Danh sách câu hỏi

Có 6,056 câu hỏi trên 122 trang
* Nội dung chính Ông Yết Kiêu Là một người tài năng phi thường, thêm cả tài ứng đối rảo hoạt, nắm thóp quân địch, Yết Kiêu đã giúp quân thù khiếp sợ về nước Nam ta. Cho thấy Việt Nam còn nhiều cơ hội và phần thắng trong các trận đánh giành độc lập dân tộc về sau nữa. Ông Yết Kiêu Thời nhà Trần có một người tên là Yết Kiêu, sức khoẻ phi thường. Đặc biệt, ông bơi lội rất tài. Mỗi lần ông lặn xuống biển, người ta cứ tưởng như ông đi trên đất liền. Nhiều khi ông sống ở dưới nước sáu, bảy ngày mới lên. Hồi ấy, giặc Nguyên sang cướp nước ta. Chúng cho một trăm chiếc tàu lớn tiến vào của biển Vạn Ninh. Nhà vua sai sứ giả đi tìm người đánh giặc. Yết Kiêu bèn tìm đến, tâu vua rằng: – Thần tuy tải hèn sức yếu nhưng cũng quyết cho lũ giặc vào bụng cả. Vua hỏi: – Nhà ngươi cần bao nhiêu người, bao nhiêu thuyền bè? – Tâu Bệ hạ, thần chỉ cần một cái dũi sắt, một chiếc búa – ông đáp. Một mình ông lặn xuống biển, tìm đáy tàu giặc, đục thủng tàu. Tàu giặc đắm hết chiếc này đến chiếc khác. Quân giặc vô cùng sợ hãi. Mãi về sau, giặc đem một cái ống nhòm thuỷ tinh có phép nhìn thấu qua nước, thấy ông đi lại thoăn thoắt như đi trên bộ. Chúng bèn đem cái vỏ bằng sắt, nhân lúc ông đang mải đục một chiếc tàu, buông xuống chụp lấy ông. Bắt được Yết Kiêu, giặc tra khảo ông: - Nước Nam có bao nhiêu kẻ lặn được như ngươi? Ông bảo chúng: – Không kể những người đi lại dưới nước suốt mười ngày không lên, còn như hạng ta thì một trăm chiếc tàu của chúng bay cũng không chở hết. Giặc dụ dỗ ông đưa chúng đi bắt những người khác. Ông giả vờ nghe theo, rồi thừa lúc chúng vô ý, nhảy xuống nước trốn đi. Bấy giờ quân giặc đã bị thiệt hại khá nặng, lại nghe nói nước Nam nhiều người có tài lặn nên đành phải quay tàu trở về, không dám quấy nhiễu nữa. Theo VŨ NGUYÊN HÀNH Tìm những chi tiết trong đoạn 1 cho thấy Yết Kiêu có tài bơi lặn phi thường.
* Nội dung chính Trời mưa Sự quan tâm và giúp đỡ lẫn nhau là cần thiết trong cuộc sống. Đó là cơ sở để gây dựng một cộng đồng đoàn kết, thân thiện và cùng nhau phát triển. Trời mưa Bác Lợi đang làm việc ở cơ quan, bỗng trời tối sầm lại, mây đen kéo đến, rồi mưa đổ xuống như trút. Bác sực nhớ ở nhà có chiếc chăn dạ, hai cái áo len phơi ngoài sân. Trước khi đi làm, bác lại quên nhờ Tuấn ở nhà bên cạnh để ý hộ. Cả nhà bác hôm nay đi vắng. Cơ quan ở xa quá, bác đành chịu. Thôi thế là chăn, áo hôm nay ướt hết! Nghĩ vậy, bác không yên. Tan giờ làm việc, bác đạp xe thật nhanh về nhà. Về đến nhà, bác không nhìn thấy chăn dạ và áo len ở ngoài sân đâu cả. Cửa vào nhà vẫn khóa. Bắc đang ngơ ngác thì Tuấn ở nhà bên cạnh chạy sang nói: – Bác ơi, thấy trời sắp mưa to, cháu chạy sang thu chăn dạ và áo len cho bác, cháu để cả ở trong nhà cháu đấy, bác ạ! – Bác phơi ở dây thép cao như thế, cháu làm thế nào lấy xuống được? – Cháu vào nhà, bê ghế ra rồi cháu đứng lên ghế, rút cả xuống. Vừa mang chăn và áo vào nhà thì mưa sập xuống. Bác Lợi nhìn Tuấn âu yếm: – Nếu không có cháu thì hôm nay chăn và áo của bác ướt hết. Bác cảm on cháu. Tuấn lễ phép chào bác Lợi rồi trở về nhà. Theo XUÂN VŨ Vì sao bác Lợi lo lắng khi thấy trời mưa? Tìm các ý đúng: a) Vì bác không thể phơi chăn dạ và áo len. b) Vì bác phơi chăn dạ và áo len ở nhà. c) Vì bác quên dặn Tuấn cất giúp chăn, áo nếu trời mưa. d) Vì bác đang ở xa, không kịp về cất chăn dạ và áo len.
* Nội dung chính Mảnh sân chung Mảnh sân chung luôn sạch sẽ, tràn ngập tiếng cười vì có sự chung tay, san sẻ công việc với nhau. Ca ngợi tình bạn và tình yêu thương giữa Thuận và Liên, là những người hàng xóm tốt bụng. Mảnh sân chung Hai gia đình chung mảnh sân nhỏ bé. Không có nết vạch nào chia đôi cái sân, nhưng thường mỗi sáng đều thấy cái sân được phân chia khá rõ: Bên nhà Thuận đã quét sạch phần sân của mình từ sáng sớm, còn nhà Liên thì lá rụng đầy, mãi đến chiều tối Liên mới quét. Sáng thứ Hai đầu tuần, Thuận xách chổi ra quét sân. Quét sạch phần bên nhà mình, Thuận đúng lại ngắm nghĩa. Bỗng Thuận thấy bực bực vì cái sân chia hai nửa. Thuận quét luôn nửa bên kia. Cả mảnh sân sạch bong. Mệt thêm chút, nhưng Thuận thấy rất hài lòng. Sáng hôm sau, Thuận dậy sớm, lại quét luôn cả cái sân, hết sức thoải mái và thích thú. Sáng thứ Tư, Thuận dậy sớm, hối hả xách chổi ra sân, thì lạ chưa, cả cái sân sạch bong rồi! Và Thuận nghe có tiếng hát khe khẽ của Liên bên nhà kia. Thuận trở vào nhà, dặn mẹ: – Mẹ ơi! Sáng mai mẹ gọi con dậy thật sớm nhé! Trời chưa sáng cũng được! Sáng thứ Năm, trời mới tờ mờ, mẹ đã gọi Thuận. Thuận bật dậy, xách chổi chạy ngay ra sân, nhưng một lần nữa, cái sân lại sạch bóng! Tối hôm đó, Thuận đi ngủ sớm và dặn mẹ gọi dậy sớm hơn nữa. Nhưng mờ sáng thứ Sáu, trời bắt đầu mưa rả rích. Có hai bạn nhỏ nằm trên giường mà cứ hồi hộp chờ mưa tạnh. Nhưng mưa mãi không tạnh. Nằm chán, cả hai đều đứng ra cửa, nhìn ra sân. Hai bạn nhìn nhau, bất giác cười thật tươi … Từ hôm đó, họ chia phiên nhau, mỗi người quét cái sân chung một ngày. Cái sân lúc nào cũng sạch như lau như li, không một mảnh rác. Theo HOÀNG ANH ĐƯỜNG Qua đoạn 1, em hiểu vì sao cái sân chung như được chia thành hai nửa?
* Nội dung chính Kỉ niệm xưa Kỉ niệm xưa được quyện chặt bởi tình cảm gia đình, tình thân mến thân và những niềm vui, những cuộc chơi đùa khó quên của trẻ nhỏ. Kỉ niệm xưa Ngôi nhà cũ của ông bà nội tôi nằm giữa một khu vườn rộng. Tôi nhớ mãi về căn nhà nhỏ này, nơi lưu giữ tuổi thơ yêu dấu. Ngôi nhà khung gỗ, có những cột gỗ lim lên nước đen bóng. Trong ngôi nhà mát dịu, ông nội tôi hay ngồi sau án thư bên cửa sổ, bắt mạch, kê đơn, châm cứu và bốc thuốc. Mỗi khi ông làm việc, chị em chúng tôi lại kéo nhau ra vườn chơi. Trò chơi các chị tôi chơi mãi không chán là bán hàng. Các chị lấy dây tơ hồng mọc trên hàng rào cây cúc tần, cắt khúc ngắn để giả làm bún, phở, lấy lá râm bụt nấu canh. Còn tôi, bé nhất hội, bản bánh đa làm từ khoai lang luộc. Tiếng mời chào, tiếng khen ngon, kêu nóng râm ran cả một góc vườn. Khác với bọn con gái, lũ con trai – là anh Hải, con bác tôi và Son, Hữu – con cô tôi lại khoái trò chơi đánh trận. Anh Hải lớn nhất trong các anh chị em, luôn luôn nhận là tổng chỉ huy. Ba anh em đánh nhau tít mù khiến lá cây rơi lả tả. Thường là đến hồi bất phân thắng bại thì ông nội thò đầu ra cửa sổ, quát to: “Nghịch vừa vừa thôi!". Sau này, khi đã lớn khôn, chị em chúng tôi vẫn thân thiết với nhau như hồi thơ bé. Chúng tôi hay ngồi nhắc lại những trò chơi thuở nhỏ và mảnh vườn xưa yêu dấu của ông bà nội. Phải chăng bởi những kỉ niệm thơ bé ấy mà tỉnh chị em con cô con cậu của chúng tôi vẫn bền chặt mãi qua thời gian? Theo LÊ THANH NGA Khung cảnh ngôi nhà xưa của ông bà nội được miêu tả như thế nào?