Danh sách câu hỏi
Có 5,233 câu hỏi trên 105 trang
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Cậu bé chăn cừu
Một ngày nọ, có một cậu bé chăn cừu buồn rầu ngồi trên sườn núi nhìn những con cừu của mình. Để làm vui vẻ cho mình, cậu hít một hơi thật sâu rồi la lên: “Sói! Sói! Có sói đang đuổi bắt cừu!”.
Dân làng chạy ngay lên núi để giúp cậu bé đuổi chó sói. Nhưng khi họ đến đỉnh núi thì không thấy con chó sói nào hết. Cậu bé nhìn những khuôn mặt đang giận dữ của dân làng và cười.
Người dân liền bảo với cậu bé: “Này cậu bé chăn cừu, đừng hô sói khi không có chó sói.”. Rồi họ tức giận bỏ xuống núi.
Hôm sau, cậu bé lại la toáng lên: “Sói! Sói! Có sói đang đuổi bắt cừu!”. Vì sự vui sướng nghịch ngợm của mình, cậu bé lại thấy người dân chạy lên núi để giúp cậu đánh đuổi sói.
Nhưng khi người dân không thấy chó sói đâu, họ liền nghiêm nghị nói với cậu bé: “Hãy dành bài ca ssangs sợ của cậu cho khi nào có việc xấu thực sự! Đừng hô sói khi không có chó sói!”.
Nhưng cậu bé chỉ nhe răng cười, nhìn họ tức giận xuống núi một lần nữa.
Về sau, cậu bé nhìn thấy một con sói thực sự đang rình mò đàn cừu của cậu. Rất hoảng sợ, cậu bé vắt chân lên chạy, dùng hết sức la toáng lên: “Sói! Sói!”.
Nhưng dân làng nghĩ rằng cậu bé lại lừa họ nên không ai chạy lên núi.
Hoàng hôn xuống, mọi người tự hỏi tại sao không thấy cậu bé và đàn cừu trở về. Họ liền leo lên đồi để tìm cậu bé và họ thấy cậu đang vừa khóc vừa nói: “Thực sự đã có một con sói ở đây! Bầy cừu đã chạy tan tác! Cháu đã hô có sói! Tại sao các bác không tới?”.
Khi trở về làng, một cụ già đã khoác tay lên vai cậu bé và an ủi: “Sáng mai, chúng ta sẽ giúp cháu tìm những con cừu bị mất, không ai tin một kẻ nói dối ngay cả khi họ đang nói thật, cháu ạ!”.
(Ê-dốp, in trong Tuyển tập truyện tranh Ê-dốp – Cậu bé chăn cừu. Đặng Ngọc Thanh Thảo – An Bình dịch, NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, 2010)
a. Truyện kể về những nhân vật nào? Ai là nhân vật chính?
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi trắc nghiệm bên dưới:
Đeo nhạc cho mèo
Tự bao giờ đến giờ, mèo cứ xơi chuột mãi, nên chuột mới đẻ ra là đã sợ mèo rồi.
Nhưng, con giun xéo lắm cũng quằn, chuột ta lấy thế làm giận. Một hôm, mới hội cả nhau lại làm một làng chuột để chống mèo. Thôi thì đủ mặt: nào anh Chù, mùi hôi đến nỗi thành câu ca; nào chú Nhắt, có tính nhí nhắt đã nên câu ví; nào lại ông Cống, rung rinh béo tốt, quan trường lại chấm cho ở trên ông Đồ; …
Khi làng dài răng đã tề tựu đông đủ cả rồi, ông Cống mới lên giọng rằng:
- Cái giống quái kia sở dĩ nó chụp được anh em mình chỉ vì trời phú cho nó cái tài rình mò và khéo bắt lén mà thôi. Bây giờ, bà con ta nên mua một cái nhạc buộc vào cổ nó, để khi nào nó đến, nghe tiếng nhạc, ta biết đường chạy trước, thì nó còn làm gì nổi ta nữa.
Cả làng chuột nghe nói, dẩu mõm, quật đuôi, đều lấy làm phục cái câu chí lí của ông Cống và đồng thanh ưng thuận.
Khi nhạc đã kiếm được rồi, hội đồng chuột lại họp. Con nào con nấy lao xao hớn hở, bảo nhau đã sắp tới ngày thoát được cái ách ông Miu ranh mãnh rồi.
Nhưng kịp lúc hội đồng hỏi ai dám đem nhạc đeo vào cổ mèo, thì thấy cả hội đồng im phăng phắc, không một cái tai nào nhích, một cái răng nào nhe cả.
Không biết cử ai nào việc đại sự ấy, bất đắc dĩ làng cắt ông Cống phải đi, vì chính ông Cống đã xướng lên cái thuyết đeo nhạc vậy.
Ấy mới khốn! Nhưng Cống ta trong lòng tuy nao, mà ngoài mặt làm ra bộ bệ vệ kẻ cả, nói rằng:
- Tôi đây, chẳng gì nhờ tổ ấm cũng được vào bậc ông Cống, ông Nghè, ăn trên ngồi trước trong làng, có đâu làng lại cắt tôi đi làm cái việc tầm thường ấy được! Trong làng ta nào có thiếu chi người! Tôi xin cử anh Nhắt, anh ấy nhanh nhảu, chắc làm được việc.
Ấy mới hay! Nhưng Nhắt ta trở mặt láu, cãi lí rằng:
- Làng cắt tôi đi, tôi cũng xin vâng, không dám chối từ. Nhưng tôi, dù bé vậy, mà cũng còn ở chiếu trên, chưa đến nỗi nào. Ông Cống không đi, phải; tôi đây không đi, cũng phải. Để xin cắt anh Chù, anh ấy tuy chậm, nhưng chắc chắn, làng không lo hỏng việc.
Ấy mới không có gì lạ! Chù ta thật thà, không biết cãi sao, ụt ịt nói rằng:
- Tôi là đầy tớ làng, làng sai tôi đi là phải lắm. Nhưng tôi chỉ sợ, nếu tôi đến gần mèo mà mèo thịt tôi đi, thì rồi lấy ai thay tôi mà buộc nhạc được nữa.
Chuột Cống nhanh miệng bảo:
- Mèo nó có vờn là vờn chúng tao, vờn cái anh Nhắt kia, chớ chú mày hôi hám như thế, thì nó bắt mà thèm vào. Thôi cứ nhận đi ngay đi, không được nói lôi thôi gì nữa.
Chuột Chù ì ạch phải nhận, vác nhạc đi tìm mèo thật. Khốn chưa trông thấy mèo, mới nghe thấy tiếng, Chù đã sợ run cả mình, không dám tiến. Nhưng sợ lệ làng, sau đánh bạo, phải lại gần, thì thấy mèo quả nhiên không thèm vờn đến thật. Song mèo cũng nhe nanh, giương vuốt, làm cho Chù cắm đầu, vác cái thân ì ạch chạy không chạy khổ về báo cho làng hay. Cả làng nghe báo cũng sợ, bỏ chạy tán loạn, chẳng ai hỏi đến cái nhạc, nó bon đi đâu, và bon tự bao giờ không biết.
Thành ra từ đó, chuột vốn sợ mèo, vẫn hoàn sợ mèo mãi.
Theo Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc
(In trong sách Ngữ văn 6, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016)
a. Mục đích cuộc họp của cả làng chuột là gì?
Nêu những điểm cần chú ý về cách đọc thơ (bốn chữ, năm chữ), truyện (tiểu thuyết, truyện ngắn, truyện khoa học viễn tưởng) trong sách Ngữ văn 7, tập một theo mẫu sau:
Thể loại
Những điểm cần lưu ý về cách đọc
Thơ bốn chữ, năm chữ
Mẫu:
- Chú ý số tiếng ở mỗi dòng, khổ thơ, cách ngắt nhịp, gieo vần, thanh bằng trắc và biện pháp tu từ có trong bài thơ.
- …
Tiểu thuyết, truyện ngắn
Truyện khoa học viễn tưởng
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Từ ngàn đời nay, vật dân tộc đã trở thành môn thể thao gắn bó sâu sắc với người dân Bắc Giang và trở thành trung tâm chú ý của đông đảo khách thập phương khi đến thăm Bắc Giang. Vì thế, nhiều sới vật, hội vật tại nhiều địa phương của Bắc Giang đã trở nên nổi tiếng và trở thành điểm hẹn của hàng ngàn người hâm mộ trong và ngoài tỉnh. Ở những nơi đó đều có những sới vật chuẩn, hàm chứa tính truyền thống. Đó là sới vật hình tròn được đặt trước sân đình hình vuông, đây không phải là sự sắp đặt ngẫu nhiên mà còn có ý nghĩa sâu sắc. Vuông và tròn theo quan niệm của dân tộc ta là hai hình toàn vẹn và là biểu tượng cho trời đất (trời tròn, đất vuông). Mặt khác, tròn là Mặt Trời, các đô vật thường là nam, biểu hiện cho tính dương. Thông qua đấu vật, người ta mong cho dương vượng để có “mưa thuận, gió hòa, mùa màng tươi tốt, bội thu”. Đồng thời, đấu vật còn là hình thức tôn vinh thần thượng võ ngàn đời của dân tộc. Hòa mình vào những hội vật mùa xuân trên quê hương Bắc Giang mới có thể cảm nhận được cái hay, cái đẹp của vật dân tộc thông qua những thủ tục vô cùng độc đáo, không giống bất cứ môn thể thao nào trên thế gian này.
Nội dung chính của đoạn trích trên là gì?