và đỗ tiến sĩ. Tương truyền, người phụ nữ ấy là bà Nguyễn Thị Duệ, quê ở tỉnh Hải Dương. Năm lên mười, vì ham học, bà xin cha mẹ cho mặc trang phục nam giới, đổi tên thành Nguyễn Văn Du, đến trường học cùng các bạn nam. Nguyễn Thị Duệ học rất giỏi, được các bạn học kính nể. Khoảng hai mươi tuổi, bà lấy tên Nguyễn Văn Du đi thi và đỗ tiến sĩ. Vua thấy vị tiến sĩ dáng hình yểu điệu, mặt mũi thanh tú, liền xét hỏi. Bà đành phải nói thật. Vua không trách tội mà còn khen hết lời. Vua mời bà vào cung dạy bảo các phi tần. Năm 1625, nhà Mạc mất. Vua nhà Lê từ lâu đã nghe tiếng bà, rất mến phục, phong cho bà chức quan trông coi việc dạy học trong cung. Ngày nay, ở Thủ đô Hà Nội và tỉnh Hải Dương có đường phố mang tên Nguyễn Thị Duệ. Bà được đúc tượng đồng để thờ cùng bảy danh nhân khác ở Văn Miếu Hải Dương. Bà được coi là nữ tiến sĩ đầu tiên ở Việt Nam. Theo NGUYỄN PHƯƠNG BẢO AN – NGUYỄN HOÀNG TRANG Nội dung của bài đọc là gì? Tìm ý đúng: a) Giới thiệu cách thức thi cử thời nhà Mạc và nhà Lê. b) Ca ngợi vẻ đẹp và sự thông minh của bà Nguyễn Thị Duệ. c) Ca ngợi tài năng và lòng dũng cảm của bà Nguyễn Thị Duệ. d) Ca ngợi tám danh nhân của đất nước Việt Nam.
Tìm câu chủ đề trong mỗi đoạn văn sau: a) “Thánh Gióng” là một truyện dân gian nổi tiếng, kể về một cậu bé lên ba, không biết nói biết cười, bỗng lớn vụt lên khi nước nhà có giặc ngoại xâm. Cậu bé trở thành chàng dũng sĩ, đầu đội nón sắt, mình mặc giáp sắt, cuối ngựa sắt, vung cây roi sắt, xông ra trận, làm giặc khiếp vía kinh hồn. Lúc roi sắt gãy, chàng liền nhổ những bụi tre ven đường làm vũ khí đánh giặc. Giặc tan, chàng cởi giáp sắt, nón sắt, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời. Em rất thích câu chuyện này vì hình ảnh Thánh Gióng nói lên sức mạnh kì diệu của dân tộc ta trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. NGỌC THẮNG b) “Dế Mèn phiêu lưu kí" kể lại những cuộc phiêu lưu lí thú, đầy sóng gió của chàng Dế Mèn. Không cam chịu cảnh sống tù túng, quanh quẩn, nhạt nhẽo, tầm thường, Dế Mèn cất bước đi tìm ý nghĩa của cuộc đời. Gặp biết bao khó khăn, trải qua những vấp váp sai lầm, thậm chí có lúc thất bại đau đớn, nhưng Dế Mèn không nản lòng, không chịu lùi bước và cuối cùng đã đạt được ước mơ của mình. “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”, qua mỗi chặng đường, tầm mắt của Dế Mèn được mở rộng, đồng thời, Dế Mèn cũng thu được những bài học bổ ích. Theo TRẦN ĐĂNG SUYỀN
* Nội dung chính Tôn vinh sáng tạo Dù là những trí thức khoa học hay những người chân lấm tay bùn lao động chân tay, họ vẫn không ngừng thôi thúc bản thân phấn đấu xây dựng đất nước phát triển đi lên bằng nhiều cách, nhiều con đường khác nhau. Tôn vinh sáng tạo 1. Giải thưởng sáng tạo Giải thưởng Cô-va-lép-xcai-a được lập ra để tôn vinh những tập thể, cá nhân các nhà khoa học nữ có thành tích xuất sắc. Năm 2021, giải thưởng này đã được trao cho Giáo sư Nguyễn Thị Thanh Mai (Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh) về kết quả nghiên cứu một số sản phẩm thuốc từ được liệu trong nước và Giáo sư Nguyễn Minh Thuỷ (Trường Đại học Cần Thơ) về giải pháp lâu dài hỗ trợ nông dân tiêu thụ nông sản. 2. Phù thuỷ máy nông nghiệp Trong thời gian đi lao động ở I-xra-en, ông Phạm Văn Hát đã chế tạo thành công máy bón phân. Về nước, ông chế tạo và cải tiến hơn 30 loại máy móc phục vụ nông nghiệp như rô bốt gieo hạt, máy phun thuốc sâu, máy đánh luống, máy cày hai lưỡi,... Rô bốt gieo hạt của ông được xuất khẩu sang 14 nước. Ông đã được Chủ tịch Nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba. Theo các báo Tuổi Trẻ, Thanh Niên Giải thưởng Cô-va-lép-xcai-a được lập ra nhằm mục đích gì?
* Nội dung chính Ba nàng công chúa Không chỉ nam nhi, nữ nhi cũng có những tài năng, những đóng góp không hề nhỏ, làm nên thành công trong các trận chiến. Bằng sức mình, họ đã góp phần giúp cho chiến tranh đi xa, hoà bình nhanh chóng trở lại. Ba nàng công chúa Vua San-ta có ba nàng công chúa rất xinh đẹp và giỏi giang. Năm ấy, đất nước có giặc ngoại xâm mà vua tuổi đã cao, sức đã yếu. Ba nàng công chúa cùng nhau đến xin vua cha cho ra trận nhưng đức vua khoát tay, bảo: – Các con mảnh mai như thế thì làm được gì nào? Ba nàng công chúa lẳng lặng từ biệt cha. Đến nơi bị giặc bao vây, công chúa cả ôm đàn lên mặt thành, bắt đầu hát. Nàng hát những làn điệu dân ca với giọng ấm áp, mê hồn. Lính giặc sửng sốt rồi chẳng ai bảo ai cũng hạ vũ khí, ngây người lắng nghe. Công chúa chuyển sang một điệu dân vũ, tất cả đều nhảy múa và hát theo. Đêm xuống, công chúa út thay chị kể chuyện cho lĩnh giặc nghe. Đó là chuyện mẹ già tựa cửa mong con; người vợ, người con vắng chồng, vắng cha đang lam lũ, vất vả nơi quê nhà,... Câu chuyện của nàng khiến toàn bộ lĩnh giặc muốn lập tức trở về quê hương. Hôm sau, tướng giặc đành đầu hàng và xin đức vua cấp thêm ngựa xe, lương thực để chúng rút quân. Nhưng kho lương đã cạn, ngựa cũng đã chết gần hết. Biết làm sao đây! Lúc đó, công chúa hai vung bút vẽ hàng đoàn xe ngựa nối đuôi nhau. Nàng chấm bút vào mắt từng con ngựa. Lập tức, cả đoàn ngựa hí vang, những cỗ xe lương thực lăn bánh trước con mắt kinh ngạc của mọi người. Tiếng đồn về ba nàng công chúa bay đi rất xa. Đức vua rất tự hào về ba cô con gái, còn các vương quốc láng giềng thì từ đó sống với nhau rất thân ái, chan hoà. Theo THU HẰNG Tìm những chi tiết nói lên quyết tâm bảo vệ đất nước của ba nàng công chúa.
* Nội dung chính Nhà bác học của đồng ruộng Nhà bác học không phải là người cao xa, chỉ chuyên tâm ở trong phòng thí nghiệm với những phát minh xa vời, thiếu thực tế. Đó có thể là những thứ giản đơn, thiết thực, giúp ích cho đất nước và bài toán của những người làm kinh tế khó khăn, vất vả như người nông dân. Nhà bác học của đồng ruộng Lương Định Của là một nhà nông học xuất sắc và là cha đẻ của nhiều giống cây trồng mới. Rất nhiều sản phẩm nông nghiệp được nông dân gắn liền với tên của ông một cách thân thiết: dưa ông Của, cà chua ông Của, lúa ông Của,... Còn bạn bè trìu mến gọi ông là “nhà bác học của đồng ruộng". Là viện trưởng một viện nghiên cứu nhưng Lương Định Của vẫn làm việc trong một căn phòng rất đơn sơ. Ngoài giờ lên lớp, ông thường xắn quần, lội trên những cánh đồng thí nghiệm. Ông là người đầu tiên ứng dụng một cách sáng tạo các kĩ thuật canh tác của nước ngoài vào việc trồng lúa ở Việt Nam như: cấy chăng dây thẳng hàng, cấy ngửa tay để cây lúa không bị ngập quá sâu xuống bùn,... Có lần, một người bạn nước ngoài gửi cho viện nghiên cứu của ông mười hạt thóc giống quý. Giữa lúc ấy, trời rét đậm. Ông Của bảo: “Không thể để những hạt giống quý này nảy mầm rồi chết vì rét.". Ông chia mười hạt thóc giống làm hai phần. Năm hạt, ông gieo trong phòng thí nghiệm. Năm hạt còn lại, ông ngâm nước ấm, gói vào khăn, tối tối ủ trong người, trùm chăn ngủ để hơi ấm của cơ thể làm cho thóc nảy mầm. Sau đợt rét kéo dài, chỉ có năm hạt thóc ông Của ủ trong người là giữ được mầm xanh. Ông Lương Định Của không còn nữa nhưng những giống cây ông để lại và tên tuổi ông vẫn còn khắc sâu trong tâm trí của người dân Việt Nam. Ông đã được Nhà nước trao tặng danh hiệu Anh hùng Lao động, Huân chương Lao động hạng Nhất và Giải thưởng Hồ Chí Minh. Theo MINH CHUYÊN Tìm trong đoạn 1 những tên gọi thể hiện sự đánh giá đối với tài năng và đóng góp của ông Lương Định Của.