Danh sách câu hỏi

Có 5,287 câu hỏi trên 106 trang
Bộ sưu tập độc đáo Vào một buổi học dịp gần Tết, thầy Dương nói: – Sắp nghỉ Tết, thấy muốn lớp có một hoạt động vui và ý nghĩa. Mỗi bạn sẽ sưu tầm một món đồ. Ra Tết, chúng ta tổ chức triển lãm. Cả lớp ồ lên. Long cười rất “oách” vì cậu ấy là “vua” tem trong lớp. Khánh cùng đắc ý vì cậu ấy chuyên sưu tầm kẹp sách. Còn Loan hơi lo vì chưa biết sưu tầm gì. Thầy bảo: – Quan trọng là ý nghĩa chứ đừng chú trọng giá trị vật chất của món đồ. Về nhà, Loan cứ nghĩ mãi: “Sưu tầm cái gì thật ý nghĩa được nhỉ?" Thấy bố, vốn là một giáo viên, nghe lại băng ghi âm các bài giảng, Loan chợt nảy ra ý tưởng sưu tầm giọng nói của cả lớp. Loan mượn bổ chiếc máy ghi âm. Gặp bạn nào, Loan cũng bảo: – Cậu nói một câu chúc lớp mình đi! – Chúc gì được chứ? – Gì cũng được. Chúng mình sắp chuyển cấp rồi. Thế là mỗi bạn một câu. Trong vài ngày, Loan đã ghi âm xong. Ngày triển lãm, lớp học như một cửa hiệu tạp hoá vui nhộn. Đến lượt mình, Loan trịnh trọng cắm máy ghi âm vào loa rồi hồi hộp bật lên. Cả lớp tò mò nhìn chiếc loa. – Chúc tình bạn của chúng mình thật lâu bền! Phượng giật mình. Chính là giọng của bạn ấy. Giọng Phượng mềm mại như phát thanh viên. Cả lớp vỗ tay như pháo ran. Vài bạn chồm hẳn người lên. Ai cũng háo hức chờ đến mình. – Chúc ai có tật thì sửa, không có thì bỏ qua. Cả lớp cười lăn. Long – chủ nhân của giọng nói liến thoắng vừa vang lên – cũng ôm bụng cười. Cứ thế, mỗi giọng nói cất lên đều thật thân thương và quen thuộc. Ai đi qua lớp Loan cũng ngạc nhiên vì những tiếng vỗ tay liên tiếp vọng ra. Thỉnh thoảng, lại có tràng cười lớn, xen lẫn tiếng thầy Dương: – Độc đáo quá, ý nghĩa quả! (Theo Trường Chi Lộ, Ngọc Khánh dịch Thầy Dương muốn cả lớp thực hiện hoạt động gì? Các bạn trong lớp có thái độ như thế nào với hoạt động ấy?
Ngôi sao sân cỏ Tôi được bạn bẻ khu phố công nhận là cầu thủ xuất sắc. Thế mà đợi mãi tôi mới có dịp ra mắt “giới hâm mộ bóng đá trường nhà" trong trận đấu với lớp 5C sáng nay. Trận đấu gay cấn từ những phút đầu. Mạnh lăn xả cướp bóng rồi chuyền cho tôi dần xuống vòng cấm địa. Hậu vệ lớp C xổ lên chặn. Mạnh và Chiến đã lên kịp. Nhưng tôi vẫn cố hất bóng qua hậu vệ lớp C vì không muốn nhường ai cơ hội ghi bàn. Chậm rồi, thủ môn đã lao lên bắt bóng. Cả sân vỡ oà vì tiếc. Sốt ruột lắm nhưng đến giữa hiệp tôi mới ghi bàn. Tiếng vỗ tay dội lên, tôi sung sướng chạy như một ngôi sao sản cỏ. Từ lúc đó, lớp C kèm tôi như hình với bóng. Tôi dắt bóng một quãng là mất, lại chẳng chuyền cho ai, lớp C được thể tấn công và ghi liền hai bàn. Giữa hai hiệp, chúng tôi hội ý. Mạnh thở hồng hộc: – Tại Việt cứ một mình ôm bóng, tụi nó phá mất. Vĩnh đanh mặt: – Hiệp sau đừng ích kỉ thế. Tôi hầm hầm: – Tớ không đá nữa, xem các cậu làm được gì. Không ai đáp lại, chỉ lặng lẽ dãn ra cho tôi đi. Tôi ngồi khuất một góc xem hiệp hai. Có một tích tắc Vĩnh chậm nhịp, không kịp chuyển cho Chiến làm lỡ cơ hội ghi bàn. Tôi làu bàu: “Giữ bo bo thể làm gì chẳng lỡ.”. Nói xong, bất giác tôi nóng bừng mặt. Lớp tôi càng đá càng hay. Bộ ba Long, Chiến, Mạnh chuyền bóng rất ăn ý. Hậu vệ lớp C không sao chặn nổi đường bóng ấy. Rồi Mạnh ung dung đội đầu, tạt bóng gọn vào lưới. Cả sân vỗ tay vang dội. Bàn thắng đẹp quá! Nếu tôi là một trong ba đứa, bàn thắng có đẹp thế không? Tôi bần thần nghĩ, không biết Vĩnh chạy đến: “Vào đi Việt, Chiến đau chân.”. Tôi ngẩn ra giây lát rồi tức tốc chạy theo Vĩnh, cứ như vừa đón được một đường bóng đồng đội chuyền đến cho tôi. (Theo Lê Khắc Hoan) Tìm các thông tin về câu chuyện theo gợi ý.
Dựa vào dàn ý đã lập trong hoạt động Viết ở Bài 3, viết bài văn theo yêu cầu của đề bài. Lưu ý: – Khi thêm lời kể, tả, thêm lời thoại hoặc thay đổi cách kết thúc của câu chuyện, cần lựa chọn chi tiết sáng tạo hấp dẫn, thú vị và phù hợp với nội dung câu chuyện. – Khi đóng vai kể chuyện, cần chọn cách xưng hô phù hợp và kể, tả sự việc theo đúng cảm xúc của nhân vật mà em đóng vai. Một số đoạn văn tham khảo: – Sáng tạo thêm chi tiết (lời kể, lời tả, hội thoại,...) cho câu chuyện. Cánh đồng hoa Ngồi tựa vào gốc cây, các bạn nhỏ ngước nhìn bầu trời. Trên bầu trời xanh biếc, muôn vàn đám mây như đang đùa giỡn, trông thật vui nhộn. Một cụm mây bỗng tách ra, nhìn giống bông cúc trắng khổng lồ. Rồi một cụm mây nữa, trông giống đoá quỳnh tinh khôi. Những “bông hoa mây” cứ bồng bềnh, bồng bềnh, khiến Mư Hoa phải bật dậy reo lên: “Các cậu có thấy bầu trời như một vườn hoa không – Thay đổi cách kết thúc của câu chuyện. Thanh âm của gió Bố bảo mới nghe chúng tôi kể thôi mà bố đã thích trò chơi ấy rồi. Bố hẹn chúng tôi ngày mai dậy sớm chạy ra bờ suối nghe xem gió nói điều gì. Thế là chúng tôi tưởng tượng ra bao nhiêu tiếng gió mà bố có thể nghe được. Tiếng gió cứ lao xao, lao xao đưa chúng tôi vào giấc ngủ lúc nào không hay. – Đóng vai nhân vật để kể lại câu chuyện. Ông lão đánh cá và con cá vàng Đang bơi lội tung tăng trong làn nước xanh mát, bỗng nhiên tôi bị cuốn phẳng đi. Tôi hốt hoảng nhận ra mình đã mắc vào một tấm lưới và bị nhấc bổng lên khỏi mặt nước. Trước mắt tôi là một ông lão có nét mặt khắc khổ. Ông nhìn tôi với vẻ thất vọng, có lẽ vì trong lưới chỉ có mỗi mình tôi.
Bến sông tuổi thơ Từ khi sinh ra và lớn lên, tôi đã thấy trước nhà có một dòng sông êm đềm lững lờ con nước, có hàng bần xanh soi bóng nghiêng nghiêng... Mỗi chiều, bọn trẻ chúng tôi tụ năm tụ bảy ở bến sông, vui đùa đủ các trò của tuổi con nít. Chúng tôi thường lấy chén muối ớt hoặc chén mắm đồng rồi rủ nhau hái những trái bần để ăn. Hôm nào lỡ tay cho nhiều ớt quá thì cả bọn vừa ăn vừa hít hà vì cay. Những ngày nước ròng nước lớn, con sông mang phù sa bồi đắp cho cây bần ngày một lấn ra sông. Chiều chiều, gió từ phía sông thổi về man mác, những bông hoa bần tim tím nở xoè, từng cánh hoa thi nhau rơi xuống rồi cuốn trôi theo dòng nước. Thỉnh thoảng lại nghe những trái bần chín rớt tỏm xuống sông, âm thanh rất đỗi quen thuộc và gần gũi với bọn trẻ sống ở xứ cù lao này. Trái bần chua cũng là một đặc sản của quê tôi. Vì trái bần mà đem nấu canh chua cá bống sao hay cá bông lau thì khó có món nào ngon hơn được. Cá bông lau là thứ cá ngon quý hiếm, chỉ có theo mùa, còn cá bống sao thì ngược lại, có quanh năm. Khi rảnh rỗi, chúng tôi chỉ cần xuống bãi sông lội một lát là kiếm được cá, lượm vài ba trái bần là nấu được nồi canh chua. Ai đến cù lao quê tôi mà chưa từng thưởng thức món canh này thì cũng xem như chưa đến. Mỗi lần đi đâu xa nhà, tôi lại nhớ bến sông quê có hàng bần nở hoa tím chờ gió thổi qua. Khi đó, tôi tưởng đâu như có hương thơm của những trái bần chín và mùi vị của canh cá bống sao nấu với trái bần chua. Những cây bần con bên sông vẫn cứ tiếp tục mọc lên để duy trì màu xanh bờ bãi cù lao quê hương tôi. (Theo Lê Văn Trường) Từ khi sinh ra, những hình ảnh nào của quê hương đã trở nên thân thuộc với bạn nhỏ?