Danh sách câu hỏi
Có 310,244 câu hỏi trên 6,205 trang
Nội dung bài Những con hạc giấy: Câu chuyện kể về cô bé Xa – đa – kô bị nhiễm phóng xạ nguyên tử do chiến tranh Mỹ gây ra, với một niềm tin vào sự sống cô bé đã kiên trì gấp đủ 1000 con hạc giấy nhưng vẫn không qua khỏi, câu chuyện còn là thông điệp nhắn nhủ đến người đọc về niềm khát khao mơ ước hoà bình trên thế giới của trẻ em ở khắp mọi nơi.
Những con hạc giấy
Ngày 16-7-1945, nước Mỹ chế tạo được bom nguyên tử. Hơn nửa tháng sau, chính phủ Mỹ quyết định ném cả hai quả bom mới chế tạo xuống Nhật Bản. 100% Hai quả bom lần lượt ném xuống các thành phố Hi-tô-si-ma và Na-ga-so-ki đã cướp đi mạng sống của hàng trăm nghìn người. Tính đến cuối năm 1945, tổng số người chết vì hai quả bom và bị nhiễm phóng xạ nguyên tử đã lên đến nửa triệu.
Khi Hi-rô-si-ma bị ném bom, cô bé Xa-xa-ki Xa-đa-kô mới hai tuổi đã may mắn thoát nạn. Nhưng em bị nhiễm phóng xạ. Mười năm sau, từ một cô bé khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, sức khoẻ của em bị giảm sút nhanh chóng, phải nằm viện để chữa trị.
Nằm trong bệnh viện nhằm đếm từng ngày còn lại của đời mình, cô bé ngây thơ tin vào một truyền thuyết nói rằng nếu gấp đủ một nghìn con hạc bằng giấy treo quanh phòng, em sẽ khỏi bệnh. Em lặng lẽ nên đau, miệt mài gấp học. Biết chuyện, trẻ em toàn nước Nhật đã tới tấp gửi hàng nghìn con hạc giấy đến cho Xa-đa-kô. Nhưng Xa-đa-kô vẫn không qua khỏi, mặc dù em đã gấp được hơn một nghìn con hạc giấy.
Xúc động trước cái chết của Xa-đa-kô, học sinh thành phố Hi-rô-si-ma đã quyên góp tiền xây một đài tưởng niệm những nạn nhân bị bom nguyên tử sát hại. Năm 1958, Tượng đài Hoà bình cho trẻ em, còn được gọi là tháp Sân-ba-zu-ru ("Ngàn cánh học"). được dựng lên ở Công viên Hòa bình của thành phố. Trên đỉnh đài tưởng niệm cao 9 mét là tượng một bé gái – mô phỏng hình ảnh Xa-đa-kô – gia cao hai tay nâng một con học lớn đang dang cánh bay. Dưới tượng đài khác những lời tha thiết. “Chúng em kêu gọi Chúng em nguyện cầu: Hoà bình cho thế giới".
Theo sách Những mẩu chuyện lịch sử thế giới
Câu chuyện trong bài đọc diễn ra trong hoàn cảnh nào?
Tưởng tượng em được tham gia một trại hè với thiếu nhi các nước, hãy giới thiệu với các bạn về ngày tết Trung thu của thiếu nhi Việt Nam.
Ở Việt Nam, tết Trung thu là một trong những ngày hội vui nhất. Tết Trung thu thường được tổ chức vào đêm 15 tháng Tám âm lịch hằng năm (gọi là Rằm tháng Tám). Vào đêm đó, trăng rất sáng. Người ta bày cổ với bánh và các loại sản vật mùa thu như chuối, bưởi, hồng,... Vào dịp này, ở một số nơi, các bà, các cô còn thi nấu cổ, làm bánh. Đêm Trung thu, trẻ em là những người vui nhất vì các em được rước đèn, thi đèn, được hoà vào các màn múa lân tưng bừng và rất nhiều hoạt động vui chơi thú vị khác.
HƯƠNG THẢO
Dựa vào các thông tin dưới đây, hãy giới thiệu về cuộc thi vẽ tranh "Em yêu Hà Nội – Thành phố vì hoà bình" năm 2023:
Cuộc thi "Em yêu Hà Nội – Thành phố vì hoà bình" năm 2023 đô thu hút sự tham gia của hơn 300 thiếu nhi, trong đó có thiếu nhi các nước Ấn Độ, Ca-dắc-xtan, Hàn Quốc, In-đô-nê-xi-a, Mê-hi-cô, Nam Phi Nga, Nigieria, Phi-lip-pin, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ... đang học tập và sinh sống tại Hà Nội. Đây là cơ hội tốt để thiếu nhi Việt Nam và thiếu nhi các nước giao. lưu, thúc đẩy tình hữu nghị. Trong thời gian 90 phút, các em đã sáng tác hàng trăm bức ảnh mẫu nước, màu sáp, màu bột, sơn dầu,... Kết thúc cuộc thi, đã có 1 giải Nhất, 5 giải Nhì, 10 giải Ba và 40 giải Khuyến khích được trao cho các hoạ sĩ nhỏ tuổi.
Nội dung bài Bài ca Trái Đất: Bài thơ là lời kêu gọi mọi người hãy sống vì hòa bình, đoàn kết chống chiến tranh, bảo vệ cuộc sống bình yên và quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
Bài ca Trái Đất
Trái Đất này là của chúng mình
Quả bóng xanh bay giữa trời xanh
Bồ câu ơi, tiếng chim gù thương mến
Hải âu ơi, cánh chim vờn sóng biển.
Cùng bay nào, cho Trái Đất quay
Cùng bay nào, cho Trái Đất quay
Trái Đất trẻ của bạn trẻ năm châu
Vàng, trắng, đen,.. dù da khác màu
Ta là nụ, là hoa của đất
Gió đẫm hương thơm, nắng tô thắm sắc
Màu hoa nào cũng quý, cũng thơm!
Màu hoa nào cũng quý, cũng thơm!
Khói hình nấm là tai hoạ đấy
Bom H, bom A không phải bạn ta
Tiếng hát vui giữ bình yên Trái Đất
Tiếng cười ran cho Trái Đất không già
Hành tinh này là của chúng ta
Hành tinh này là của chúng ta
ĐỊNH HẢI
Qua những hình ảnh ở khổ thơ 1, em hình dung Trái Đất đẹp như thế nào?
Hạ thuỷ con tàu
Bên bờ sông thoai thoải, một con tàu hai tầng trang bị 50 khẩu đại bác sừng sững trên giá. Mặt Trời đã mọc sau những quả đồi xanh là mẹ ngả màu vàng non, những ngọn tháp cổ kính của thành phố. Bầu trời màu lam tuổi, không gợn một bóng mây. Pi-ốt đệ Nhất từ phía chiếc tàu bước nhanh tới phía bục quan khách. Nhà vua mặc quần chẽn bằng nhung ngắn tôi đầu gối, áo sơ mi vải thô, ống tay xắn lên, mũ hất ra đằng sau. Ngài dùng lại trước viên đô đốc Gô-lô-vin to béo, đầu đội bộ tóc giả to xù:
– Thưa ngài đô đốc, tàu đã sẵn sàng hạ thuỷ. Ngài cho phép rút đòn kể. Mấy quan khách nước ngoài kinh ngạc nhìn Nga hoàng: Không khác gì một người thợ mộc bình thường, nhà vua hấp tấp rời đi, chân giẫm lên đống vỏ bão.
– Chuẩn bị! – Nhà vua thét to ra lệnh cho đám thợ nhốn nháo hai bên sườn tàu – Đứng sát vào đồn kế... Chú ý! Tất cả cũng đập nào, đập!
Người ta nghe thấy tiếng búa nện trên các rằm chống phía trước thân tàu đồ sộ. Tiếng kèn vang lên hồi lâu. Dưới lớp áo sơ mi, xương bả vai của Nga hoàng nhô lên thụt xuống mỗi lần nhà vua nện búa. Các cột buồm lắc lư, thân tàu nhẹ nhàng hạ xuống các để trượt, ngập ngừng một lát rồi trôi tuột trên các đồn kế đặt nghiêng trái đây mỡ. Mọi người kêu lên: "Xuống rồi, xuống rồi...
Tàu trượt mỗi lúc một nhanh hơn về phía sông. Mỡ bốc khỏi dưới các đế trượt. Mũi tàu chạm nước. Con tàu nhào xuống sông, rẽ nước, tung lên hai lần sống. Cờ được kéo lên dọc các cột buồm, bay phấp phới. Súng đại bác nổ ầm ầm.
THEO A-LẾCH -XÂY TÔN- XTÔI
Bài đọc kể chuyện gì? Tìm ý đúng:
a) Chuyện vua Pi-ốt đệ Nhất đến dự lễ hạ thuỷ con tàu.
b) Chuyện vua Pi-ốt đệ Nhất điều khiển con tàu.
d) Chuyện vua Pi-ốt đệ Nhất tham gia đóng con tàu.
d) Chuyện vua Plốt đệ Nhất tham gia hạ thuỷ con tàu.