Danh sách câu hỏi
Có 305,973 câu hỏi trên 6,120 trang
Đọc đoạn thông tin và chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý a, b, c, d sau đây:
“Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là miền có nền nhiệt độ thấp hơn so với hai miền còn lại. Mùa đông lạnh nhất và kéo dài nhất cả nước do ảnh hưởng mạnh của gió mùa Đông Bắc kết hợp với yếu tố địa hình; mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều. Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ so với miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ, nhiệt độ trung bình năm và nhiệt độ trung bình tháng 1 cao hơn, mùa đông đến muộn và kết thúc sớm hơn (riêng vùng núi cao Tây Bắc có khí hậu lạnh, nhiệt độ trung bình năm dưới 15 °C). Chế độ mưa có sự phân mùa rõ rệt. Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có khí hậu của miền mang tính chất cận xích đạo gió mùa, thể hiện ở nền nhiệt độ cao, biên độ nhiệt độ năm nhỏ và khí hậu có hai mùa mưa, khô rõ rệt. Khí hậu có sự tương phản giữa sườn Đông và sườn Tây của dãy Trường Sơn Nam.”
(Nguồn: dẫn theo SGK Địa lí 12 - bộ sách Cánh diều, trang 17 – 19 – 20)
a) So với miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ, miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có mùa đông đến sớm, kết thúc muộn hơn và nhiệt độ xuống thấp hơn.
b) Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có khí hậu mang tính chất cận xích đạo gió mùa, nền nhiệt độ thấp và biên độ năm lớn.
c) Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có hai mùa mưa, khô rõ rệt.
d) Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có mùa đông đến muộn và kết thúc khá sớm do có ảnh hưởng của địa hình núi cao (Hoàng Liên Sơn, Bạch Mã, Hoành Sơn) ngăn cản và làm suy yếu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.
Cho bảng số liệu:
Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm 2022 của Nha Trang
(Đơn vị: 0C)
Tháng
1
2
3
4
5
6
Nha Trang
25,1
25,3
26,8
27,1
28,7
29,4
Tháng
7
8
9
10
11
12
Nha Trang
28,9
28,6
28,4
26,8
26,7
24,8
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2022)
a) Tính nhiệt độ trung bình năm của Nha Trang năm 2021 (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị của °C).
b) Tính biên độ dao động nhiệt của Nha Trang năm 2021.
Dựa vào bảng số liệu, chọn đúng hoặc sai trong mỗi ý a), b), c), d) sau đây:
Dân số và lực lượng lao động ở nước ta giai đoạn 2010 – 2021
Năm
Tiêu chí
2010
2015
2021
Dân số (triệu người)
86,9
92,2
98,5
Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên (triệu người)
50,4
54,3
50,6
(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2016, 2022)
a) Tỉ lệ lao động trong tổng số dân của nước ta luôn chiếm dưới 50 %.
b) Tỉ lệ lao động trong tổng số dân của nước ta giảm liên tục.
c) Giai đoạn 2010 – 2021, lực lượng lao động có tốc độ tăng chậm hơn dân số.
d) Tỉ lệ lao động trong tổng số dân bị ảnh hưởng mạnh bởi cơ cấu tuổi của dân số.
Đọc đoạn thông tin và chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý a), b), c), d) sau đây.
“Giai đoạn 2011 – 2020, ô nhiễm môi trường không khi tiếp tục là một trong những vấn đề nóng và đặt ra nhiều thách thức. Ô nhiễm môi trường không khí chủ yếu là ô nhiễm bụi tại các thành phố, đô thị lớn, các khu vực công nghiệp. [...] Kết quả quan trắc định kì qua các năm cho thấy, chất lượng không khi có sự phân hóa theo vùng, miền và theo quy luật mùa trong năm.”
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể quốc gia thời kì 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tr.338)
a) Ô nhiễm không khí chủ yếu diễn ra tại các vùng nông thôn.
b) Nguyên nhân gây ô nhiễm hoàn toàn do hoạt động nông nghiệp.
c) Ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến đời sống con người.
d) Ô nhiễm không khí không giống nhau giữa các vùng miền.
Cho bảng số liệu:
Lượng mưa trung bình các tháng trong năm 2022 của tuyên quang
(Đơn vị: mm)
Tháng
1
2
3
4
5
6
Tuyên Quang
110,7
241,1
192,0
64,7
541,2
243,8
Tháng
7
8
9
10
11
12
Tuyên Quang
234,3
447,8
301,1
35,4
11,2
12,9
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2022)
a) Tính tổng lương mưa năm của Tuyên Quang năm 2022 (làm tròn đến hàng đơn vị của mm).
b) Có bao nhiêu tháng lượng mưa trên 100mm?
Đọc đoạn thông tin và chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý a, b, c, d sau đây:
“Ảnh hưởng tiêu cực chủ yếu của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đối với đời sống người dân là có nhiều thiên tai như: bão, áp thấp nhiệt đới, mưa lớn, lũ, ngập lụt, đất trượt, nắng nóng, hạn hán,... tác động xấu tới sức khoẻ con người và có thể gây tổn thất lớn về người, tài sản.”
(Nguồn: dẫn theo SGK Địa lí 12 - bộ sách Cánh diều, trang 13)
a) Thiên tai gây nhiều thiệt hại đến đời sống và sản xuất của con người.
b) Nước ta thường xuyên xảy ra thiên tai là do vị trí địa lí, hình dạng lãnh thổ kết hợp với hoạt động của gió mùa, dải hội tụ nhiệt đới và biến đổi khí hậu.
c) Các thiên tai hay xảy ra ở nước ta là: bão, áp thấp nhiệt đới, mưa lớn, lũ, ngập lụt, đất trượt, nắng nóng, hạn hán,...
d) Nước ta không cần chú ý đến các biện pháp để phòng chống và khắc phục hậu quả thiên tai.
Đọc đoạn thông tin và chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý a, b, c, d sau đây:
“Sự phân hoá đa dạng của thiên nhiên có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế – xã hội đất nước: Sự phân hoá của tự nhiên đã tạo cho các vùng, miền của nước ta có thể mạnh khác nhau. Đây là một trong những cơ sở để phân vùng kinh tế; Tạo ra sự phân hoá lãnh thổ sản xuất của các ngành kinh tế mới cùng những sản phẩm đặc trưng; Tạo ra sự phân hoá về phân bố dân cư ở các vùng lãnh thổ. Tuy nhiên, sự phân hoá đa dạng của thiên nhiên sẽ gây khó khăn cho việc sản xuất quy mô lớn ở các vùng. Ngoài ra, mỗi vùng lại có thiên tai khác nhau gây tác hại rất lớn đến việc phát triển các ngành kinh tế và đời sống người dân, đòi hỏi trong phát triển kinh tế – xã hội phải có kế hoạch để khắc phục nhịp điệu mùa của khí hậu và thiên nhiên nước ta.”
(Nguồn: dẫn theo SGK Địa lí 12 - bộ sách Cánh diều, trang 22)
a) Sự phân hóa đa dạng của thiên nhiên cũng tạo ra sự đồng đều trong phân bố dân cư ở các vùng lãnh thổ.
b) Sự phân hóa đa dạng của thiên nhiên đòi hỏi các vùng phải đảm bảo tính liên kết khi tổ chức lãnh thổ sản xuất.
c) Trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội ở mỗi vùng, nhà nước cần chú trọng đến các kế hoạch để khắc phục nhịp điệu mùa của khí hậu và thiên nhiên nước ta.
d) Sự phân hoá đa dạng của thiên nhiên là cơ sở quan trọng để quy hoạch các vùng kinh tế dựa trên thế mạnh tự nhiên của mỗi vùng, là căn cứ để xây dựng các chiến lược và chính sách phát triển kinh tế.
Cho bảng số liệu:
Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi ở nước ta giai đoạn 1999 – 2021 (Đơn vị: %).
Năm
Nhóm tuổi
1999
2009
2019
2021
0 – 14 tuổi
33,1
24,5
24,3
24,1
15 – 64 tuổi
61,1
69,1
68,0
67,6
Từ 65 tuổi trở lên
5,8
6,4
7,7
8,3
(Nguồn: Kết quả toàn bộ Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 1999, 2009, 2019;
Kết quả chủ yếu Điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình năm 2021)
Biết tổng số dân nước ta năm 2021 là 98,5 triệu người:
a) Số dân trong nhóm 0 – 14 tuổi năm 2021 của nước ta là bao nhiêu triệu người? (làm tròn đến chữ số thập phân đầu tiên).
b) Từ năm 1999 đến năm 2021, trong cơ cấu dân số theo nhóm tuổi thì nhóm tuổi nào tăng nhanh nhất?
Cho bảng số liệu sau:
Bảng số liệu: Nhiệt độ không khi trung bình (t) và lượng mưa (p) các tháng tại trạm khí tượng Huế (Thừa Thiên Huế) năm 2020.
Tháng
Tiêu
chí
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
t (°C)
21,7
22
25,7
24,7
29,5
29,9
29,5
28,8
28,6
25
23,7
20
p (mm)
80,3
23,9
47,8
217,4
35,6
14
48,7
153,4
225,1
2634,7
767
564,9
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2020)
a) Tính nhiệt độ trung bình năm tại Thừa Thiên Huế.
b) Tính tổng lượng mưa trong năm tại Thừa Thiên Huế.
Quan sát biểu đồ và chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý a, b, c, d sau đây:
Biểu đồ cơ cấu lao động theo ngành kinh tế ở nước ta giai đoạn 2010 – 2021 (Đơn vị: %)
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2016, 2022)
a) Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế ở nước ta chuyển dịch theo quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
b) Trong giai đoạn 2010 – 2021, lao động trong ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản có tỉ trọng ngày càng giảm.
c) Trong giai đoạn 2010 – 2021, lao động trong ngành dịch vụ có tỉ trọng tăng nhanh nhất.
d) Trong giai đoạn 2010 – 2021, lao động trong ngành công nghiệp, xây dựng luôn chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu lao động theo ngành kinh tế ở nước ta.
Đọc đoạn thông tin và chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý a, b, c, d sau đây:
“Tình trạng suy giảm tài nguyên nước ở Việt Nam là một vấn đề đáng báo động. Nguồn nước mặt (sông hồ) ở nhiều nơi đang bị suy giảm và ô nhiễm. Nguồn nước ngầm ở một số khu vực hạ thấp đáng kể. Ở nhiều khu vực, đặc biệt ở đồng bằng sông Cửu Long, xảy ra tình trạng thiếu nước ngọt cho sinh hoạt và sản xuất vào mùa khô.
Nguyên nhân suy giảm tài nguyên nước là do tác động của biến đổi khí hậu; việc khai thác quá mức nguồn nước; chất thải, nước thải sản xuất và sinh hoạt của con người không được xử lí; lạm dụng phân hoá học trong sản xuất nông nghiệp; tình trạng phá rừng đầu nguồn ảnh hưởng đến việc cung cấp nước cho dòng chảy.”
(Nguồn: dẫn theo SGK Địa lí 12 - bộ sách Kết nối tri thức, trang 30)
a) Nguồn nước bị ô nhiễm nguyên nhân chủ yếu là do tác động của các điều kiện tự nhiên.
b) Nhà nước cần có các chính sách sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên nước, đảm bảo cân bằng nước và phòng chống ô nhiễm nước.
c) Tình trạng bảo vệ rừng đầu nguồn là một trong những nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm tài nguyên nước.
d) Biến đổi khí hậu, nước biển dâng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu nước ngọt cho sinh hoạt và sản xuất vào mùa khô ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Đọc đoạn thông tin và chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý a, b, c, d sau đây:
“Vùng biển Việt Nam có diện tích khoảng 1 triệu km², tiếp giáp với vùng biển của các nước Trung Quốc, Phi-líp-pin, Ma-lai-xi-a, Bru-nây, In-đô-nê-xi-a, Xin-ga-po, Cam-pu-chia và Thái Lan. Vùng biển nước ta bao gồm: nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.”
(Nguồn: dẫn theo SGK Địa lí 12 - bộ sách Kết nối tri thức, trang 7)
a) Vùng biển Việt Nam không tiếp giáp với vùng biển của Mi-an-ma.
b) Vùng biển Việt Nam là vùng biển nhỏ, không tiếp giáp với các quốc gia khác.
c) Nước ta thuận lợi giao lưu với các quốc gia trong khu vực bằng đường biển.
d) Vùng tiếp giáp lãnh hải không phải là bộ phận của vùng biển Việt Nam.
Đọc đoạn thông tin và chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý a, b, c, d sau đây:
“Lao động nước ta cần cù, sáng tạo, có nhiều kinh nghiệm sản xuất trong các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, tiểu thủ công nghiệp,... Chất lượng lao động ngày càng được nâng lên nhờ những thành tựu phát triển kinh tế, y tế, văn hoá, giáo dục – đào tạo. Tuy nhiên, so với yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá, lao động nước ta còn hạn chế về thể lực, trình độ chuyên môn kĩ thuật và tác phong lao động công nghiệp. Chất lượng lao động có sự phân hoá theo vùng. Lao động Việt Nam năng động, dễ dàng tiếp thu khoa học – công nghệ hiện đại trong sản xuất, góp phần nâng cao năng suất lao động và hội nhập với quốc tế.”
(Nguồn: dẫn theo SGK Địa lí 12 - bộ sách Kết nối tri thức, trang 37)
a) Lao động nước ta kinh nghiệm dày dặn trong sản xuất công nghiệp.
b) Một trong những nguyên nhân làm chất lượng lao động ngày càng được nâng lên là nhờ những tiến bộ trong khoa học kĩ thuật.
c) Những hạn chế của chất lượng lao động nước ta là thể lực, trình độ chuyên môn kĩ thuật và tác phong lao động công nghiệp.
d) Trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa, lao động nước ta chưa thể hiện được sự năng động, tiếp thu nhanh các tiến bộ của khoa học – kĩ thuật.
Đọc đoạn thông tin và chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý a, b, c, d sau đây:
“Năm 2021, tổng diện tích đất tự nhiên nước ta là hơn 33,1 triệu ha, trong đó 84,5% là đất nông nghiệp, 11,9% là đất phi nông nghiệp và 3,6% là đất chưa sử dụng. Diện tích đất canh tác ở nước ta đang bị thoái hoá ở nhiều nơi, biểu hiện cụ thể như suy giảm độ phì, xói mòn, khô hạn, kết von, nhiễm mặn, nhiễm phèn, sạt lở và bị ô nhiễm. Nguyên nhân suy giảm tài nguyên đất do tác động của sản xuất và sinh hoạt như: nạn chặt phá rừng, đốt rừng làm nương rẫy, việc lạm dụng hoá chất trong sản xuất nông nghiệp, chất thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt,... làm cho đất bị thoái hoá, ô nhiễm. Thiên tai và biến đổi khí hậu cũng gây suy giảm tài nguyên đất.”
(Nguồn: dẫn theo SGK Địa lí 12 - bộ sách Kết nối tri thức, trang 28)
a) Đất phi nông nghiệp chiếm diện tích lớn nhất trong tổng diện tích đất tự nhiên nước ta (năm 2021).
b) Suy giảm độ phì, xói mòn, khô hạn, kết von, nhiễm mặn, nhiễm phèn, sạt lở,…là nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm tài nguyên đất.
c) Vấn đề sử dụng và khai thác hợp lí tài nguyên đất là vấn đề đáng quan tâm ở nước ta.
d) Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến ô nhiễm và suy thoái nguồn tài nguyên đất là do con người.
Đọc đoạn thông tin và chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý a, b, c, d sau đây:
“Việt Nam nằm ở khu vực Đông Nam Á - nơi có các tuyến đường giao thông quốc tế quan trọng, tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng về văn hóa và là nơi có nền kinh tế phát triển năng động trên thế giới; Lãnh thổ nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến của bán cầu Bắc, nơi thường xuyên chịu ảnh hưởng của gió mùa châu Á và gió Mậu dịch (Tín phong); Gần nơi giao nhau của các vành đai sinh khoáng lớn là Thái Bình Dương và Địa Trung Hải, nằm trên đường di cư của nhiều loài sinh vật từ các khu hệ sinh vật khác nhau; Nằm trong khu vực có nhiều thiên tai trên thế giới như: bão, áp thấp nhiệt đới, mưa lớn, lũ, ngập lụt, nắng nóng, hạn hán,.. và chịu tác động mạnh mẽ của biến đổi khí hậu.”
(Nguồn: dẫn theo SGK Địa lí 12 - bộ sách Cánh diều, trang 4)
a) Vị trí địa lí của nước ta đem lại nhiều thuận lợi cho thiên nhiên nước ta.
b) Với nguồn tài nguyên khoáng sản và tài nguyên sinh vật đa dạng, phong phú cho phép nước ta phát triển đa dạng hàng hóa.
c) Vị trí địa lí của nước ta gây trở ngại cho quá trình giao lưu, hợp tác với các nước trong khu vực và quốc tế.
d) Việt Nam nằm ở khu vực nhận được lượng bức xạ cao, có khí hậu phân hóa theo mùa.