Danh sách câu hỏi
Có 310,962 câu hỏi trên 6,220 trang
Nhận xét về sắc thái nghĩa của từ ngữ in đậm trong các trường hợp sau:
a. Chẳng phải quan mà chẳng phải dân,
Ngơ ngơ ngẩn ngẩn hóa ra đần.
(Trần Tế Xương, Tự trào I)
b. Ví đây đổi phận làm trai được,
Thì sự anh hùng há bấy nhiên!
(Hồ Xuân Hương, Đề đền Sầm Nghi Đống)
c. Râu hùm, hàm én, mày ngài,
Vai năm tấc rộng, thân mười thước cao.
Đường đường một đấng anh hào,
Còn quyền hơn sức, lược thao gồm tài.
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
d. Nguyên người quanh quất đâu xa,
Họ Kim tên Trọng vốn nhà trâm anh.
Nền phú hậu, bậc tài danh,
Văn chương nết đất, thông minh tính trời
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
đ. Thằng bán tơ kia giở giói ra,
Làm cho bận đến cụ Viên già.
(Nguyễn Khuyến, Kiều bán mình)
Dựa vào đoạn tư liệu dưới đây, em hãy thực hiện yêu cầu.
Một hình ảnh của văn minh khai hoá đập vào mắt những người thời ấy là phong cách đổi mới thấy trên đường phố khu Gin-da (Ginza) ở Tô-ky-ô... Phố Gin-da san sát nhà cửa bằng gạch, ngày thì nam thanh nữ tú trong trang phục Tây phương qua lại, đầy xe kéo và xe song mã, đêm thì đèn bằng khí đốt chiếu sáng...
Thói quen ăn mặc quần áo Tây phương đã bắt đầu từ giới công chức và quân nhân rồi sau mới lan rộng ra tầng lớp thường dân. Năm 1871 (May-gi 4 (Meiji 4)), Chính phủ ban bố lệnh cắt tóc. Số đàn ông cắt chỏm tóc để có cái đầu gọi là dan-gi-ri a-ta-ma (zangiri-atama) (đầu tóc không búi, buông dài không hớt) càng ngày càng tăng và nó trở thành tượng trưng của hình ảnh xã hội buổi đầu thời Duy Tân... Sinh hoạt ẩm thực bắt đầu có sự thay đổi quan trọng. Quan chức lớn trong Chính phủ sáng dậy biết dùng điểm tâm bằng bánh mì cắt lát và uống sữa tươi cũng không phải là ít.
(Lược trích theo Nguyễn Nam Trân, Giáo trình lịch sử Nhật Bản - Quyển Hạ: Từ Minh Trị Duy tân (1868) đến hiện đại, 2013, trang 96 - 97)
Nêu các biểu hiện tiếp nhận văn hoá phương Tây của xã hội Nhật Bản cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX.
Dựa vào đoạn tư liệu dưới đây, em hãy thực hiện yêu cầu.
Tôn Trung Sơn từng đến Hoa Kỳ, học y khoa ở Hồng Công, Quảng Châu, có điều kiện tiếp xúc hệ thống các tư tưởng dân chủ. Năm 1905, Trung Quốc Đồng minh hội, chính đảng của giai cấp tư sản ra đời. Cương lĩnh chính trị dựa trên tư tưởng Tam dân của Tôn Trung Sơn:
- Dân tộc: thống nhất về chính trị và chấm dứt ảnh hưởng của ngoại bang;
- Dân quyền: chuyển đổi dần sang chính phủ dân chủ, với đầy đủ các sự tự do cá nhân và các quyền cho mọi người dân Trung Quốc;
- Dân sinh: cải thiện kinh tế bao gồm công nghiệp hoá và phân bổ đất đai bình đẳng hơn.
Mục tiêu của Hội là: đánh đổ Mãn Thanh, khôi phục Trung Hoa, thành lập Dân quốc, thực hiện bình đẳng ruộng đất.
Nhờ xác định rõ mục tiêu, thu hút đông đảo nhân dân tham gia và có quá trình chuẩn bị mọi mặt cho khởi nghĩa vũ trang, Trung Quốc Đồng minh hội đã lãnh đạo thắng lợi cuộc Cách mạng Tân Hợi.
Nội dung nào trong tư tưởng Tam dân và mục tiêu nào của Trung Quốc Đồng minh hội đáp ứng yêu cầu của tình hình Trung Quốc cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX?