Câu hỏi:
13/07/2024 399Lập dàn ý cho đề bài sau: Trình bày quan niệm của em về câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn”
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
- Mở bài: Dẫn dắt và nêu vấn đề xã hội cần nghị luận, thể hiện quan điểm của em về tính xác đáng của vấn đề.
- Thân bài:
+ Trình bày suy nghĩ của em về quan niệm “Uống nước nhớ nguôồn”. Giải thích các khái niệm: ước, nguồn, uống nước, nhớ nguồn.
+ Dẫn ra và phân tích các biểu hiện của quan niệm này ngày nay, nhất là ở giới trẻ khi được sống trong hoà bình; vào thời buổi kinh tế thị trường.
+ Chứng minh giá trị và ý nghĩa của quan niệm “Uống nước nhớ nguồn” trong các vấn đề của đời sống xã hội cũng như việc giáo dục thế hệ trẻ.
+ Bác bỏ những quan niệm, suy nghĩ chưa đúng về nghĩa cử ghi nhớ công ơn những người đi trước, ghi nhớ cội nguồn của mình,... trong “thế giới phẳng”, khi mà suy nghĩ về cội nguồn, về công ơn của các thế hệ hi sinh thân mình cho độc lập, tự do, cho sự phát triển của đất nước ít được giới trẻ quan tâm.
- Kết bài:
+ Khẳng định lại ý nghĩa và giá trị của quan niệm “Uống nước nhớ nguồn” trong đời sông hiện nay và tương lai.
+ Liên hệ bản thân về những hành động thiết thực để lan toả, khuyến khích những biểu hiện của tư tưởng “Uống nước nhớ nguồn” trong cộng đồng, đặc biệt là trong giới trẻ.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Các phát biểu sau đây là đúng hay sai? Hãy đánh dấu V vào ô phù hợp.
Nội dung phát biểu |
Đúng |
Sai |
(1) Nghị luận xã hội là kiểu bài mà người viết bàn bạc, trình bày quan điểm, trao đổi ý kiến về các vấn đề xã hội nhằm thuyết phục người đọc, người nghe chấp nhận, đồng tình với quan điểm của mình. |
|
|
(2) Một bài văn nghị luận xã hội được tạo nên từ các luận đề, luận điểm, lí lẽ và các bằng chứng tiêu biểu; các yếu tố này lại có mối liên kết chặt chẽ với nhau. |
|
|
(3) Bài nghị luận xã hội bàn về một tư tưởng, đạo lí chỉ cần nêu nhận xét, đánh giá về điểm tích cực, không được nêu điểm hạn chế, hoặc những biểu hiện lạc hậu của tư tưởng, đạo lí đó. |
|
|
(4) Trong quá trình lập luận cần vận dụng các thao tác như giải thích, phân tích, chứng minh, bác bỏ, so sánh,... |
|
|
Câu 2:
Chọn một nội dung hoặc một phần trong dàn ý để viết thành đoạn văn (khoảng 8 - 10 dòng).
Câu 3:
Để viết được bài nghị luận xã hội bàn về một tư tưởng, đạo lí, các em không cần lưu ý điểm nào sau đây?
A. Nên tìm tòi đề tài cho việc viết từ các vấn đề tư tưởng, đạo lí mang tính thời sự và có liên quan đến thế hệ trẻ
B. Vận dụng được kiến thức và những trải nghiệm trong thực tế để bài viết trở nên sâu sắc và có ý nghĩa xã hội hơn
C. Xem kĩ lại câu chữ, trung thành với các bài thơ đã được học
D. Bố cục bài viết theo ba phần; mở bài, thân bài, kết bài; các luận điểm, lí lẽ được triển khai phải gắn bó mật thiết và xuất phát từ luận đề đã nêu
về câu hỏi!