Câu hỏi:

28/07/2023 626

Tìm đọc thêm ở nhà:

– 2 câu chuyện (hoặc 1 câu chuyện, 1 bài thơ) về tính trung thực.

– 1 bài văn (hoặc bài báo) miêu tả hoặc cung cấp thông tin về cây cối.

Siêu phẩm 30 đề thi thử THPT quốc gia 2024 do thầy cô VietJack biên soạn, chỉ từ 100k trên Shopee Mall.

Mua ngay

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

- Câu chuyện về tính trung thực: Ba lưỡi rìu:

          Một anh tiều phu chăm chỉ và hiền lành thật thà có tiếng. Một hôm, theo thường lệ anh vào rừng đốn củi kiếm sống. Không may, khi đang đốn củi thì lưỡi rìu của anh văng xuống sông. Có một cụ già xuất hiện và hứa giúp anh tìm được lưỡi rìu. Lần thứ nhất, cụ vớt lên một lưỡi rìu vàng, anh tiều phu bảo đó không phải. Cụ lặn xuống lần thứ hai và vớt được một lưỡi rìu bạc. Anh tiều phu vẫn xác nhận đó không phải lưỡi rìu của mình. Lần thứ ba, cụ già vớt được lưỡi rìu bằng sắt đúng của anh tiều phu. Sau đó cụ già tặng anh cả lưỡi rìu bằng vàng, bạc của hai lần vớt trước. Đó phần thưởng cho sự trung thực và không tham lam của anh tiều phu. Anh tiều phu vui mừng và cảm ơn cụ già rối rít, khi ngẩng lên thì cụ già đã biến mất.

          - Bài văn miêu tả cây cối: Tả cây mít

Hè năm ngoái em về quê ngoại chơi và thấy cây mít ông bà trồng từ lâu đã bắt đầu sai trĩu quả trông rất thích mắt.

Em đứng lặng ngắm cây mít. Thân cây khá to cỡ hơn một vòng tay em ôm lận. Thân màu nâu sẫm, khi đứng cạnh trông em trở nên bé nhỏ so với nó. Cành lá sum suê, vươn rộng tỏa bóng mát cả một góc vườn. Dưới gốc cây ông em còn đóng một cái xích đu be bé để dành riêng cho hai chị em em ngồi. Những ngày hè nóng nực, chỉ cần ra vườn ngồi nghỉ dưới gốc cây sẽ thấy rất mát mẻ và dễ chịu.

Lá mít rất to, dày, xanh đậm. Mặt trước của lá sáng bóng còn mặt đằng sau thì ngược lại, xanh nhạt hơn. Từ thân cây, nảy ra những trái mít non. Lúc đầu chúng be bé màu xanh cỡ cái cốc rồi lớn dần lên đến khi có thể ăn được thì to hơn cái ấm tích của bà. Khi chín, vỏ mít chuyển màu sáng màu sậm. Nhìn bên ngoài vỏ mít sần sùi nhiều gai là thế nhưng bên trong thì vô cùng thơm ngon.

Khi mít chín thì thơm lan tỏa khắp vườn. Mùi thơm ấy ngọt ngào len lỏi từ vườn vào trong nhà. Em háo hức lắm nên cứ giục ông ra thăm cây liền. Ông nở nụ cười thân thương rồi đến cây mít, nhẹ nhàng cắt bỏ cuống rồi ôm quả vào lòng. Ông vui lắm đấy vì cây mít ông trồng từ lâu đã có thể hái cho các cháu ăn. Bổ quả mít ra, những múi mít vàng ươm nằm xen kẽ với xơ mít trông rất hấp dẫn. Mùi thơm khi bổ tăng lên gấp bội.

Cả nhà quây quần dưới hiên ngồi ăn mít và trò chuyện thật vui vẻ. Những múi mít ngọt đậm, thơm lừng khiến ai ăn cũng phải tấm tắc khen. Hạt mít có thể luộc hoặc rang ăn rất bùi và ngon. Vào những trưa hè đầy nắng, em rất thích nằm dưới gốc mít nghe bà kể chuyện và xem ông tỉa lá vì đã có tán lá rợp rộng tỏa bóng mát dễ chịu. Mong rằng mỗi năm em đều được về quê và được thu hoạch hoa quả trong vườn cùng ông bà.

Quảng cáo

book vietjack

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Quan sát và ghi lại kết quả quan sát một cây hoa (hoặc cây ăn quả, cây bóng mát, cây lương thực, cây cảnh) mà em yêu thích.

Gợi ý:

a) Em định tả cây nào?

b) Em quan sát những gì?

- Quan sát hình dáng của cây (to hay nhỏ, cao hay thấp, vươn thẳng hay xoè rộng,..).

– Quan sát các bộ phận của cây (gốc cây, thân cây, lá cây, hoa, quả,...).

c) Em quan sát bằng những cách nào?

– Quan sát hình dáng, màu sắc bằng mắt.

– Cảm nhận tiếng lá reo, mùi hương, cánh hoa,... bằng tai, mũi hoặc tay.

d) Ghi lại vắn tắt kết quả quan sát.

Xem đáp án » 28/07/2023 3,042

Câu 2:

Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:

Ông Mặt Trời óng ánh

Ông Mặt Trời óng ánh

Toả nắng hai mẹ con

Bóng con và bóng mẹ

Dắt nhau đi trên đường.

 

Ông nhíu mắt nhìn em

Em nhíu mắt nhìn ông

“Ông ở trên trời nhé!

Cháu ở dưới này thôi!”.

 

Hai ông cháu cùng cuối

Mẹ cười, đi bên cạnh.

Ông Mặt Trời óng ánh...

NGÔ THỊ BÍCH HIỀN

a) Sự vật nào được nhân hoá trong bài thơ?  b) Sự vật đó được nhân hoá bằng cách nào? (ảnh 1)

a) Sự vật nào được nhân hoá trong bài thơ?

b) Sự vật đó được nhân hoá bằng cách nào?

Xem đáp án » 28/07/2023 1,947

Câu 3:

Viết 3 câu tả đồ vật hoặc con vật, cây cối, trong câu có hình ảnh nhân hoá.

Xem đáp án » 28/07/2023 1,798

Câu 4:

Viết một đoạn văn ngắn (4 – 5 câu) tả cây cối, trong đó có hình ảnh nhân hóa.

Viết một đoạn văn ngắn (4 – 5 câu) tả cây cối, trong đó có hình ảnh nhân hóa. (ảnh 1)

Xem đáp án » 28/07/2023 1,440

Câu 5:

Em có tán thành ý kiến “Trung thực là đức tính quý nhất của con người.” không? Vì sao?

Xem đáp án » 28/07/2023 1,108

Câu 6:

Tìm biện pháp nhân hoá trong hai khổ thơ sau:

Đứng đâu là cao đấy

Mà chẳng che lấp ai

Dáng khiêm nhường, mảnh khảnh

Da bạc thếch tháng ngày.

Mà tấm lòng thơm thảo

Đỏ môi ngoại nhai trầu

Thương yêu đàn em lắm

Cho cưỡi ngựa tàu cau.

ĐẶNG HẤN

Xem đáp án » 28/07/2023 1,083

Câu 7:

Trình bày ý kiến của em về tính cách của các nhân vật trong một câu chuyện đã học ở Bài 3.

Trình bày ý kiến của em về tính cách của các nhân vật trong một câu chuyện đã học ở Bài 3.   (ảnh 1)

Xem đáp án » 28/07/2023 897

Bình luận


Bình luận